Bước tới nội dung

Người Do Thái

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Người Do Thái (tiếng Hebrew: יְהוּדִים ISO 259-3 Yehudim, phát âm [jehuˈdim]) là sắc tộc tôn giáo và là dân tộc[1][2][3] có nguồn gốc từ người Israel,[4][5][6] còn gọi là người Hebrew,[7][8] trong lịch sử vùng Cận Đông cổ đại. Các đặc tính sắc tộc, dân tộctôn giáo của người Do Thái có liên quan chặt chẽ với nhau, khi mà Do Thái giáo là tín ngưỡng truyền thống của dân Do Thái, cho dù mức độ hành đạo của họ rất đa dạng, từ tuân thủ nghiêm ngặt cho tới hoàn toàn không thực hành.

Người Do Thái bắt nguồn từ một nhóm dân tộc và cũng là một nhóm tôn giáo ở Trung Đông trong thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên,[9] ở một phần của vùng Levant được gọi là mảnh đất của Israel.[10] Tấm bia Merneptah khẳng định sự tồn tại của một dân tộc được gọi là Israel nằm ở đâu đó trong vùng Canaan từ khoảng thế kỷ thứ XIII trước công nguyên (cuối thời đại đồ đồng).[11][12] Người Israel phát triển từ dân số Canaanite,[13] củng cố các tổ chức của họ với sự xuất hiện của Vương quốc IsraelVương triều Judah. Một số người cho rằng các dân tộc định cư ở vùng Canaan này kết hợp với các nhóm du mục di cư đến được gọi là người Hebrew.[14] Mặc dù một vài nguồn chi tiết đề cập đến các giai đoạn lưu vong,[15] kinh nghiệm cuộc sống vong quốc của người Do Thái, từ chế độ nô lệ Ai Cập cổ đại đối với người Levant, đến sự đóng chiếm của người Assyria và chế độ lưu đày, cho đến sự chiếm đóng của người Babylonian và sự trục xuất, cho đến sự cai trị của Vương quốc Seleukos, tiếp theo là sư độ hộ của đế quốc La Mã và sự tha hương viễn xứ, và các mối quan hệ lịch sử giữa người Do Thái với quê hương của họ sau đó, trở thành đặc điểm chính của lịch sử, bản sắc và ký ức của người Do Thái.[16]

Người Do Thái đã trải qua một lịch sử lâu dài bị đàn áp và thảm sát trên nhiều vùng đất khác nhau; dân số và phân bố dân cư của họ thay đổi qua nhiều thế kỷ. Số lượng người Do Thái trên khắp thế giới đã đạt đỉnh là 16,7 triệu người trước Thế Chiến thứ Hai,[17] chiếm khoảng 0,7% tổng dân số thế giới vào thời điểm đó, nhưng khoảng 6 triệu người Do Thái đã bị tàn sát có hệ thống[18][19] trong suốt nạn diệt chủng Do Thái. Sau đó, dân số tăng chậm trở lại, và vào năm 2014, theo North American Jewish Data Bank, ước tính có khoảng 14,2 triệu người Do Thái,[20][21] chiếm gần 0,2% tổng dân số thế giới (khoảng một trong 514 người là người Do thái).[22] Dựa theo báo cáo, khoảng 44% trong số tất cả người Do Thái sống ở Israel (6,3 triệu), và 40% người Do Thái ở Hoa Kỳ (5,7 triệu), phần lớn số người Do Thái còn lại sống ở châu Âu (1,4 triệu) và Canada (0,4 triệu).[23] Những con số này bao gồm tất cả những người tự xác định là người Do Thái trong một nghiên cứu xã hội nhân khẩu học hoặc đã được xác định là như vậy bởi một người trả lời trong cùng một hộ gia đình.[24] Tuy nhiên, số liệu chính xác của người Do Thái trên toàn thế giới rất khó đo lường. Ngoài các vấn đề về phương pháp thống kê, các tranh chấp giữa các yếu tố nhân dạng theo luật Do Thái Halakha, thế tục, chính trị, và tổ tiên liên quan đến người Do Thái và ai là một người Do Thái cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến con số thống kê tùy thuộc vào nguồn gốc.[25] Israel là quốc gia duy nhất nơi mà người Do Thái chiếm đa số. Nhà nước Israel hiện đại được thành lập như một nhà nước Do Thái và tự định nghĩa bản sắc của nó trong bản Tuyên bố Độc lập và Luật Cơ bản. Luật về Sự trở lại của quốc gia Israel trao quyền công dân cho bất kỳ người Do Thái nào yêu cầu quốc tịch Israel.[26]

