Bước tới nội dung

Trận Antietam

39°28′24″B 77°44′41″T / 39,4732°B 77,7447°T / 39.4732; -77.7447
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận Antietam
Một phần của Mặt trận miền Đông[1] của cuộc Nội chiến Hoa Kỳ

Battle of Antietam, minh họa: Kurz và Allison.
Tư liệu của Thư viện Quốc hội Mỹ.
Thời gian17 tháng 9 năm 1862
Địa điểm
Kết quả Bế tắc chiến thuật, nhưng là chiến thắng Chiến lược của Liên bang miền Bắc[2][3].
Tham chiến
Hoa Kỳ Liên bang miền Bắc Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Liên minh miền Nam
Chỉ huy và lãnh đạo
Hoa Kỳ George B. McClellan
Hoa Kỳ Ambrose Burnside
Hoa Kỳ Joseph Hooker
Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Robert E. Lee
Liên minh miền Nam Hoa Kỳ A.P. Hill
Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Stonewall Jackson
Lực lượng
Nguồn 1: 75.500 binh sĩ "có làm nhiệm vụ", 300 khẩu hỏa pháo[4]
Nguồn 2: 87 nghìn binh sĩ [5]
Nguồn khác: 75 nghìn binh sĩ [1]
Nguồn 1: 38 nghìn binh sĩ "tham chiến"[4]
Nguồn 2: 45 nghìn binh sĩ [5]
Nguồn khác: 33 nghìn binh sĩ [1]
Thương vong và tổn thất
Nguồn 1: 12.401 binh sĩ
(2.108 tử trận,
9.540 bị thương,
753 mất tích/bị bắt làm tù binh)[6]

Nguồn 2: 12.469 người [7]
Nguồn 3: 12.350 người [3]
Nguồn 4: 11.657 thương bong (2.108 tử trận, 9.549 bị thương), 753 mất tích [8]
Nguồn 1: 10.316 binh sĩ
(1.546 tử trận,
7.752 bị thương,
1.018 mất tích/bị bắt làm tù binh)[6]

Nguồn 2: 13.724 binh sĩ [7]
Nguồn 3: 13.700 binh sĩ [3]
Nguồn 4: 11.724 thương vong (2.700 tử trận, 9.024 bị thương), 2 nghìn mất tích [8]

Trận Antietam, còn được gọi là Trận Antietam Creek[9] (dân miền Nam thường gọi là trận Sharpsburg) là một trận đánh quan trọng trong Chiến dịch Maryland thời Nội chiến Hoa Kỳ, nổ ra vào ngày 17 tháng 9 năm 1862 tại con rạch Antietam gần Sharpsburg, Maryland. Đây là trận đánh lớn đầu tiên diễn ra trong lãnh thổ thuộc Liên bang miền Bắc Hoa Kỳ, và còn nổi tiếng vì chỉ trong một ngày, gần 23.000 binh sĩ (trong đó có hơn 1 vạn người ở mỗi bên[10]) đã bị thiệt mạng hay tàn phế.[11] Trận đánh tại Antietam đứng thứ tư trong danh sách 10 trận chiến khốc liệt nhất trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, với mức kinh hoàng vượt hơn cả trận Shiloh trước đó,[12] và cái ngày 17 tháng 9 năm 1862 đó là ngày đẫm máu nhất trong cuộc Nội chiến[13] và trong cả chiều dài quân sử Hoa Kỳ nói riêngBắc Mỹ nói chung cho đến tận ngày nay[3][14] (kinh hoàng hơn cả trận Normandie vào năm 1944 trong Chiến tranh thế giới thứ hai). Như một chiến thắng lớn lao hàng đầu của phe miền Bắc trong giai đoạn ấy (ít nhất cũng là chiến thắng hiếm có của quân miền Bắc trên Mặt trận miền Đông lúc này[15]), trận đánh tàn khốc này đã chấm dứt hoàn toàn cuộc tiến công của quân miền Nam vào Maryland và giúp miền Bắc đẩy lui nguy cơ, khiến Lee thất bại trong việc tìm kiếm sự ủng hộ của các quốc gia châu Âu.[16][17][18] Chiến thắng này cũng tái cơ cấu nỗ lực chiến tranh của miền Bắc.[19] Tầm vóc quan trọng của thắng lợi chiến lược của quân Liên bang trong trận đánh Antietam đối với cả cuộc chiến được thể hiện rõ nếu đặt giả thiết về một thắng lợi của Lee tại trận này[3][20], qua đó chiến thắng này được coi là có ảnh hưởng đến toàn thắng của miền Bắc trong cuộc chiến.[21] Với ý nghĩa trọng đại về cả chính trịquân sự[22], thắng lợi này được xem là một cơ hội khiến cho Tổng thống Abraham Lincoln khẳng định rằng ông không soạn thảo bài Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ như một hành động tuyệt vọng.[10] Ý nghĩa to lớn của thắng lợi trong trận Antietam đẫm máu đối với Liên bang miền Bắc đã khiến trận này được coi là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc phân tranh Nam-Bắc của Hoa Kỳ,[3][12][23] và cũng là một trong những cuộc giao chiến quyết định nhất trong suốt chiều dài lịch sử thế giới.[24] Đối với nhân dân miền Bắc, Lee đã triệt binh khỏi đất Bắc nên trận chiến rõ là một thất bại lớn của quân Liên minh,[7] dù McCellan bị huyền chức không lâu sau chiến công này do không tích cực truy sát khi Lee kéo tàn binh về miền Nam.[19]

