Bước tới nội dung

Tiếng Kuy

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Kuy
Kui, Kuay
Cuoi
Sử dụng tạiThái Lan, Lào, Campuchia
Tổng số người nói450.000
Phân loạiNam Á
Hệ chữ viếtLào
Khmer
Thái
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3cả hai:
kdt – Kuy (Kuay)
nyl – Nyeu (Yoe)
Glottologkuys1235[1]

Tiếng Kuy còn gọi là tiếng Kui hoặc tiếng Kuay (tiếng Thái: ภาษากูย; tiếng Khmer: ភាសាកួយ), là một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Cơ Tu, ngữ hệ Nam Á được nói bởi người Kuy ở Đông Nam Á.

Tiếng Kuy được nói ở Isan, Thái Lan (bởi khoảng 300.000 người); các tỉnh Savannakhet, Salavan, SavannakhetSekong ở Lào (khoảng 64.000 người); và ở các tỉnh Preah Vihear, Stung TrengKampong Thom ở miền Bắc Campuchia (khoảng 7.500 người).

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Các biến thể và phương ngữ bao gồm (Sidwell 2005: 11):

  • Kui
  • Kuy
  • Kuay
  • Koay
  • Souei. Thuật ngữ "Souei" cũng được áp dụng cho các nhóm khác, chẳng hạn như một cộng đồng nói các ngôn ngữ PearCampuchia.
  • Soai
  • Yeu
  • Nanhang
  • Kouy. Một cuốn sách bằng tiếng Pháp được xuất bản nói về biến thể này (Parlons Kouy).

Phương ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Van der haak & Woykos (1987-1988) đã xác định hai phương ngữ Kui chính ở các tỉnh Surin và Sisaket, miền đông Thái Lan, KuuyKuay. Van der haak & Woykos cũng xác định các phương ngữ Kui mang nhiều nét khác biệt sau đây ở tỉnh Sisaket, Thái Lan.[2]

Mann & Markowski (2005) đã ghi nhận bốn phương ngữ Kuy được nói ở bắc trung bộ Campuchia.

Một loạt nhóm Kui/Kuy gọi là Nyeu (ɲə) được nói trong các làng Ban Phon Kho, Ban Khamin, Ban Nonkat, Ban Phon Palat, và Ban Prasat Nyeu ở tỉnh Sisaket, Thái Lan.[3] Người Nyeu của Ban Phon Kho tuyên bố rằng tổ tiên của họ đã di cư từ Muang Khong, Amphoe Rocationalai, tỉnh Sisaket.

tỉnh Buriram, tiếng Kuy được nói ở 4 huyện Nong Ki, Prakhon Chai, Lam Plai MatNong Hong (Sa-ing Sangmeen 1992: 14).[4] Trong huyện Nong Ki, các làng Kuy nằm ở mạn nam Yoei Prasat (เย้ยปราสาท) và ở mạn tây Mueang Phai (เมืองไผ่) (Sa-ing Sangmeen 1992: 16).

Địa điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách các làng Kuy ở tỉnh Sisaket theo Van der haak & Woykos (1987-1988: 129). Dấu hoa thị (đặt trước tên làng) biểu thị các làng hỗn hợp dân tộc, trong đó dân tộc Kuy cư trú với dân tộc Lào hoặc Khmer.

  • Huyện Mueang Sasikket เมือง
    • Tambon Phonkho โพนค้อ: Phonkho โพนค้อ, Nong, Yanang, Klang, Non
    • Tambon Thum ทุ่ม: Khamin
  • Huyện Phayu พยุห์
    • Tambon Phayu พยุห์: *Nongthum
    • Tambon Phromsawat พรหมสวัสดิ์: Samrong, Khothaw
    • Tambon Nongphek โนนเพ็ก: *Khokphek โคกเพ็ก
  • Huyện Phraibung ไพรบึง
    • Tambon Prasatyae ปราสาทเยอ: Prasatyaenua ปราสาทเยอเหนือ, Prasatyaetai ปราสาทเยอใต้, Khawaw, Phonpalat, Cangun
  • Huyện Rakenalai ราษีไศล
    • Tambon Mueangkhong เมืองคง: Yai ใหญ่
  • Huyện Sila Lat ศิลาลาด
    • Tambon Kung กุง: Kung กุง, Muangkaw เมืองเก่า, *Chok

Kui Nthaw/M'ai

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả người Kui Nthaw/M'ai sống trong các ngôi làng hỗn hợp.

  • Huyện Rakenalai ราษีไศล
    • Tambon Nong Ing หนองอึ่ง: *Tongton, *Huai Yai ห้วยใหญ่, *Dnmuang, *Kokeow, *Hang
  • Huyện Uthumphornphisai อุทุมพรพิสัย
    • Tambon Khaem แขม: *Phanong, *Sangthong, *Sawai, *Nongphae, *Phae
  • Huyện Pho Si Suwan โพธิ์ศรีสุวรรณ
    • Tambon Naengma หนองม้า: *Nongma หนองม้า, *Songhong, *Songleng, *Nongphae

Kuay Prue Yai

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Huyện Khukhan ขุขันธ์
    • Tambon Prueyai ปรือใหญ่: Preu Yai, Makham, Pruekhan và làng số 12

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Kuy–Souei”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Van der haak, F. and Woykos, B. (1987-1988). "Kui dialect survey in Surin and Sisaket", in The Mon-Khmer Studies Journal, vol. 16-17, pp. 109–142. http://sealang.net/sala/archives/pdf8/vanderhaak1987-1988kui.pdf
  3. ^ Taweeporn Suwannaraj. 1980. The phonology of the Nyeu language. MA thesis, Mahidol University.
  4. ^ Sa-ing Sangmeen.1992.The Kooy language of Tambon Yoeyprasat, Amphoe Nongki, Burirum Lưu trữ 2017-04-05 tại Wayback Machine. M.A. dissertation. Nakhon Pathom: Silpakorn University.