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Do Thái hay Du Đai bắt nguồn từ phiên âm tiếng Hán: (bính âm: Yóutài, Chú âm: ㄧㄡˊ ㄊㄞˋ, rất có thể lấy từ phiên âm Ateji của tiếng Nhật: ゆたい (yutai?), hay ゆだや (yudaya?) mượn từ tiếng Hy Lạp cổ đại: Ἰουδαῖος (Ioudaîos) chỉ vùng đất cổ của người Do Thái là Judaea.

Từ (bính âm: Yóudà, Hán-Việt: Do Đại) cũng có thể dùng nhưng được sử dụng ở Trung Quốc, tiếng Hebrew: יְהוּדָה, ISO 259-2: yehudátiếng Akkad: 𒅀𒌑𒁕𒀀𒀀 (ia-u2-da-a-a, IPA: /Yaʼuda/) rất có thể có nguồn gốc từ יָדָה (yadá) nghĩa là cầu nguyện rằng người Do Thái rất sùng bái Thượng đế vào thời xa xưa.

Nhân khẩu học

[sửa | sửa mã nguồn]
Người Do Thái hiện đại đang sinh sống ở Israel

Vào năm 2016, có khoảng 14,4 triệu người Do Thái trên toàn thế giới, người Do Thái đóng góp khoảng 0,2% tổng dân số thế giới, phần lớn là ở Israel và Hoa Kỳ. Các ước tính khác ước lượng khoảng 15 triệu người Do Thái trên toàn thế giới. Trong cộng đồng người Do Thái, người Do Thái ở Mỹ chiếm phần lớn nhất với 1,8%, tiếp theo là Canada 1,1% và Pháp là 0,7%. Ở Đức, tỷ lệ dân số người Do Thái là 0,1%.

Qua nhiều đợt di cư và làn sóng nhập cư, sự phân bố của người Do Thái trên thế giới đã thay đổi kể từ khi bước sang thế kỷ XX. Vào đầu những năm 1990, phần lớn người Do Thái vẫn còn sống ở Liên bang Xô Viết. Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, nhiều người Do Thái di cư đến Israel, Hoa Kỳ và Đức.

Bảng dưới đây đề cập đến tình trạng dân khẩu người Do Thái từ ngày 1 tháng 1 năm 2016.[27]

Quốc gia Dân số người Do Thái Số lượng
người Do Thái
Phần trăm
dân số người Do Thái
Các chú thích
 Israel 6.336.400[28] 44,0 50,0 bao gồm Đông Jerusalem, Bờ TâyCao nguyên Golan
 Hoa Kỳ 5.700.000 39,5 1,8 Ước tính: 6,7-6,8 triệu người Do Thái[21][29]
 Pháp 460.000 3,2 0,7
 Canada 388.000 2,7 1,1
 Anh Quốc 290.000 2,0 0,4
 Argentina 180.700 1,3 0,4
 Nga 179.500 1,2 0,1
 Đức 117.000 0,8 0,1 Ước tính: 200.000 người Do Thái[30]
 Úc 113.000 0,8 0,5
 Brasil 94.200 0,7 0,0
 Nam Phi 69.500 0,5 0,1
 Ukraina 56.000 0,4 0,2
 Hungary 47.600 0,3 0,5
 México 40.000 0,3 0,0
 Hà Lan 29.900 0,2 0,2
 Bỉ 29.500 0,2 0,3
 Ý 27.400 0,2 0,0
 Thụy Sĩ 18.800 0,1 0,2 chính thức: 16.500 người Do Thái [31]
 Chile 18.300 0,1 0,1
 Uruguay 17.000 0,1 0,5
 Thổ Nhĩ Kỳ 15.500 0,1 0,0
 Thụy Điển 15.000 0,1 0,2
 Belarus 10.400 0,1 0,1
 România 9.300 0,1 0,0
 Áo 9.000 0,1 0,1 Ước tính lên đến 15.000 người Do Thái[32]
 Iran 9.000 0,1 0,0
 Trung Quốc 2.600 0,0 0,0 bao gồm Hồng KôngMa Cao
 Maroc 2.300 0,0 0,0
 Bulgaria 2.000 0,0 0,0
 Nhật Bản 1.000 0,0 0,0
 Singapore 900 0,0 0,0
 Ethiopia 100 0,0 0,0
Tổng cộng 14.410.700 100,00 0,2

