Bước tới nội dung

Họ Bạc má

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Paridae)

Họ Bạc má
Bạc má lớn (Parus major)
Phân loại khoa học e
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Aves
Bộ: Passeriformes
Phân thứ bộ: Passerida
Họ: Paridae
Vigors, 1825
Các chi

5–10, xem trong bài.

Phạm vi phân bố (lục)
Các đồng nghĩa

Xem trong bài.

Họ Bạc má (danh pháp khoa học: Paridae), là một họ lớn chứa các loài chim nhỏ có dạng sẻ, sinh sống ở Bắc bán cầuchâu Phi. Phần lớn các loài trước đây được gộp trong chi Parus.

Những loài chim này chủ yếu là chim nhỏ nhưng chắc nịch, sinh sống ở đồng rừng với mỏ ngắn và mập. Một số loài có mào. Chúng là những loài chim dễ thích nghi, với thức ăn hỗn hợp, bao gồm các loại hạt và sâu bọ. Nhiều loài sinh sống cận kề những nơi con người sinh sống và dám đến những chỗ nuôi chim để kiếm hạt và quả, cũng như học cách lấy các loại thức ăn khác.

Các loài chim này làm tổ trong các hốc, đẻ các trứng với vỏ có đốm màu.

Hệ thống học

[sửa | sửa mã nguồn]

Gần đây, chi lớn Parus dần dà được chia tách thành vài chi khác nhau (như chỉ ra dưới đây), trong việc này những người tiên phong là các nhà điểu học Bắc Mỹ và ở mức độ hạn chế hơn (như tình trạng hiện tại) là các nhà điểu học của phần còn lại trên thế giới. Trong khi vào giữa thập niên 1990, chỉ có các chi Pseudopodoces, Baeolophus, MelanochloraSylviparus được coi là được hỗ trợ đủ mạnh nhờ các dữ liệu có sẵn như là các chi khác biệt với chi Parus [1]. Hiện nay, kiểu sắp xếp này được coi là cận ngành như được chỉ ra bởi phân tích chuỗi mtDNA cytochrome b và chi Parus tốt nhất nên hạn chế trong nhánh Parus major - Parus fasciiventer, và thậm chí những họ hàng gần gũi nhất của loài thứ hai nói trên có thể được coi như là chi khác biệt [2].

Trong phân loại của Sibley và Ahlquist, họ Paridae được mở rộng ra nhiều hơn để gộp cả các nhóm có quan hệ họ hàng như các loài phàn tướcbạc má đuôi dài, nhưng trong khi nhóm thứ nhất là hoàn toàn gần gũi với họ Bạc má và có thể đưa vào họ này một cách tin cậy được, cùng với Stenostiridae, thì nhóm bạc má đuôi dài lại không phải như thế. Trên thực tế, hai loài bạc má trán vàngchim mào vàng có thể có quan hệ họ hàng đối với phần còn lại của họ Bạc má còn xa hơn cả mối quan hệ họ hàng giữa nhóm phàn tước với phần còn lại của họ Bạc má[2][3]. Nếu như hai họ hiện tại này được gộp chung vào họ Paridae thì nhóm các loài bạc má trong bài này chỉ được coi là phân họ Parinae.

Một cách khác, tất cả các loài bạc má – ngoại trừ việc bảo lưu 2 chi đơn loài như đề cập ở dưới đây (Sylviparus, Melanochlora), cũng có thể cả chi Cyanistes, và không gộp bạc má đất Hume vào – có thể gộp đống trong chi Parus. Trong bất kỳ trường hợp nào, bốn nhánh chính của bạc má "điển hình" có thể được công nhận:

  1. Các loài bạc má mũ đen và họ hàng của chúng (Poecile gộp cả Sittiparus)
  2. Các loài bạc má mào dài (chi BaeolophusLophophanes)
  3. Các loài bạc má thường có má trắng và mào lông (chi Periparus gộp cả Pardaliparus) với màu sắc dịu hơn
  4. Các loài bạc má trong Parus nghĩa hẹp (gộp cả MelaniparusMacholophus).