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi rượt đuổi Đại tướng miền Nam Robert E. Lee vào Maryland, Thiếu tướng miền Bắc George B. McClellan đem quân ra tấn công các vị trí phòng ngự của đối phương đóng sau rạch Antietam. Sáng sớm ngày 17 tháng 9, Thiếu tướng Joseph Hooker đem quân đoàn của mình đánh mạnh vào sườn bên trái của Đại tướng Lee. Sau nhiều đợt công kích qua lại trên cánh đồng Miller và chiến sự diễn ra quanh nhà thờ Dunker Church, quân miền Bắc đã tấn công vào đường Sunken Road và cuối cùng chọc thủng được khu trung tâm của quân miền Nam, quân miền Nam dưới quyền Tướng Stonewall Jackson phải lui xuống[25] nhưng sau đó quân miền Bắc không tiến thêm được nữa vì bị phản kích dữ dội. Chiều đến, thiếu tướng Ambrose Burnside đem quân đoàn của mình vào trận, đánh chiếm cây cầu đá bắc qua rạch Antietam và tấn công sườn bên phải quân của tướng Lee. Dẫu cho Burnside chọc thủng được quân miền Nam, McCellan vẫn chần chừ không tăng viện.[9] Quân miền Bắc đang chiếm thế thắng thì bất thình lình sư đoàn quân miền Nam của thiếu tướng A.P. Hill từ Harpers Ferry kéo đến trợ chiến phản công đẩy lui Burnside và trận chiến buộc phải kết thúc - hai bên bất phân thắng bại. Đến đêm, cả hai phe cùng củng cố trận tuyến của mình. Dẫu mất biết bao nhiêu chiến sĩ nhưng chẳng bên nào có thể triệt tiêu kẻ địch, tình hình cũng giống như trận Bull Run lần thứ hai lúc trước.[26] Mất đến hơn 1/4 quân lực của mình, Lee như thế là đã bị đánh bật tuyệt đối chẳng thể nào tiến đánh Pennsylvania nữa.[12][27][28] Sau đó, khi quyết định lui quân, bất chấp những thiệt hại nặng nề, Lee vẫn tiếp tục công kích quân của McClellan nhiều đợt trong suốt ngày 18 tháng 9, trên đường chạy về phía nam rạch Antietam.[2]

Tuy lực lượng quân miền Nam chỉ bằng nửa miền Bắc, tướng Lee đã dùng chiến thuật tài tình để huy động được toàn bộ lực lượng của mình và tạo cơ hội cầm cự được với quân địch. Bên phía miền Bắc, tuy tướng McClellan có trong tay lực lượng gấp bội, và quân lực dự bị dồi dào để có thể triển khai nhằm khai thác những thắng lợi cục bộ, nhưng ông lại không tập trung lực lượng kịp thời, chỉ điều động được ba phần tư quân số, để cho tướng Lee có thể đối phó bằng cách luân chuyển lực lượng và di chuyển các trận tuyến bên trong để chống cự được từng đợt tấn công, và cuối cùng không tiêu diệt được Lee. Một phần khiến cho McCellan được thắng lợi ở trận Antietam là nhờ bộ đội miền Bắc đã phát hiện ra một quân lệnh của Lee trước trận chiến,[24] và sau thắng lợi, ông vẫn cứ thận trọng dù có thêm viện binh, khiến tàn quân của Lee triệt thoái an toàn sau thất bại.[5][9] Chiến thắng trong trận Antietam đẫm máu cũng là hệ quả của một cuộc truy kích đúng đắn và sự hồi phục quân lực Liên bang mạnh mẽ trong suốt ba tuần lễ.[26] Cùng với tổn hại rất cao của cả hai phe, những bức ảnh về thây tử sĩ chất đầy nội đã khiến cho rất nhiều Mỹ phải kinh sợ cuộc chiến tranh.[29]