Dân số Do Thái lan rộng khắp các châu lục như sau (theo năm 2016)[33]

Châu lục Người Do Thái (ước tính) Dân số­ chia theo ngàn
Châu Mỹ 6.469.500 6,56
Châu Á[Anm. 1] 6.373.700 1,48
Châu Âu[Anm. 1] 1.372.400 1,67
Châu Úc[Anm. 2] 120.600 3,02
Châu Phi 74.500 0,06
Tổng cộng 14.410.700 1,96
  1. ^ a b Cư dân ở các vùng của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, những người sống ở Châu Á, đã được đưa vào khu vực Châu Âu.
  2. ^ Bao gồm Úc và New Zealand.

Tùy thuộc vào phương pháp đếm, có sai lệch nhỏ so với bảng trên.

Thanh niên người Do Thái tân thời sống ở miền quê Israel với kiểu tóc truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của người Do Thái

Israel, quốc gia Do Thái, là quốc gia duy nhất mà công dân người Do Thái chiếm đa số.[34] Israel được thành lập như là một quốc gia dân chủ độc lập và là một nhà nước Do Thái vào ngày 14 tháng 5 năm 1948.[35] Trong số 120 thành viên trong Quốc hội, Knesset,[36] vào năm 2016, 14 thành viên của Knesset là công dân Ả Rập của Israel (không bao gồm người Druze), đại diện cho các đảng phải chính trị Ả Rập. Một trong những thẩm phán của Tòa án Tối cao Israel cũng là một công dân Ả Rập Israel.[37]

Giữa năm 1948 và năm 1958, dân số Do Thái tăng từ 800.000 người Do Thái lên đến hai triệu người Do Thái.[38] Hiện tại, người Do Thái chiếm 75,4% dân số của Israel, hay 6 triệu người.[39][40] Những năm đầu đời của Nhà nước Israel được đánh dấu bởi sự nhập cư hàng loạt của những người còn sống sót sau cuộc diệt chủng người Do Thái Holocaust và người Do Thái trốn khỏi các vùng đất của người Ả Rập.[41] Israel cũng có một số lượng lớn người Do Thái Ethiopia, nhiều người trong số đó được đưa đến Israel vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990.[42] Từ năm 1974 đến năm 1979 gần 227.258 người nhập cư Do thái đến Israel, khoảng một nửa là từ Liên Xô.[43] Giai đoạn này cũng cho thấy sự gia tăng số lượng dân nhập cư vào Israel từ Tây Âu, Châu Mỹ Latinh và Bắc Mỹ.[44]

Một số người nhập cư từ các cộng đồng khác cũng đã di cư đến, kể cả những người Do Thái Ấn Độ và những nhóm sắc dân người Do Thái khác, cũng như một số con cháu của những người Do Thái Ashkenazi còn sống sót sau nạn diệt chủng người Do Thái Holocaust, những người này đã định cư tại các nước như Hoa Kỳ, Argentina, Úc, Chilê và Nam Phi. Một số người Do Thái đã di cư ra khỏi Israel rồi đi đến ở nơi khác vì những vấn đề kinh tế hoặc sự vỡ mộng với các điều kiện chính trị và cuộc xung đột giữa người Ả Rập và người Do Thái. Người Do Thái Israel di cư rời khỏi quốc gia Israel được gọi là yordim.[45]

