Bước tới nội dung

Phòng thủ Sicilia, bẫy Magnus Smith

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
abcdefgh
8
a8 black rook
c8 black bishop
d8 black queen
e8 black king
f8 black bishop
h8 black rook
a7 black pawn
e7 black pawn
f7 black pawn
h7 black pawn
c6 black pawn
d6 black pawn
f6 black knight
g6 black pawn
e5 white pawn
c4 white bishop
c3 white knight
a2 white pawn
b2 white pawn
c2 white pawn
f2 white pawn
g2 white pawn
h2 white pawn
a1 white rook
c1 white bishop
d1 white queen
e1 white king
h1 white rook
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Thế cờ sau nước 8.e5!

Bẫy Magnus Smith là một bẫy khai cuộc trong phòng thủ Sicilian và nó được đặt theo tên kỳ thủ từng ba lần vô địch giải cờ vua Canada Magnus Smith (1869-1934). Trong một bài viết có tiêu đề "'The Magnus Smith Trap'" xuất bản trong mục Chess Notes trên các bài báo (được lưu trữ tại Trung tâm Lịch sử Cờ vua), nhà sử học về cờ vua Edward Winter đã viết; "Chúng ta tin rằng ‘Bẫy Magnus Smith’ là một cái tên nhầm lẫn, mặc dù trong phòng thủ Sisilian cũng có một ‘biến Magnus Smith’ (một trường hợp hiếm hoi sử dụng cả họ và tên của một kỳ thủ để đặt cho một biến trong khai cuộc."


Cái bẫy

[sửa | sửa mã nguồn]

1. e4 c5 2. Mf3 d6 3. d4 cxd4 4. Mxd4 Mf6 5. Mc3 Mc6 6. Tc4

Đây là phương án Sozin (hoặc Fischer) trong phòng thủ Sisilian. Câu trả lời phổ biến lúc này là 6...e6, ngăn chặn mối đe dọa từ quân Tượng c4 trên đường chéo a2-g8.

6... g6?!

Với nước đi này, Đen đã rơi vào bẫy.

7. Mxc6 bxc6 8. e5! (xem hình)

Đen đang gặp rắc rối. Sau khi 8...Mh5?, theo Bobby Fischer ta có 9.Hf3! e6 (9...d5 10.Mxd5!) 10.g4 Mg7 11.Me4 Ha5+ (11...d5 12.Mf6+ Ve7 13.Ha3+) 12.Td2 Hxe5 13.Tc3 và Hậu Đen bị bẫy. Phương án phù hợp hơn là 8...Mg4 9.e6 f5, và như trong ván Schlechter–Lasker, giải Vô địch Thế giới (7) 1910 thì cuối cùng Đen có kết quả hòa, hay là 8...d5 9.exf6 dxc4 10.Hxd8+ Vxd8 11.Tg5 Te6 12.0-0-0+ Ve8 thậm chí giúp Đen thắng trong ván Rosen–Burn, Paris 1900.
Trong diễn biến cái bẫy, nước đi mà Đen chọn đã dẫn tới thảm họa.

8... dxe5?? 9. Txf7+

Và Trắng hơn Hậu sau khi 9...Vxf7 10.Hxd8.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hooper, DavidKenneth Whyld (1996). The Oxford Companion to Chess. Oxford University. ISBN 0-19-280049-3.
  • Fischer, BobbyLarry Evans (1969). My 60 Memorable Games. Simon and Schuster. LCCN 68055954.