Thiếu tướng McClellan có công lao to lớn chặn đứng được quân miền Nam lên xâm lấn,[20] nhưng ông lại bị bộ chỉ huy trách là đã bỏ mất cơ hội đánh tan quân địch trên đường lui. Sau khi chịu thiệt hại to lớn cùng ấn tượng trước thắng lợi của quân miền Bắc ở trận Antietam,[26] Lee đã đưa đội quân tàn tạ của mình[26] an toàn trở về Virginia mà không bị cản trở, chỉ vì McClellan quá thận trọng, trù trừ không quyết tâm và thiếu tính táo bạo. Đối với ông, một khi ông đã hoàn thiện mục tiêu của trận Antietam, cứu nguy được cho Maryland nói riêng và toàn thể Liên bang miền Bắc nói chung, thì chẳng cần phải làm gì nữa.[26] Tổng thống Abraham Lincoln - người tiếp tục được nỗ lực chiến tranh nhờ có thắng lợi trong trận kịch chiến này[14] - đã phàn nàn: "Nếu tướng McClellan không muốn sử dụng quân đội thì đưa cho tôi mượn xài một thời gian...". Sau đó, dẫu McCellan vẫn luôn cho rằng chiến thắng đẫm máu của ông đã cứu vãn cả Liên bang,[30] tướng Burnside - được coi là vị anh hùng thắng trận Antietam[15] - lên thay McClellan chỉ huy binh đoàn Potomac. Song, mặc dầu trận đánh tại Antietam cho thấy thế thượng phong của Bộ Chỉ huy quân Liên minh, báo chí Liên bang rầm rộ rao tin chiến thắng trong trận đánh tại Antietam gắn liền với McCellan.[5][21][31] Thất bại này của Lee cũng thể hiện sự hao phí binh lực của ông nhằm giữ thế công.[32]

Dù sao đi chăng nữa, đối với Liên bang miền Bắc trận này vẫn là một thành công hiếm hoi[22], hơi bất ngờ[19] và lớn lao về mặt chiến lược, vì nó mang đầy đủ ý nghĩa của một thắng lợi quan trọng và giúp cho đương kim Tổng thống Lincoln có đủ tự tin để công bố Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ,[14] mở rộng vai trò của quân đội miền Bắc[17] và làm nản lòng chính phủ các nước Anh và Pháp lúc đó đang xem xét đến việc công nhận chính phủ của Liên minh miền Nam - một thành quả mà hẳn Lincoln rất ao ước.[14] Một chiến thắng như vậy đã được Lincoln ao ước từ lâu và qua đó thể hiện tầm vóc to lớn của thắng lợi tại Antietam này.[24] Chính từ sau chiến thắng trong trận đánh này, ông được khen ngợi là "Người Giải phóng vĩ đại"[1]. Qua đó, chiến thắng của quân miền Bắc trong trận đánh Antietam là một nhân tố quan trọng cho sự sụp đổ của chế độ nô lệ ở Mỹ,[33] ngoài ra trận chiến cũng rõ ràng là một thắng lợi về mặt tinh thần của quân Liên bang [7] Với chiến thắng tại trận ấy, dẫu là một thắng lợi đắt giá, quân đội Liên bang đã chấm dứt một loạt thắng lợi của quân miền Nam trên Mặt trận miền Đông trong suốt cả giai đoạn đó.[1][34] Dù rằng trận chiến tại Antietam và bài Tuyên ngôn có vẻ nêu lên thế thượng phong vượt trội cho Liên bang miền Bắc (trận đẫm máu này khiến Anh và Pháp nhận thấy sức mạnh của phe Liên bang chiến thắng và cảm thấy phe Liên minh không thể nào cầm cự nổi nữa[1][12][24])[12], nhưng thực tế, chiến thắng mang tính chiến lược này không hề thể hiện ưu thế của Liên bang trước Liên minh miền Nam trong chiến tranh - điều ấy Lincoln hiểu rõ.[16] Sau chiến thắng quan trọng của quân đội Liên bang trong trận đánh ở Antietam, Lee đã hồi phục và đánh tan nát quân Liên bang trong trận Fredericksburg cùng năm đó, và bản thân trận thắng tại Antietam cũng trì hoãn kế hoạch tấn công của người miền Bắc vào thủ đô Richmond của phe miền Nam.[32][35] Mặt khác, chiến thắng tại Antietam có thể còn khiến Lincoln tránh được sự thắng lợi của Đảng Dân chủ trong các cuộc bầu cử năm 1862.[23] Và, thất bại tàn khốc tại Antietam trở nên thời khắc tệ hại nhất của Binh đoàn Bắc Virginia dưới quyền Lee trong giai đoạn đó, mà đại thắng Fredericksburg của quân ông cũng không thể phá vỡ giá trị to lớn của chiến thắng ở Antietam đối với quân Liên bang[35][36], như một chiến thắng ảnh hưởng lớn đến thắng lợi của khối Liên bang trong cuộc chiến, dù người ta vẫn đề cao đại thắng Gettysburg (1863) hơn chiến công đẫm máu này.[21][34] Đến nay, người Mỹ vẫn không quên kỷ niệm chiến thắng đẫm máu của Liên bang trong trận Antietam này.[5]

Bối cảnh và chiến dịch Maryland

[sửa | sửa mã nguồn]
Chiến dịch Maryland, diễn ra từ ngày 3 tháng 9 cho đến ngày 15 tháng 9 năm 1862.
  Liên minh miền Nam
  Liên bang miền Bắc