Người Do Thái ở hải ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]
Một gia đình người Do Thái hải ngoại trên đường phố Borough Park quận Brooklyn thuộc thành phố New York, tiểu bang New York, Hoa Kỳ
Đàn ông người Do Thái hải ngoại hớt tóc cho nhau ngoài công cộng ở thành phố Uman của Ukraina

Những làn sóng di cư của người Do Thái đến Hoa Kỳ và những quốc gia khác vào cuối thế kỷ XIX, và sự ra đời của Chủ nghĩa phục quốc Do Thái và các sự kiện tiếp theo sau đó, bao gồm các cuộc tàn sát người Do Thái ở Nga, những vụ thảm sát người Do Thái Châu Âu trong nạn diệt chủng người Do thái Holocaust, và sự hồi sinh của nhà nước Israel, cuộc di dân Do Thái sau đó từ các vùng đất của các quốc gia Ả Rập, tất cả đều dẫn đến những thay đổi đáng kể tác động đến các trung tâm dân cư tập trung nhiều người Do Thái trên toàn thế giới vào cuối thế kỷ XX.[46]

Hơn một nửa số người Do Thái sống trong các cộng đồng hải ngoại của người Do Thái (xem Bảng Dân số). Hiện tại, cộng đồng người Do Thái lớn nhất bên ngoài Israel, và cũng là cộng đồng Do Thái lớn nhất hoặc lớn thứ hai trên thế giới, lấy địa bàn tại quốc gia Hoa Kỳ, với nhiều ước tính khác nhau, từ 5.2 cho đến 6.4 triệu người Do Thái. Ở những nơi khác ngoài nước Mỹ, cũng có số lượng lớn cộng đồng người Do Thái ở Canada (315.000 người Do Thái), Argentina (180.000-300.000 người Do Thái), và Braxin (196.000-600.000 người Do Thái), và số lượng người Do Thái ít ỏi hơn ở México, Uruguay, Venezuela, Chile, Colombia và một số quốc gia khác (xem Lịch sử người Do Thái ở Châu Mỹ Latinh).[47] Các nhà nhân khẩu học không đồng ý với việc liệu đất nước Hoa Kỳ có dân số Do Thái lớn hơn quốc gia Israel hay không, với nhiều người cho rằng Israel đã vượt qua Hoa Kỳ về mặt dân số người Do Thái trong những năm 2000, trong khi những nước khác cho rằng Hoa Kỳ vẫn có đông đảo số lượng người Do Thái lớn nhất trên toàn thế giới. Hiện tại, cuộc điều tra dân số Do Thái được lên kế hoạch để xác định rằng liệu điều ấy có đúng hay không về việc Israel đã vượt qua Hoa Kỳ về mặt dân số người Do Thái.[48]

Tây Âu có cộng đồng người Do Thái lớn nhất thứ ba trên thế giới có thể tìm thấy ở Pháp, nơi có từ 483.000 đến 500.000 người Do Thái, phần lớn là người nhập cư hoặc người tị nạn từ các nước Bắc Phi như Algérie, Ma-rốc và Tunisia (hoặc con cháu của họ).[49] Vương quốc Anh có số lượng khá lớn cộng đồng Do Thái là 292.000 người Do Thái. Ở Đông Âu, những con số chính xác rất khó xác định được. Số lượng người Do Thái ở Nga rất khác nhau tùy theo nguồn sử dụng dữ liệu điều tra dân số (đòi hỏi một người chọn một quốc tịch giữa hai lựa chọn bao gồm "người Nga" và "người Do Thái") hoặc đủ tiêu chuẩn nhập cư vào Israel (đòi hỏi một người có một hoặc nhiều ông bà là người Do Thái). Theo các tiêu chí sau, những người đứng đầu cộng đồng người Do Thái Nga khẳng định rằng khoảng 1,5 triệu người Nga có đủ điều kiện cho aliyah để hồi hương cố quốc Israel.[50][51] Tại quốc gia Đức, có khoảng 102.000 người Do Thái đăng ký với cộng đồng Do Thái, người Do Thái ở nước Đức hiện đang là một sắc dân có dân số đang giảm dần,[52] mặc cho có làn sóng nhập cư của hàng chục ngàn người Do Thái từ Liên Xô cũ kể từ khi bức tường Berlin sụp đổ.[53] Hàng ngàn người Israel đang sống ở Đức, dù cho là vĩnh viễn hoặc tạm thời, yếu tố chủ yếu là vì lý do kinh tế.[54]

