Bước tới nội dung

Thiết bị vũ trụ không người lái

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tàu vũ trụ robot)
The uncrewed resupply vessel Progress M-06M
Galileo space probe, prior to departure from Earth orbit in 1989
Uncrewed spacecraft Buran launched, orbited Earth, and landed as an uncrewed spacecraft in 1988 (shown here at an airshow)
Model of James Webb Space Telescope
Trên: tàu tiếp tế không người lái Progress M-06M (trái). Tàu vũ trụ Galileo trước khi rời quỹ đạo Trái Đất năm 1989 (phải).
Dưới: tàu vũ trụ Buran được phóng lên quỹ đạo Trái Đất và hạ cánh vào năm 1988 (trái). Mô hình Kính viễn vọng không gian James Webb (phải).

Thiết bị vũ trụ không người láithiết bị vũ trụ không có người trên tàu. Các thiết bị vũ trụ này thường có mức độ tự động khác nhau; chúng có thể được điều khiển từ xa, được hướng dẫn từ xa hoặc thậm chí là tự động, nghĩa là chúng có một danh sách các hoạt động sẽ thực hiện tự động do con người lập trình sẵn, trừ khi có hướng dẫn khác. Thiết bị vũ trụ không người lái mà được thiết kế để thực hiện các đo đạc nghiên cứu khoa học thường được gọi là thiết bị thăm dò không gian hoặc kính viễn vọng không gian.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản sao của Sputnik 1 tại bảo tàng Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Smithsonian.
Một bản sao của Explorer 1.

Thiết bị vũ trụ không người lái đầu tiên được Liên Xô phóng vào ngày 22 tháng 7 năm 1951 là một chuyến bay dưới quỹ đạo, trong đó có mang theo hai con chó Dezik và Tsygan.[1] Bốn chuyến bay khác được thực hiện cho đến mùa thu năm 1951.

Vệ tinh nhân tạo đầu tiên, Sputnik 1, được đưa vào quỹ đạo Trái Đất dài 215 nhân 939 kilômét (116 nhân 507 nmi) vào ngày 4 tháng 10 năm 1957. Ngày 3 tháng 11 năm 1957, Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik 2. Sputnik 2 có khối lượng 113 kilôgam (249 lb) và mang theo động vật sống đầu tiên vào quỹ đạo, con chó Laika.[2] Do Sputnik 2 không được thiết kế để tách khỏi tầng trên của phương tiện phóng nên tổng khối lượng của vệ tinh trên quỹ đạo là 508,3 kilôgam (1.121 lb).[3]

Trong cuộc chạy đua vào không gian với Liên Xô, Hoa Kỳ đã phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của mình, Explorer 1, vào quỹ đạo dài 357 nhân 2.543 kilômét (193 nhân 1.373 nmi) vào ngày 31 tháng 1 năm 1958. Explorer 1 mang theo các cảm biến giúp xác nhận sự tồn tại của vành đai Van Allen, một khám phá khoa học lớn vào thời điểm đó, trong khi Sputnik 1 không mang theo cảm biến khoa học nào. Sau đó, vào ngày 17 tháng 3 năm 1958, Hoa Kỳ phóng vệ tinh thứ hai, Vanguard 1, có kích thước bằng một quả bưởi. Vệ tinh này vẫn ở trong quỹ đạo 670 nhân 3.850 kilômét (360 nhân 2.080 nmi) tính đến năm 2016.

Tàu thăm dò Mặt Trăng được thử nghiệm đầu tiên là Luna E-1 No.1 của Liên Xô, được phóng vào ngày 23 tháng 9 năm 1958. Các tàu thăm dò Mặt Trăng liên tục gặp thất bại cho đến ngày 4 tháng 1 năm 1959, khi Luna 1 quay quanh Mặt Trăng và sau đó là Mặt Trời.

Chín quốc gia khác đã phóng thành công vệ tinh bằng phương tiện phóng của riêng các quốc gia đó: Pháp (1965), Nhật Bản và Trung Quốc (1970), Vương quốc Anh (1971), Ấn Độ (1980), Israel (1988), Iran (2009), Triều Tiên (2012) và New Zealand (2018).[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Asif Siddiqi, Sputnik and the Soviet Space Challenge, University Press of Florida, 2003, ISBN 081302627X, p. 96
  2. ^ Dr. David Whitehouse (ngày 28 tháng 10 năm 2002). ��First dog in space died within hours”. BBC NEWS World Edition. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2013. The animal, launched on a one-way trip on board Sputnik 2 in November 1957, was said to have died painlessly in orbit about a week after blast-off. Now, it has been revealed she died from overheating and panic just a few hours after the mission started.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  3. ^ Sputnik 2, Russian Space Web”. ngày 3 tháng 11 năm 2012.
  4. ^ Bob Christy (ngày 10 tháng 5 năm 2013). “Firsts in Space: Firsts in Space”. Zarya. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2013.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)