Bước tới nội dung

Sednoid

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quỹ đạo của các sednoid đã biết.

Các Sednoid là các thiên thể ngoài Hải Vương tinh với củng điểm lớn hơn 50 AU và bán trục lớn lớn hơn 150 AU. Có ba thiên thể thuộc nhóm này là 90377 Sedna, 2012 VP113541132 Leleākūhonua. Tất cả trong số chúng đều có củng điểm lớn hơn 64 AU, tuy nhiên có ý kiến rằng có thể có rất nhiều thiên thể khác như vậy. Các thiên thể này nằm trong một khoảng hở gần trống rõ ràng trong Hệ Mặt Trời bắt đầu từ khoảng 50 AU. Chúng thường cùng nhóm với những vật thể tách rời. Có một vật thể khác, 2013 SY99, được cho là thuộc nhóm sednoid nhưng cuối cùng lại không phải.

Quỹ đạo của các sednoid không thể được giải thích từ sự nhiễu loạn từ những hành tinh khổng lồ. Nếu chúng hình thành từ vị trí của chúng như hiện tại, quỹ đạo của chúng phải có hình tròn từ trước. Tuy nhiên (hình phải), hiện t���i quỹ đạo của chúng đều có hình elip thuôn dài ra xa.

Các sednoid đã biết

[sửa | sửa mã nguồn]
Sednoid Hình ảnh Đường kính (km) Củng điểm quỹ đạo Viễn điểm quỹ đạo Bán trục lớn
90377 Sedna không khung 995 ± 80 76.0917 ±0.0087 AU khoảng 936 AU 506.8 AU
2012 VP113 không khung 300–1000[1] 80.424 AU 434.92 AU 257.67 AU
541132 Leleākūhonua không khung 220[2] 65.08 ±0.21 AU 1955 ±187 AU 1010 ±97 AU

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lakdawalla, Emily (ngày 26 tháng 3 năm 2014). “A second Sedna! What does it mean?”. Planetary Society blogs. The Planetary Society. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2019.
  2. ^ Buie, Marc W.; Leiva, Rodrigo; Keller, John M.; Desmars, Josselin; Sicardy, Bruno; Kavelaars, J. J.; và đồng nghiệp (tháng 4 năm 2020). “A Single-chord Stellar Occultation by the Extreme Trans-Neptunian Object (541132) Leleākūhonua”. The Astronomical Journal. 159 (5). arXiv:2011.03889. Bibcode:2020AJ....159..230B. doi:10.3847/1538-3881/ab8630. 230.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]