Trước năm 1948, khoảng 800.000 người Do Thái đã sống ở những vùng đất mà giờ đây tạo thành thế giới Ả Rập (không kể Israel). Trong số này, chỉ dưới hai phần ba số người sống ở vùng Maghreb do Pháp kiểm soát, 15-20% người Do Thái ở Vương quốc Iraq, khoảng 10% người Do Thái ở Vương quốc Ai Cập và khoảng 7% người Do Thái ở Vương quốc Yemen. Hơn 200.000 người Do Thái sống ở Pahlavi Iran và Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày nay, thì có khoảng 26.000 người Do Thái đang sinh sống ở các nước Ả Rập[55] và khoảng 30.000 người Do Thái đang sinh sống ở Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Một cuộc di cư quy mô nhỏ đã bắt đầu ở nhiều quốc gia trong những thập niên đầu của thế kỷ XX, mặc dù aliyah đáng kể duy nhất đến từ YemenSyria.[56]

Bên ngoài Châu Âu, Châu Mỹ, Trung Đông, và phần còn lại của châu Á, thì có nhiều người Do Thái ở Úc (112.500 người Do Thái) và Nam Phi (70.000 người Do Thái).[17]

Các trung tâm của người Do Thái ở hải ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]
Kiryas Joel là khu vực có 99% cư dân sinh sống tại đây là dân Do Thái

Danh sách dưới đây là những khu vực mà người Do Thái có số lượng % đáng kể

Xếp hạng Thành phố Quốc gia Phần trăm % Số lượng người Do Thái
1 Kiryas Joel[57]  Hoa Kỳ 99 22,000
2 Beachwood[58]  Hoa Kỳ 90,4 10,700
3 Hampstead[59]  Canada 74,2 5,170
4 Côte-Saint-Luc[60]  Canada 69,1 20,146
5 Lakewood[61]  Hoa Kỳ 59 35,607
6 Teaneck[62]  Hoa Kỳ 50 18,000
7 Livingston  Hoa Kỳ 46 12,600
8 Caulfield North[63]  Úc 41,4 6,319
9 Caulfield South[64]  Úc 33,9 4,008
10 Bexley[cần dẫn nguồn]  Hoa Kỳ 30 4,000
11 Rose Bay[65]  Úc 27,3 2,744
12 Sarcelles[66]  Pháp 25 15,000
13 Mercer Island[67]  Hoa Kỳ 25 5,000
14 St Kilda East[68]  Úc 24,8 3,246
15 Créteil[69]  Pháp 24,4 22,000
16 Vaucluse[70]  Úc 23,2 2,163
17 Westmount[71]  Canada 23,2 4,495
18 Bellevue Hill[72]  Úc 21,4 2,300
19 Dollard-des-Ormeaux[73]  Canada 21,1 10,115
20 Vaughan[74]  Canada 18,2 33,090
21 Elsternwick[75]  Úc 17,8 1,846
22 Montreal West[76]  Canada 13,8 710
23 New York City[77]  Hoa Kỳ 13 1,086,000
24 Bondi[78]  Úc 12,7 1,272
25 Mount Royal[79]  Canada 12,0 2,205
26 Miami[80]  Hoa Kỳ 9,86 535,000
27 Marseille[81]  Pháp 9 70,000
28 Buenos Aires[82]  Argentina 8,22 244,000
29 Newton Mearns[83]  Anh Quốc 5,98 1,431
30 Philadelphia[80]  Hoa Kỳ 4,89 276,000
31 Toronto[84]  Canada 4,21 103,500

Sự đồng hóa người Do Thái

[sửa | sửa mã nguồn]
Seth RogenLauren Miller là ví dụ điển hình của những người Do Thái đã được đồng hóa hoàn toàn trong Thế giới phương Tây, ăn mặc giống người Phương Tây và theo tư tưởng thế tục
Hai chàng trai người Do Thái chưa được đồng hóa trên đường phố ở nước Mỹ Hoa Kỳ