Đầu năm 1862, trên Mặt trận miền Đông, phe miền Nam thắng thế.[12] Trong khi chiến dịch của quân miền Nam do Thiếu tướng Jackson chỉ huy tại thung lũng Shenandoah làm cho Chính phủ liên bang bị rung động[14], quân miền Bắc do Tướng McCellan chỉ huy đã tiến sát đến thủ đô Richmond của Liên minh miền Nam, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà họ đã bị đẩy lùi, chấm dứt cơ hội kết liễu cuộc chiến.[37] Tại đây, Đại tướng Robert E. Lee của miền Nam đã ra một quyết định táo bạo.[24] Dưới quyền chỉ huy của ông, Binh đoàn Bắc Virginia—với khoảng từ 45 - 55 nghìn binh sĩ thiện chiến[12][38]—tiến vào tiểu bang Maryland trong ngày 3 tháng 9 năm 1862, sau khi đánh thắng quân miền Bắc trong trận Bull Run thứ hai vào ngày 30 tháng 8 năm 1862 (trong trận thắng này ông đã phá tan mối hiểm họa cho Richmond tiềm ẩn trong đội quân miền Bắc ấy và làm tan vỡ kế hoạch Nam chinh ủa McCellan[14][32]). Được khuyến khích bởi chiến thắng này, giới lãnh đạo Liên minh miền Nam dự định tiến công lãnh thổ của Liên bang. Theo ý đồ của họ, Lee sẽ xâm chiếm Maryland cùng lúc với cuộc tấn công vào Kentucky của các đoàn quân của Braxton BraggKirby Smith. Ngoài ra, cuộc xâm lăng vào Maryland cũng cần thiết cho những lý do mang tính lô-gíc, giữa lúc các nông trang tại Bắc Virginia đã bị cắt hết lương thực. Dựa trên những sự kiện như các cuộc náo loạn tại Baltimore vào Mùa Xuân năm 1861 và một sự thật là trong Tổng thống Abraham Lincoln đã phải giả trang khi đi qua thành phố này trong lễ nhậm chức của ông, các lãnh đạo của phe Liên minh tin chắc là nhân dân Maryland sẽ nồng nhiệt đón mừng quân đội Liên minh. Cứ đi đến đầu, binh lính miền Nam đều hát lên câu ca "Mi sẽ không bị làn khói bụi che mờ ! Maryland, Maryland của Ta!"[24], thế nhưng vào Mùa Thu năm 1862, xu hướng thân Liên bang trở nên phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở miền Tây tiểu bang này. Thị dân ở đây không hề bị những câu hát trên cám dỗ[24], mà thường núp trong nhà mình trong khi đoàn quân của Lee hành binh qua các thị trấn Maryland, trong khi họ thường vẫy chào các chiến sĩ Binh đoàn Potomac. Một số nhà chính trị của Liên minh, tỷ dụ như Tổng thống Jefferson Davis, tin rằng một khi họ giành chiến thắng trên đất Bắc thì có khả năng ngoại quốc sẽ thừa nhận họ; một thắng lợi như vậy sẽ mang lại sự công nhận và hỗ trợ về mặt tài chính từ nước AnhPháp, cho dầu chẳng có bằng chứng nào cho thấy là Lee nghĩ rằng miền Nam sẽ phải dựa theo khả năng này mà lập nên các kế hoạch quân sự của mình.[39] Lee còn suy xét rằng cuộc tiến công vào Maryland của ông sẽ khiến cho phe chủ hòa trong cuộc bầu cử sắp tới tại Liên bang miền Bắc thắng thế. Nếu họ thắng cử, họ sẽ buộc chính quyền Lincoln phải chấm dứt cuộc Nội chiến này.[12]

