Tiếng Munda
Tiếng Munda | |
---|---|
ମୁଣ୍ଡା, মুন্ডা, मुंडारि | |
Sử dụng tại | Ấn Độ, Bangladesh, Nepal |
Tổng số người nói | 1.128.228 (2011)[1] |
Dân tộc | Người Munda |
Phân loại | Nam Á |
Phương ngữ | Bhumij
|
Hệ chữ viết | Mundari Bani, chữ Odia, Devanagari, chữ Bengal–Assam, chữ Latinh |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | unx – Kili (gọi là "Munda" trong thống kê) |
Glottolog | mund1320 [2] |
Tiếng Munda (Muɳɖa) hay tiếng Mundari (Munɖari) là một ngôn ngữ Munda trong ngữ hệ Nam Á, là bản ngữ của người Munda ở những bang Jharkhand, Odisha, Tây Bengal miền đông Ấn Độ. Nó có quan hệ gần với tiếng Santal. Rohidas Singh Nag là người sáng tạo nên Mundari Bani, một hệ chữ dùng để viết tiếng Munda.[3][4] Ngoài ra, tiếng Munda còn được viết bằng Devanagari, chữ Odia, chữ Bengal, và chữ Latinh.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Theo nhà ngôn ngữ học Paul Sidwell (2018), nhóm ngôn ngữ Munda đến miền duyên hải Odisha từ Đông Nam Á lục địa khoảng 4000–3500 năm trước, sau khi người Ấn-Arya đã đến Odisha.[5]
Phân bố
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Munda hiện diện ở huyện Ranchi, Khunti, Seraikela Kharsawan, Tây Singhbhum, Đông Singhbhum của Jharkhand, cũng như ở Mayurbhanj, Kendujhar, Baleshwar, Sundargarh của Odisha.[6]
Phương ngữ
[sửa | sửa mã nguồn]Toshiki Osada (2008:99), theo Encyclopaedia Mundarica (quyển 1, trang 6), liệt kê các phương ngữ tiếng Munda sau, hầu hết nói ở bang Jharkhand.
- Hasada ([hasa-daʔ]): phía đông tuyến đường Ranchi-Chaibasa
- Naguri ([naguri]): phía tây tuyến Ranchi-Chaibasa
- Tamaria ([tamaɽ-ia]) hay Latar: vùng Panchpargana (Bundu, Tamar, Silli, Baranda, and Rahe)
- Kera ([keraʔ])
Bhumij, được nhiều nguồn liệt kê là ngôn ngữ riêng rẽ, trên thực tế có thể là một tiểu phương ngôn của phương ngữ Latar (Tamaria). Nó được nói ở Jharkhand và ở huyện Mayurbhanj, Odisha (Anderson 2008:196). Có khoảng 50,000 người nói tiếng Bhumij.[7]
Âm vị học
[sửa | sửa mã nguồn]Hệ thống âm vị tiếng Munda tương tự những ngôn ngữ Nam Á lân cận nhưng có phần khác biệt với các ngôn ngữ Ấn-Arya hay Dravida. Ảnh hưởng ngoại lai rõ ràng nhất có lẽ là ở hệ thống nguyên âm. Trong khi ngôn ngữ Môn-Khmer ở Đông Nam Á giàu về hệ thống nguyên âm, tiếng Munda chỉ có năm nguyên âm. Hệ thống nguyên âm tiếng Munda tương tự đa phần ngôn ngữ Nam Á khác, điểm khác biệt rõ rệt nhất là loạt phụ âm quặt lưỡi (xuất hiện chủ yếu trong từ mượn). (Osada 2008)
Nguyên âm
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Munda có hệ thống 5 âm vị nguyên âm. Tất cả nguyên âm có dạng ngắn-dài lẫn dạng mũi hoá, nhưng tất cả là tha âm, không mang tính âm vị. Nguyên âm trong từ đơn âm tiết mở dài hơn hẳn so với âm tiết đóng. Nguyên âm đứng sau âm mũi, /ɟ/, /ɳ/ đều mũi hoá. Nguyên âm đứng trước /ɳ/ cũng mũi hoá.