Kể từ thời kỳ của người Hy Lạp cổ đại, một tỷ lệ lớn người Do Thái đã hòa nhập và đồng hóa vào xã hội dân ngoại rộng lớn xung quanh họ, bởi vì sự lựa chọn tự nguyện của chính bản thân của người Do Thái hoặc là do sự cưỡng bức và vũ lực bắt buộc người Do Thái phải làm vậy, những người Do Thái sau đó bị đồng hóa thì ngừng lại hoặc chấm dứt các hoạt động liên quan đến Do Thái giáo và họ vứt bỏ đi bản sắc dân tộc Do Thái cũng như vứt bỏ danh tính cũ của họ trước đây là người Do Thái.[85] Sự đồng hóa xảy ra ở tất cả các khu vực và trong suốt tất cả các khoảng thời gian của chiều dài lịch sử[85]. Một số cộng đồng Do Thái, ví dụ như người Do Thái khai phương ở Trung Quốc thì bị biến mất hoàn toàn.[86]

Sự xuất hiện của người Do Thái được giác ngộ vào thế kỷ XVIII và việc giải phóng nô lệ Do Thái ở châu Âu và châu Mỹ vào thế kỷ XIX đã đẩy nhanh tình hình, khuyến khích người Do Thái ngày càng hòa nhập và trở thành một phần của xã hội thế tục. Kết quả là xu hướng đồng hóa người Do Thái càng ngày càng gia tăng mạnh mẽ, khi một người Do Thái mà kết hôn với dân ngoại thì người Do Thái đó ngừng tham gia và chấm dứt các hoạt động và sinh hoạt cộng đồng mà có dính líu với cộng đồng Do Thái.[87]

Sự di cư của người Do Thái

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt quá trình lịch sử của người Do Thái, người Do Thái đã liên tục bị trục xuất theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp ngay tại chính cả quê hương nguyên thủy ban đầu của họ là vùng đất Israel, và nhiều khu vực mà người Do Thái đã định cư. Kinh nghiệm dầy dặn của những người tị nạn này đã hình thành nên bản sắc Do Thái và do đó người Do Thái thực hành tôn giáo theo nhiều cách khác nhau, và vì thế đó cũng là một yếu tố chính trong lịch sử Do Thái.[88] Sau đây là danh sách chưa đầy đủ của các di dân đáng kể và đáng chú ý khác của người Do thái bao gồm nhiều trường hợp như bị trục xuất hoặc chạy trốn vì áp lực ép buộc:

1. Vị tộc trưởng huyền thoại Abraham được miêu tả là một người đàn ông di dân đến từ vùng đất Canaan ở Ur của Chaldees [89] sau khi Vua Nimrod tìm cách giết Abraham.[90]

2. Những con cháu dòng dõi dân Do Thái, do Moses dẫn dắt, chạy trốn quân đội Pharaoh, trong câu chuyện Kinh thánh có tính lịch sử không chắc chắn, đã tiến hành cuộc Xuất Hành (có nghĩa là "khởi hành" hoặc "xuất cảnh" trong tiếng Hy Lạp) từ Ai Cập cổ đại, đã được ghi lại trong Sách Xuất Hành.[91]

3. Chính sách của người Assyria là trục xuất và thay thế sắc dân trên các dân tộc đã bị chinh phục, và ước tính khoảng 4.500.000 người trong số những người bị giam cầm phải chịu sự thay thế sắc dân trong ba thế kỷ theo luật lệ Assyria.[92] Đối với Israel, Tiglath-Pileser III tuyên bố ông đã trục xuất 80% dân số của tiểu vùng hạ lưu Galilee, khoảng 13.520 người.[93] Khoảng 27.000 người Do Thái, 20-25% dân số của Vương quốc Israel, được mô tả là bị trục xuất bởi Sargon II, và được thay thế bởi các nhóm sắc dân bị trục xuất khác và người Do Thái bị lưu đày vĩnh viễn bởi Assyria đến các tỉnh Thượng lưu Mesopotamian của Đế chế Assyrian,[94][95]