Đối với Lee, một khi Chiến dịch Maryland đạt được thắng lợi - lần đầu tiên quân miền Nam xâm nhập được vào đất Bắc, thì hẳn là các bang miền biên cương (trong đó có Maryland)- vốn hãy còn kịch liệt chống đối Liên minh - sẽ phải ly khai khỏi Liên bang miền Bắc.[24][34] Sau khi quân miền Nam chiến thắng trong trận Bull Run thứ nhất, vị Thiếu tướng miền Bắc là McCellan đã gầy dựng nên Binh đoàn Potomac tinh nhuệ[1] Ông cũng hy vọng gây tình hình bất ổn cho thủ đô Washington, D. C. của khối Liên bang.[12] Nói chung, Chiến dịch này sẽ khiến cho người miền Bắc phải triệt thoái khỏi Virgina để mà lo bảo vệ thủ đô của mình.[14] Trong khi Binh đoàn Potomac (bao gồm 75.500 chiến sĩ) của Thiếu tướng McClellan đang xuất binh đánh chặn Lee (họ tiến vào được Frederick trong ngày 12 tháng 9 năm 1862 và tập kết tại đây[1]), có hai người lính Liên bang (Hạ sĩ Barton W. Mitchell và Trung sĩ Thứ nhất John M. Bloss[40] của lực lượng Bộ Binh Tình nguyện Indiana thứ 27) đã phát hiện ra một phiên bản bị thất lạc của các kế hoạch chiến trận đầy chi tiết của Lee—đó là Quân lệnh Đặc biệt 191—nằm giữa ba cái điếu xì gà.[41] Một viên Sĩ quan miền Nam cẩu thả đã làm rớt cái quân lệnh ấy.[24] Theo quân lệnh này, Tướng Lee đã phân chia quân lực với ông và phân bố các thành phần của quân ông ở Harpers Ferry, Tây Virginia, và Hagerstown, Maryland, và cứ thể đẩy các thành phố này vào tình cảnh bị cô lập và thất bại nếu như McClellan không tới kịp. Sau khi chờ đợi suốt khoảng 18 tiếng đồng hồ, Tướng McCellan mới quyết định nắm lợi thế từ sự phát giác này và tái tổ chức quân lực của ông, như thế là ông đã mất đi cơ hội để dành cho Lee một đòn quyết định.[41] Lại có một thường dân thân Liên minh đã báo cáo cho quân đội Liên minh biết là McCellan đã tìm ra một cái gì đó có thể mang lại lợi thế hoàn toàn cho ông.[1] Quân Liên bang bắt đầu tiến binh vào ngày 14 tháng 9 năm 1862,[1] và sự chậm rãi của McCellan đã tạo điều kiện cho Lee hình thành được hệ thống phòng ngự kiên cố.[12] Trong khi cả hai vị tướng lĩnh đều rất được lòng toàn quân thì McCellan lại c���n trọng, bạc nhược, còn Lee thì quyết đoán và dũng mãnh.[42] Dẫu sao đi chăng nữa, sự phát giác này đã mang lại cho McCellan chiến thắng trong trận Antietam đẫm máu sẽ được kể sau đó.[24]

Có hai trận giao tranh nổi bật trong Chiến dịch Maryland trước khi trận Antietam bùng nổ: Thiếu tướng Thomas J. "Stonewall" Jackson đánh chiếm Harpers Ferry và McClellan tấn công quân miền Nam qua dãy núi Blue Ridge trong trận South Mountain. Trận Harpers Ferry trở nên quan trọng do một phần lớn của binh lực của Lee đến tiếp nhận sự đầu hàng của đồn binh Liên bang, thế nên họ vắng mặt ngay từ đầu trận Antietam; trận South Mountain thì hệ trọng ở chỗ là những đợt phòng ngự dũng mãnh của quân Liên minh ở hay cái đèo tại dãy núi Blue Ridge đã đủ để làm chậm bước tiến công của McCellan, giúp Lee tập kết phần còn lại của quân lực của ông tại Sharpsburg, dẫu quân miền Bắc đã chiến thắng trận đánh này.[1][43] Sự đầu hàng của quân miền Bắc tại Harpers Ferry vào ngày 15 tháng 9 năm 1862 thể hiện đúng đắn dự đoán của Thiếu tướng Jackson.[1] Trong giai đoạn ấy, quân miền Bắc cũng đánh bại được quân miền Nam trong trận Crampton's Gap.[44]

Lực lượng hai bên

[sửa | sửa mã nguồn]

Miền Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Miền Bắc

[sửa | sửa mã nguồn]

Trận chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến sự buổi sáng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến sự buổi trưa

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến sự buổi chiều

[sửa | sửa mã nguồn]

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]
Thây tử sĩ Liên minh được thu gom để chuẩn bị chôn cất sau trận chiến.[45] Ảnh chụp của Alexander Gardner

Trận đánh kết thúc vào 5:30 chiều ngày hôm ấy. Chỉ trong một ngày như cả hai đoàn quân đều phải chịu tổn thất nặng nề. Quân đội Liên bang phải hứng chịu tổn thất 12.401 chiến sĩ, trong đó có 2.108 liệt sĩ. Quân đội Liên minh chịu mất mát 10.318 binh sĩ, trong số đó có 1.546 tử sĩ. Những con số ấy chiếm 25% quân lực Liên bang và 31% quân lực Liên minh.[6] Ngày 17 tháng 9 năm 1862 ghi dấu nhiều người Mỹ chết hơn bất cứ một cái ngày nào khác trong lịch sử quân sự của đất nước.[46] Toàn bộ tổn hại của Quân đội Hoa Kỳ trong cuộc Chiến tranh Hoa Kỳ-México (1846 - 1848), nói thực ra, hãy còn thua kém trận chiến ác liệt tại Antiem này.[29] Trước trận này, trên Mặt trận miền Tây, quân đội miền Bắc dưới quyền Tướng Ulysses S. Grant đã đánh thắng quân miền Nam trong trận Shiloh đẫm máu, thế nhưng trận Antietam còn tàn khốc hơn cả trận đánh ở Shiloh.[12] Trận đánh này đã làm mất đi sinh mạng của nhiều vị tướng lĩnh, trong đó có Thiếu tướng Joseph K. MansfieldIsrael B. Richardson, cùng với Chuẩn tướng Isaac P. Rodman của Liên bang miền Bắc (đều bị trọng thương), cũng như các Chuẩn tướng Lawrence O. BranchWilliam E. Starke của Liên minh miền Nam (đều trận vong).[47]