Trước | Giữa | Sau | |
---|---|---|---|
Đóng | i | u | |
Giữa | e | o | |
Mở | a |
Phụ âm
[sửa | sửa mã nguồn]Hệ thống phụ âm tiếng Munda bao gồm 23 âm vị cơ bản. Trong phương ngữ Naguri và Kera, các âm tắc bật hơi là âm vị (trong bản dưới đặt trong dấu ngoặc đơn).
Môi | Răng | Quặt lưỡi | Vòm | Ngạc mềm | Thanh hầu | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Tắc | vô thanh | p | t̪ | ʈ | t͡ɕ | k | ʔ |
bật hơi | (pʰ) | (t̪ʰ) | (ʈʰ) | (t͡ɕʰ) | (kʰ) | ||
hữu thanh | b | d̪ | ɖ | d͡ʑ | g | ||
Xát | s̪ | h | |||||
Mũi | m | n̪ | ɳ | ɲ | ŋ | ||
Tiếp cận | w | l | ɽ | j | |||
Rung | r |
Nguồn tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Statement 1: Abstract of speakers' strength of languages and mother tongues – 2011”. www.censusindia.gov.in. Office of the Registrar General & Census Commissioner, India. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2018.
- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Mundari”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ “BMS to intensify agitation on Mundari language”. oneindia.com. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2018.
- ^ "Adivasi. Volume 52. Number 1&2. June&December 2012". Page 22
- ^ Sidwell, Paul. 2018. Austroasiatic Studies: state of the art in 2018 Lưu trữ 2019-05-03 tại Wayback Machine. Presentation at the Graduate Institute of Linguistics, National Tsing Hua University, Taiwan, ngày 22 tháng 5 năm 2018.
- ^ “Mundari”. ethnologue.
- ^ “Keeping Munda in mind – Pune Mirror -”. punemirror.in. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2018.
- Anderson, Gregory D.S (ed). 2008. The Munda languages. Routledge Language Family Series 3.New York: Routledge. ISBN 0-415-32890-X.
- Osada Toshiki. 2008. "Mundari". In Anderson, Gregory D.S (ed). The Munda languages, 99–164. Routledge Language Family Series 3.New York: Routledge. ISBN 0-415-32890-X.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Evans, Nicholas & Toshki Osada. 2005a. Mundari: the myth of a language without word classes. In Linguistic Typology 9.3, pp. 351–390.
- Evans, Nicholas & Toshki Osada. 2005b. Mundari and argumentation in word-class analysis. In Linguistic Typology 9.3, pp. 442–457
- Hengeveld, Kees & Jan Rijkhoff. 2005. Mundari as a flexible language. In Linguistic Typology 9.3, pp. 406–431.
- Newberry, J. (2000). North Munda dialects: Mundari, Santali, Bhumia. Victoria, B.C.: J. Newberry. ISBN 0-921599-68-4
Văn liệu
[sửa | sửa mã nguồn]- Johann Hoffmann (1903). Mundari grammar. Bengal Secretariat Press. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2012.
- J. C. Whitley (1873). A Mundári Primer. Bengal Secretariat Press. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2012.
- Carl Gustav R.E. Alfred Nottrott (1882). Grammatik der Kolh-Sprache. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2012.
- Four gospels in Mundari. Bible Society. 1881. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2012.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Mundari Bibliography at Department of Linguistics, University of Osnabrueck, Germany
- Detailed language map of eastern Nepal, see language #68 in green along eastern border
- http://projekt.ht.lu.se/rwaai RWAAI (Repository and Workspace for Austroasiatic Intangible Heritage)
- [[hdl:10050/00-0000-0000-0003-A6AA-C@view|http://hdl.handle.net/10050/00-0000-0000-0003-A6AA-C@view[liên kết hỏng]]] Mundari language in RWAAI Digital Archive