4. Giữa 10.000 đến 80.000 người Do Thái ở Vương quốc Judah bị Babylonia lưu đày,[92] sau đó người Do Thái trở lại xứ xở Judea với sự hỗ trợ của Cyrus Đại Đế của Đế quốc Achaemenid Ba Tư,[96] và sau đó nhiều người Do Thái lại bị Đế quốc La Mã trục xuất.[97]

5. Sự lưu vong 2.000 năm của người Do Thái bắt đầu từ Đế quốc La Mã, khi người Do Thái sống rải rác khắp mọi nơi trong đế quốc La Mã, và từ vùng đất này đến miền đất khác, người Do Thái định cư ở bất cứ nơi nào mà họ có thể được sống tự do đủ để thực hành Do Thái giáo của họ. Trong quá trình di cư, trung tâm cuộc sống Do Thái di chuyển từ Babylonia[98] đến bán đảo Iberia[99] rồi đến Ba Lan[100] rồi lại đến Hoa Kỳ[101] và tiếp theo là Chủ nghĩa phục quốc Do Thái để quay trở về vùng đất Israel.[102]

6. Nhiều vụ trục xuất trong thời Trung Cổ và thời đại khai sáng ở Châu Âu, bao gồm: năm 1290, 16.000 người Do Thái bị trục xuất khỏi nước Anh; vào năm 1396, 100.000 người Do Thái bị trục xuất khỏi nước Pháp; Năm 1421 hàng nghìn người Do Thái đã bị trục xuất khỏi nước Áo. Nhiều người trong số là những người Do Thái định cư ở Đông Âu, đặc biệt là Ba Lan.[103]

7. Sau vụ bách hại đạo ở Tây Ban Nha, khoảng 200,000 người Do Thái Sephardi bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha, tiếp theo là vào năm 1493 ở Sicily (37.000 người Do Thái bị trục xuất) và Bồ Đào Nha vào năm 1496. Đa số những người Do Thái bị trục xuất đã chạy trốn đến Đế quốc Ottoman, Hà Lan, và Bắc Phi, những người người Do Thái khác cũng di cư đến Nam Âu và Trung Đông.[104]

8. Trong thế kỷ XIX, các chính sách của nước Pháp về quyền lợi công bằng cho tất cả công dân bất kể tôn giáo nào đã dẫn tới sự nhập cư ồ ạt của người Do Thái (đặc biệt là người Do Thái đến từ Đông Âu và Trung Âu).[105]

9. Sự xuất hiện của hàng triệu người Do Thái trong Thế giới Mới, bao gồm làn sóng nhập cư của hơn hai triệu người Do Thái Đông Âu đến Hoa Kỳ từ năm 1880 cho tới năm 1925.[106]

10. Các cuộc tàn sát người Do Thái ở Đông Âu,[107] sự nổi dậy của cuộc cách mạng bài Do Thái,[108] nạn diệt chủng người Do Thái Holocaust,[109] và sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc Ả Rập[110] tất cả đều là lý do hậu thuẫn cho phong trào di cư ào ạt của những bộ phận lớn của người Do Thái từ quốc gia này sang đất nước khác và từ lục địa này đến châu lục khác, cho đến khi người Do Thái hàng loạt cùng nhau trở về quê hương lịch sử Israel với số lượng lớn.[102]

11. Cuộc cách mạng Hồi giáo Ba Tư của Iran đã làm cho nhiều người Do Thái Ba Tự chạy trốn thoát khỏi Iran. Hầu hết người Do Thái Ba Tư tìm được nơi quê hương mới ở Mỹ (đặc biệt là Los Angeles, California và Long Island, New York) và Israel. Các cộng đồng nhỏ khác của người Do Thái Ba Tư tồn tại ở Canada và Tây Âu.[111]

12. Khi Liên bang Xô viết sụp đổ, nhiều người Do Thái trong lãnh thổ bị ảnh hưởng (những người đã bị từ chối nhập cư) đột nhiên được phép nhập cư. Điều này đã tạo ra một làn sóng di cư đến Israel của người Do Thái vào đầu những năm 1990.[45]

Những thành phố có đông người Do Thái sinh sống

[sửa | sửa mã nguồn]
Thành phố New York của Mỹ có số lượng dân Do Thái đông nhất thế giới ở hải ngoại bên ngoài quốc gia Israel