Cả hai đoàn quân đều làm chủ trận địa.[29] Vào buổi sáng ngày 18 tháng 9 năm 1862, quân đội của Lee chuẩn bị chiến đấu chống một cuộc công kích của quân Liên bang, mà không bao giờ diễn ra. Sau khi hai bên thỏa thuận với nhau về việc hồi phục và trao đổi các thương binh của mình, đoàn quân của Lee bắt đầu triệt binh qua sông Potomac và đêm hôm đó họ về đến Virginia.[48]

Đối với Binh đoàn Bắc Virginia tinh nhuệ của Lee trong giai đoạn ấy, nếu trận Bull Run lần thứ hai là giây phút tuyệt vời nhất của họ, thì trận đánh khốc liệt ở Antietam là thời khắc tồi tệ nhất của họ.[36] Chiến bại tại Antietam được xem là thất bại đầu tiên của Lee.[49], nhiều nhà sử học và người đương thời đã chỉ trích McCellan rất nặng nề vì ông đã không biết phát huy thắng lợi của mình.[29] Bản thân Tổng thống Lincoln cũng tỏ ra thất vọng với McClellan trong trận này. Ông tin rằng những hành động quá thận trọng và hợp đồng kém cỏi của McClellan trên chiến địa đã khiến trận đánh trở nên bế tắc, hơn là một chiến bại thảm hại của phe Liên minh. Nhà sử học Stephen Sears đồng tình.[50]

Trong cuộc chiến đấu chống những kẻ kình địch để cứu nguy nền Cộng hòa, Tướng McClellan chỉ mang có 5 vạn quân Bộ binhPháo binh vào cuộc giao tranh. Một phần ba quân đội của ông không hề bắn một phát đạn nào. Ngay cả khi vậy, các chiến sĩ của ông liên tiếp đẩy Binh đoàn Bắc Virginia đến bờ vựa thảm họa, những chiến tích can trường đã hoàn toàn mất đi với một vị chỉ huy chỉ nghĩ được có chút xíu ngoài việc ngăn ngừa thất bại của chính ông.

