Bước tới nội dung

Thioguanine

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thioguanine
Skeletal formula of tioguanine
Space-filling model of the tioguanine molecule
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiLanvis, Tabloid, tên khác
AHFS/Drugs.comTên thuốc quốc tế
MedlinePlusa682099
Dược đồ sử dụngqua đường miệng
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
  • Nói chung: ℞ (Thuốc kê đơn)
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụng30% (range 14% to 46%)
Chuyển hóa dược phẩmNội bào
Chu kỳ bán rã sinh học80 phút (trong tầm 25–240 phút)
Các định danh
Tên IUPAC
  • 2-amino-1H-purine-6(7H)-thione
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.005.299
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC5H5N5S
Khối lượng phân tử167.193 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
SMILES
  • Nc2nc(=S)c1[nH]cnc1[nH]2
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C5H5N5S/c6-5-9-3-2(4(11)10-5)7-1-8-3/h1H,(H4,6,7,8,9,10,11) ☑Y
  • Key:WYWHKKSPHMUBEB-UHFFFAOYSA-N ☑Y
 KhôngN☑Y (what is this?)  (kiểm chứng)

Tioguanine, hay còn được gọi là thioguanine hoặc 6-thioguanine (6-TG) là một loại thuốc dùng để điều trị ung thư bạch cầu myeloid cấp tính (AML), ung thư bạch cầu lymphocytic cấp tính (ALL) và ung thư bạch cầu myeloid mãn tính (CML).[1] Sử dụng thuốc trong một thời gian dài được khuyến cáo là không nên.[1] Thuốc được đưa vào cơ thể qua đường miệng.[1]

Các tác dụng phụ thường gặp có thể kể đến như ức chế tủy xương, một số các vấn đề về ganviêm miệng.[1][2] Các chuyên gia khuyến cáo rằng các enzyme gan nên được kiểm tra hàng tuần khi dùng thuốc.[1] Những người bị thiếu hụt thiopurine S-methyltransferase do di truyền có nguy cơ bị các tác dụng phụ cao hơn.[2] Tránh mang thai trong thời gian dùng thuốc được khuyến cáo cho cả nam và nữ.[1] Tioguanine thuộc họ thuốc phản chuyển hóa.[2] Đây là một chất tương tự purine-guanine và hoạt động bằng cách phá vỡ DNARNA.[3]

Tioguanine được phát triển từ năm 1949 đến 1951.[4][5] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[6] Giá bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 7,07 USD mỗi viên 40 mg vào năm 2014.[7] Tại Vương quốc Anh lượng thuốc này ở NHS có chi phí vào khoảng 4,14 £.[1]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g British national formulary: BNF 69 (ấn bản thứ 69). British Medical Association. 2015. tr. 588, 592. ISBN 9780857111562.
  2. ^ a b c “Tioguanine 40 mg Tablets – Summary of Product Characteristics (SPC) – (eMC)”. www.medicines.org.uk. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ Golan, David E.; Tashjian, Armen H.; Armstrong, Ehrin J. (2011). Principles of Pharmacology: The Pathophysiologic Basis of Drug Therapy (bằng tiếng Anh). Lippincott Williams & Wilkins. tr. 686. ISBN 9781608312702. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ Sigel, Astrid; Sigel, Helmut (1996). Metal Ions in Biological Systems: Volume 32: Interactions of Metal Ions with Nucleotides: Nucleic Acids, and Their Constituents (bằng tiếng Anh). CRC Press. tr. 302. ISBN 9780824795498. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ Landau, Ralph; Achilladelis, Basil; Scriabine, Alexander (1999). Pharmaceutical Innovation: Revolutionizing Human Health (bằng tiếng Anh). Chemical Heritage Foundation. tr. 342. ISBN 9780941901215. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ “Tioguanine”. International Drug Price Indicator Guide. Bản g���c lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2015.