Tuy thế, các mối quan hệ liên nhánh giữa chúng cũng như các mối quan hệ của nhiều loài trong mỗi nhánh vẫn chưa được giải quyết tốt; phân tích hình thái và địa sinh học có thể đưa ra bức tranh thực tế hơn so với các dữ liệu phân tử đang có[2].

Các loài bạc má có lẽ đã định cư tại Bắc Mỹ hai lần, có thể là vào khoảng thời gian trong Tiền-Trung Pliocen. Đầu tiên là các tổ tiên của chi Baeolophus; các loài bạc má chi Poecile đã tới đây hơi muộn hơn[2].

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]
 

Remizidae (họ Phàn tước)

 

Cephalopyrus flammiceps

 

Sylviparus modestus

 

Melanochlora sultanea

 
 
 

Pardaliparus

Periparus

 
 

Baeolophus

 

Lophophanes

 

Sittiparus

Poecile

 

Cyanistes

 
 
 

Pseudopodoces

 

Parus monticolus

Parus major

Machlolophus

Melaniparus

Sơ đồ phát sinh loài trong họ Bạc má, dựa trên nghiên cứu của Johansson và đồng nghiệp năm 2013[4]
Bạc má trên cây mùa đông
Bốn loài bạc má, mặc dù loài ở phía trên bên phải, bạc má đuôi dài, không thuộc họ Bạc má

Họ: PARIDAE[5]

Hình ảnh Chi Loài còn sống
Cephalopyrus Bonaparte, 1854
Sylviparus Burton, 1836
Melanochlora Lesson, 1839
Periparus Sélys Longchamps, 1884
Pardaliparus Sélys Longchamps, 1884
Lophophanes Kaup, 1829
Baeolophus Cabanis, 1850
Sittiparus Selys-Longchamps, 1884
Poecile Kaup, 1829
Cyanistes Kaup, 1829
Pseudopodoces Zarudny & Loudon, 1902
Parus Linnaeus, 1758
Machlolophus Cabanis, 1850
Melaniparus Bonaparte, 1850

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Del Hoyo J.; Elliot A. & Christie D. (chủ biên). (2006). Handbook of the Birds of the World. Quyển 12: Picathartes to Tits and Chickadees. Lynx Edicions. ISBN 9788496553422
  • Slikas Beth; Sheldon Frederick H.; Gill Frank B. (1996): Phylogeny of titmice (Paridae): I. Estimate of relationships among subgenera based on DNA-DNA hybridization. Journal of Avian Biology 27: 70-82.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Harrap Simon & Quinn David (1996): Tits, Nuthatches & Treecreepers. Christopher Helm, London. ISBN 0-7136-3964-4
  2. ^ a b c d Gill Frank B.; Slikas Beth & Sheldon Frederick H. (2005): Phylogeny of titmice (Paridae): II. Species relationships based on sequences of the mitochondrial cytochrome-b gene. Auk 122: 121-143. DOI: 10.1642/0004-8038(2005)122[0121:POTPIS]2.0.CO;2 tóm tắt HTML
  3. ^ Jønsson Knud A. & Fjeldså Jon (2006): Determining biogeographical patterns of dispersal and diversification in oscine passerine birds in Australia, Southeast Asia and Africa. Journal of Biogeography 33(7): 1155–1165. doi:10.1111/j.1365-2699.2006.01507.x (tóm tắt HTML)
  4. ^ Johansson, Ulf S; Ekman, Jan; Bowie, Rauri C.K; Halvarsson, Peter; Ohlson, Jan I; Price, Trevor D; Ericson, Per G.P (2013). “A complete multilocus species phylogeny of the tits and chickadees (Aves: Paridae)”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 69 (3): 852–860. doi:10.1016/j.ympev.2013.06.019. PMID 23831453.
  5. ^ Gill, Frank; Donsker, David (biên tập). “Waxwings and their allies, tits & penduline tits”. World Bird List Version 6.1. International Ornithologists' Union. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2016.
  6. ^ James, H. F. et al. (2003). Pseudopodoces humilis, a misclassified terrestrial tit (Paridae) of the Tibetan Plateau: evolutionary consequences of shifting adaptive zones. Ibis 145: 185–202.pdf file Lưu trữ 2006-09-21 tại Wayback Machine

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]