— Stephen W. Sears, Landscape Turned Red

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l Rodney P. Carlisle, J. Geoffrey Golson, A house divided during the Civil War era, các trang 60-66.
  2. ^ a b NPS Lưu trữ 2014-10-11 tại Wayback Machine; xem thêm phần Kết quả để biết về "thắng lợi chiến lược".
  3. ^ a b c d e f John Martin Carroll, Colin F. Baxter, The American Military Tradition: From Colonial Times to the Present, trang 91
  4. ^ a b Eicher, trg 363. Sears, trg 173, dẫn rằng có 75.000 quân miền Bắc, với lực lượng hiện có là 71.500 binh sĩ, 300 khẩu đại bác; trong trang 296, ông tính rằng số thương vong 12.401 binh sĩ của miền Bắc chiếm 25% quân số tham chiến và rằng McClellan điều động được "chỉ 5 vạn quân bộ binh và pháo thủ vào trận"; trang 389, ông chỉ ra rằng lực lượng hữu hiệu của miền Nam "chỉ hơn 38.000", tính cả sư đoàn của A.P. Hill đến vào buổi chiều. Priest, trang 343, dẫn rằng trong số 87.164 quân hiện có của Binh đoàn Potomac, có 53.632 tham chiến, và con số tham chiến của Binh đoàn Bắc Virginia là 30.646. Luvaas và Nelson, trang 302, ghi nhận có 87.100 quân miền Bắc tham chiến, còn miền Nam là 51.800. Harsh, trong cuốn Sounding the Shallows, trg 201-02, có phân tích các ghi chép số liệu, và chỉ ra rằng Ezra A. Carman (một sử gia chiến trường có ảnh hưởng đến một số nguồn trên) đã sử dụng con số "tham chiến"; 38.000 ở đây là không tính các lữ đoàn của Pender và Field, khoảng một nửa pháo binh và các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ các mục tiêu phía sau trận tuyến.
  5. ^ a b c d e Daniel Rosen, Battles of the Civil War: Antietam, các trang 22-23.
  6. ^ a b c Sears, trg 294-96; Cannan, trg 201. Thiệt hại của miền Nam là ước lượng vì trong số liệu báo cáo có thương vong không phân biệt ở các trận South MountainShepherdstown; Sears nhận xét rằng "không nghi ngờ gì rằng khá nhiều trong số 1.771 binh sĩ được liệt kê là mất tích trên thực tế đã chết, và được chôn cất không được tính đến trong những ngôi mộ không đánh dấu tại nơi họ ngã xuống." McPherson, trg 129, đã đưa khoảng thiệt hại của miền Nam: 1.546–2.700 tử trận, 7.752–9.024 bị thương. Ông chỉ ra rằng hơn 2.000 người bị thương của cả hai bên đã chết vì vết thương. Priest, trg 343, ghi nhận miền Bắc có thương vong 12.882 người (2.157 tử trận, 9.716 bị thương, 1.009 mất tích hay bị bắt làm tù binh) còn miền Nam mất 11.530 người (1.754 tử trận, 8.649 bị thương, 1.127 mất tích hay bị bắt). Luvaas và Nelson, trg 302, dẫn ra thiệt hại của miền Bắc là 12.469 (2.010 chết, 9.416 bị thương, 1.043 mất tích hay bị bắt làm tù binh) và của miền Nam là 10.292 (1.567 tử trận, 8.725 bị bắt làm tù binh trong các ngày 14–20 tháng 9, cộng với xấp xỉ 2.000 mất tích hay bị bắt làm tù binh).
  7. ^ a b c d J. Edward Lee, Ron Chepesiuk, Edward J. Lee, South Carolina in the Civil War: The Confederate Experience in Letters and Diaries, trang 166
  8. ^ a b James A. Rawley, Turning Points of the Civil War, các trang 147-148.
  9. ^ a b c Roger Parkinson, The encyclopedia of modern war, trang 30
  10. ^ a b E.Thotex, Lord Emsworth, Karl Wick, et al., US History, trang 61. Lex Renda, Running on the record: Civil War-era politics in New Hampshire, trang 111.
  11. ^ McPherson, trg 3.
  12. ^ a b c d e f g h i j k John C. McManus, U.S. Military History for Dummies, các trang 147-148.
  13. ^ John Cannan, The Antietam Campaign: August-september 1862, trang 226
  14. ^ a b c d e f g Derek Hayes, Historical atlas of the United States, with original maps, trang 186
  15. ^ a b Paul Finkelman, Encyclopedia of African American history, 1619-1895: from the colonial period to the age of Frederick Douglass, Tập 2, trang 288
  16. ^ a b Dan Reiter, How Wars End, các trang 146-147.
  17. ^ a b George D. Bennett, The United States Army: issues, background and bibliography, trang 9
  18. ^ Susan Sloate, Clara Barton: Founder of the American Red Cross, trang 63
  19. ^ a b c William C. Davis, James I. Robertson, Virginia Center for Civil War, VIrginia at war, 1862
  20. ^ a b Bob Navarro, The Country in Conflict, trang 274
  21. ^ a b c Mark M. Smith, Writing the American Past: US History to 1877, trang 155
  22. ^ a b Thomas Keneally, Abraham Lincoln, các trang 194-196.
  23. ^ a b John Spiller, The United States, 1763-2001, trang 74
  24. ^ a b c d e f g h i j David M. Kennedy, Lizabeth Cohen, Thomas A. Bailey, The American Pageant, Volume I: A History of the American People: To 1877, Tập 1, trang 487
  25. ^ Bob Navarro, The Country in Conflict, trang 328
  26. ^ a b c d e Mark Grimsley, And Keep Moving On: The Virginia Campaign, May-June 1864, trang 258
  27. ^ Mark Grimsley, And Keep Moving On: The Virginia Campaign, May-June 1864, trang 261
  28. ^ Roger Parkinson, The encyclopedia of modern war, trang 192
  29. ^ a b c d Norman S. Stevens, Antietam 1862: The Civil War's Bloodiest Day, các trang 85-86.
  30. ^ Mark Grimsley, And Keep Moving On: The Virginia Campaign, May-June 1864, trang XIII
  31. ^ Roger Parkinson, The encyclopedia of modern war, trang 22
  32. ^ a b c Charles Pierce Roland, John David Smith, History teaches us to hope: reflections on the Civil War and southern history, trang 226
