Bước tới nội dung

Trận Bull Run thứ nhất

38°48′53″B 77°31′22″T / 38,8147°B 77,5227°T / 38.8147; -77.5227
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận Bull Run thứ nhất
(Trận Manassas thứ nhất)
Một phần của Nội chiến Hoa Kỳ

Cây cầu bị phá hủy trên rạch Cub Run tại Centreville, Virginia.
Thời gian21 tháng 7 năm 1861
Địa điểm
Kết quả Liên minh miền Nam chiến thắng
Tham chiến
Hoa Kỳ Liên bang miền Bắc Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Liên minh miền Nam
Chỉ huy và lãnh đạo
Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Irvin McDowell Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Joseph E. Johnston
Liên minh miền Nam Hoa Kỳ P.G.T. Beauregard
Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Thomas J. Jackson
Lực lượng
28.000–35.000
(18.000 tham chiến)[1]
32–34.000
(18.000 tham chiến)[1]
Thương vong và tổn thất
2.896
(460 chết,
 1.124 bị thương,
 1.312 bị bắt/mất tích)[2]
1.982
(387 chết,
 1.582 bị thương,
 13 mất tích)[2]

Trận Bull Run thứ nhất, hay còn được phe Liên minh miền Nam gọi là Trận Manassas thứ nhất, là trận đánh lớn trên bộ đầu tiên của cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, diễn ra ngày 21 tháng 7 năm 1861 tại quận Prince William, Virginia gần thành phố Manassas, Virginia.

Chỉ vài tháng sau khi chiến tranh bùng nổ tại đồn Sumter, công chúng miền Bắc đã hô hào một cuộc tiến công vào thủ đô Richmond của Liên minh miền Nam, nhằm sớm kết thúc chiến tranh. Trước sức ép chính trị này, đội quân miền Bắc chưa quen chiến trận của chuẩn tướng Irvin McDowell đã kéo qua sông Bull Run và đụng phải đội quân cũng chưa quen chiến trận của miền Nam do chuẩn tướng P.G.T. Beauregard chỉ huy ở gần ga đầu mối Manassas. Kế hoạch đầy tham vọng của McDowell nhằm tấn công bất ngờ vào cánh trái quân miền Nam đã không được tiến hành suôn sẻ do các sĩ quan và binh lính của ông ta đều thiếu kinh nghiệm chiến đấu, nhưng bản thân quân miền Nam, vốn cũng đã lên kế hoạch tiến đánh sườn trái quân miền Bắc, đã bị mất lợi thế ban đầu. Một lữ đoàn người Virginia của miền Nam dưới quyền chỉ huy của viên đại tá còn tương đối vô danh đến từ Học viện Quân sự Virginia, Thomas J. Jackson, đã kiên cường giữ vững trận địa của mình và Jackson nhận được biệt hiệu nổi tiếng "Stonewall" (bức tường đá).

Sau một vài thắng lợi của miền Bắc, quân tiếp viện miền Nam từ thung lũng Shenandoah do chuẩn tướng Joseph E. Johnston chỉ huy đã tới kịp bằng xe lửa và tình thế trận đánh bắt đầu đảo ngược. Quân miền Nam mở một cuộc phản công mãnh liệt, và khi bắt đầu bị đẩy lùi trước áp lực thì nhiều lính miền Bắc đâm ra hoảng loạn và biến cuộc rút lui thành một cuộc tháo chạy tan tác, theo hướng Washington, D.C.

Sau trận này, cả hai bên đều được thức tỉnh bởi sự ác liệt và thương vong của trận đánh, họ đã nhận ra rằng cuộc chiến có thể sẽ lâu dài và đẫm máu hơn hẳn những mong đợi lúc đầu của mình (tỷ như miền Bắc không còn coi cuộc chiến chỉ là một "hành động" của cảnh sát nữa[3]). Thất bại toàn diện này được xem là thảm kịch đầu tiên của phe miền Bắc trong cuộc chiến, thể hiện khả năng phòng vệ của quân đội miền Nam[4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Số liệu về lực lượng rất đa dạng tùy theo nguồn. Eicher, trg 87-88: 35.000 quân miền Bắc, 32.000 quân miền Nam; Esposito, trg 19: 35.000 quân miền Bắc, 29.000 quân miền Nam; Ballard Lưu trữ 2009-01-01 tại Wayback Machine: 35.000 quân miền Bắc(18.000 tham chiến), 34.000 quân miền Nam (18.000 tham chiến); Salmon, trg 20: 28.450 quân miền Bắc, 32.230 quân miền Nam; Kennedy, trg 14: 35.000 quân miền Bắc, 33.000 quân miền Nam; Livermore, trg 77: 28.452 quân miền Bắc "đủ sức khỏe", 32.323 quân miền Nam tham chiến. Tạp chí The Century Magazine, dẫn nguồn từ các trang web: [1] của sĩ quan phụ tá James B. Fry là miền Bắc có 18.572 quân (bao gồm cả những người tụt lại phái sau) và 24 khẩu đại bác tham chiến, và [2] của sĩ quan phụ tá Thomas Jordan là miền Nam có 18.052 lính và 37 khẩu đại bác tham chiến.
  2. ^ a b Eicher, trg 99.
  3. ^ William Farina, Ulysses S. Grant, 1861-1864: his rise from obscurity to military greatness, trang 40
  4. ^ William Farina, Ulysses S. Grant, 1861-1864: his rise from obscurity to military greatness, trang 33

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Davis, William C. Battle at Bull Run: A History of the First Major Campaign of the Civil War. Baton Rouge: Louisiana State University Press, 1977. ISBN 0-8071-0867-7.
  • Goldfield, David, et al. The American Journey: A History of the United States. 2nd ed. New York: Prentice Hall, 1999. ISBN 0-13-088243-7.
  • Gottfried, Bradley M. The Maps of First Bull Run: An atlas of the First Bull Run (Manassas) Campaign, including the Battle of Ball's Bluff, June–October 1861. El Dorado Hills, CA: Savas Beatie, 2009. ISBN 978-1-932714-60-9.
  • Hankinson, Alan. First Bull Run 1861: The South's First Victory. Osprey Campaign Series #10. London: Osprey Publishing, 1991. ISBN 1-85532-133-5.
  • Hennessy, John, Ethan Rafuse, and Harry Smeltzer. "Historians' Forum: The First Battle of Bull Run." Civil War History 57#2 (June 2011): 106–120.
  • Longstreet, James. From Manassas to Appomattox: Memoirs of the Civil War in America. New York: Da Capo Press, 1992. ISBN 0-306-80464-6. First published in 1896 by J. B. Lippincott and Co.
  • Rable, George. "The Battlefield and Beyond." Civil War History 53#3 (September 2007): 244–51.
  • William Farina, Ulysses S. Grant, 1861-1864: his rise from obscurity to military greatness, McFarland, 26-04-2007. ISBN 0786429771.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]