  33. ^ Paul Finkelman, Encyclopedia of African American history, 1619-1895: from the colonial period to the age of Frederick Douglass, Tập 2, trang 469
  34. ^ a b c John M. Dunn, Union Soldiers, trang 18
  35. ^ a b Agostino Von Hassell, Ed Breslin, Sherman: The Ruthless Victor
  36. ^ a b Mark Grimsley, And Keep Moving On: The Virginia Campaign, May-June 1864, trang 292
  37. ^ Rodney P. Carlisle, J. Geoffrey Golson, A house divided during the Civil War era, các trang 71-78.
  38. ^ McPherson, p. 100; Eicher, p. 337; Sears, p. 69 "perhaps 50,000".
  39. ^ Sears, pp. 65-66; McPherson, pp. 88-95.
  40. ^ Sears, p. 112; McPherson, p. 108.
  41. ^ a b McPherson, p. 109.
  42. ^ Daniel Rosen, Battles of the Civil War: Antietam, các trang 9-11.
  43. ^ McPherson, pp. 110-12.
  44. ^ Norman S. Stevens, Antietam 1862: The Civil War's Bloodiest Day, trang 41
  45. ^ Site identified by Frassanito, pp. 105-108.
  46. ^ Antietam is sometimes cited as the bloodiest day in all of American history, but the deaths from the Galveston Hurricane of 1900 are significantly higher. The bloodiest battle in American history was Gettysburg, but its more than 46,000 casualties occurred over three days. Antietam ranks fifth in terms of total casualties in the Civil War, falling behind Chickamauga, Chancellorsville, and Spotsylvania Court House.
  47. ^ Sears, pp. 206, 254, 287, 290, 194.
  48. ^ Sears, pp. 297, 306-07.
  49. ^ William C. Davis, Joseph G. Rosa, The West: from Lewis and Clark to Wounded Knee Song, trang 64
  50. ^ Sears, p. 296.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Armstrong, Marion V. Disaster in the West Woods: General Edwin V. Sumner and the II Corps at Antietam. Sharpsburg, MD: Western Maryland Interpretive Association, 2002.
  • Bailey, Ronald H., and the Editors of Time-Life Books. The Bloodiest Day: The Battle of Antietam. Alexandria, VA: Time-Life Books, 1984. ISBN 0-8094-4740-1.
  • Cannan, John. The Antietam Campaign: August–September 1862. Mechanicsburg, PA: Stackpole, 1994. ISBN 0-93828-991-8.
  • Dawes, Rufus R. A Full Blown Yankee of the Iron Brigade: Service with the Sixth Wisconsin Volunteers. Lincoln: University of Nebraska Press, 1999. ISBN 0-8032-6618-9. First published 1890 by E. R. Alderman and Sons.
  • Douglas, Henry Kyd. I Rode with Stonewall: The War Experiences of the Youngest Member of Jackson's Staff. Chapel Hill: University of North Carolina Press, 1940. ISBN 0-8078-0337-5.
  • Eicher, David J. The Longest Night: A Military History of the Civil War. New York: Simon & Schuster, 2001. ISBN 0-684-84944-5.
  • Thomas Keneally, Abraham Lincoln, Thorndike Press, 2003. ISBN 0786250836.
  • Esposito, Vincent J. West Point Atlas of American Wars. New York: Frederick A. Praeger, 1959. OCLC 5890637. The collection of maps (without explanatory text) is available online at the West Point website Lưu trữ 2012-08-29 tại Archive.today.
  • Frassanito, William A. Antietam: The Photographic Legacy of America's Bloodiest Day. Gettysburg, PA: Thomas Publications, 1978. ISBN 1-57747-005-2.
  • Harsh, Joseph L. Sounding the Shallows: A Confederate Companion for the Maryland Campaign of 1862. Kent, OH: Kent State University Press, 2000. ISBN 0-87338-641-8.
  • Harsh, Joseph L. Taken at the Flood: Robert E. Lee and Confederate Strategy in the Maryland Campaign of 1862. Kent, OH: Kent State University Press, 1999. ISBN 0-87338-631-0.
  • Jamieson, Perry D. Death in September: The Antietam Campaign. Abilene, TX: McWhiney Foundation Press, 1999. ISBN 1-893114-07-4.
  • Kalasky, Robert. "Union dead...Confederate Dead'." Military Images Magazine. Volume XX, Number 6, May–June 1999.
  • Kennedy, Frances H., ed. The Civil War Battlefield Guide. 2nd ed. Boston: Houghton Mifflin Co., 1998. ISBN 0-395-74012-6.
  • Luvaas, Jay, and Harold W. Nelson, eds. Guide to the Battle of Antietam. Lawrence: University Press of Kansas, 1987. ISBN 0-7006-0784-6.
  • McPherson, James M. Crossroads of Freedom: Antietam, The Battle That Changed the Course of the Civil War. New York: Oxford University Press, 2002. ISBN 0-19-513521-0.
  • Priest, John Michael. Antietam: The Soldiers' Battle. New York: Oxford University Press, 1989. ISBN 0-19-508466-7.
  • Sears, Stephen W. Landscape Turned Red: The Battle of Antietam. Boston: Houghton Mifflin, 1983. ISBN 0-89919-172-X.
  • Tucker, Phillip Thomas. Burnside's Bridge: The Climactic Struggle of the 2nd and 20th Georgia at Antietam Creek. Mechanicsburg, PA: Stackpole Books, 2000. ISBN 0-8117-0199-9.
  • Welcher, Frank J. The Union Army, 1861–1865 Organization and Operations. Vol. 1, The Eastern Theater. Bloomington: Indiana University Press, 1989. ISBN 0-253-36453-1.
  • Norman S. Stevens, Antietam 1862: The Civil War's Bloodiest Day[liên kết hỏng], Osprey Publishing, 26-05-1994. ISBN 1855323702.
  • Wolff, Robert S. "The Antietam Campaign." In Encyclopedia of the American Civil War: A Political, Social, and Military History, edited by David S. Heidler and Jeanne T. Heidler. New York: W. W. Norton & Company, 2000. ISBN 0-393-04758-X.
  • National Park Service battle description Lưu trữ 2014-10-11 tại Wayback Machine

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]