Danh sách dưới đây là những thành phố có số lượng người Do Thái sinh sống đông đúc tại các quốc gia khác nhau trên thế giới

Xếp hạng Thành phố Quốc gia Số lượng người Do Thái
1 Tel Aviv[112]  Israel 3,214,800
2 Thành phố New York[113]  Hoa Kỳ 2,028,200[114]
3 Haifa[112]  Israel 708,000
4 Jerusalem[112]  Israel 687,000
5 Los Angeles  Hoa Kỳ 662,450[115]
6 South Florida (Miami-Fort Lauderdale-Pompano)[116][117][118]  Hoa Kỳ 535,000
7 San Francisco  Hoa Kỳ 391,500[119]
8 Beersheba  Israel 381,900[120]
9 Chicago  Hoa Kỳ 291,800[121]
10 Philadelphia  Hoa Kỳ 285,950[122]
11 Paris  Pháp 283,000[120]
12 Baltimore/Washington, D.C.  Hoa Kỳ 276,445[123]
13 Boston  Hoa Kỳ 261,100[124]
14 Buenos Aires  Argentina 244,000[82]
15 Greater Toronto Area[125]  Canada 220,000
16 Atlanta[126][127]  Hoa Kỳ 218,000
17 Luân Đôn  United Kingdom 172,000[128]
18 Moskva  Nga 100,000[129]
19 San Diego[130]  Hoa Kỳ 89,000
20 Montreal[131]  Canada 88,765
21 Cleveland-Akron-Canton[132][133][134][135]  Hoa Kỳ 86,600
22 Denver-Boulder[136]  Hoa Kỳ 83,900
23 Phoenix[137]  Hoa Kỳ 82,900
24 Las Vegas Valley[138]  Hoa Kỳ 80,000
25 Budapest[139]  Hungary 80,000
26 Detroit[80]  Hoa Kỳ 78,000
27 São Paulo[140]  Brasil 75,000
28 Marseille  Pháp 70,000[141]
29 Seattle[142]  Hoa Kỳ 63,400
30 Dallas-Fort Worth[143]  Hoa Kỳ 57,800
31 St. Louis[144]  Hoa Kỳ 54,500
32 Tampa Bay Area (Tampa-Saint Petersburg)[145]  Hoa Kỳ 51,100
33 Johannesburg[146]  Nam Phi 50,000
34 Houston[147]  Hoa Kỳ 48,400
35 Portland[148]  Hoa Kỳ 47,500
36 Pittsburgh[149]  Hoa Kỳ 42,200
37 Melbourne[150]  Úc 41,643
38 Minneapolis-Saint Paul[151]  Hoa Kỳ 40,240
39 Saint Petersburg  Nga 40,000[129]
40 Rio de Janeiro[152]  Brasil 40,000
41 Thành phố México[153]  México 39,777
42 Sydney[154]  Úc 35,196
43 Hartford[155]  Hoa Kỳ 34,500
44 New Haven[156]  Hoa Kỳ 29,700
45 Cincinnati[157]  Hoa Kỳ 27,000
46 Vancouver[158]  Canada 26,255
47 Manchester  United Kingdom 25,000[159]
48 Berlin[160]  Đức 25,000
49 Tehran  Iran 25,000[161]
50 Milwaukee[162]  Hoa Kỳ 24,200
51 Tucson[163][164]  Hoa Kỳ 22,900
52 Rochester[113]  Hoa Kỳ 22,500
53 Columbus[165]  Hoa Kỳ 22,000
54 Montevideo[166]  Uruguay 20,000
55 Amsterdam[167]  Hà Lan 20,000
56 Kansas City[168]  Hoa Kỳ 19,000
57 Orlando[169]  Hoa Kỳ 19,000
58 Kiev  Ukraine 17,900[170]
59 Istanbul  Turkey 17,000[171][172]
60 Austin[173]  Hoa Kỳ 16,300
61 Strasbourg[174]  Pháp 16,000
62 Cape Town[146][175]  Nam Phi 16,000
63 Porto Alegre[176]  Brasil 15,000
64 Jacksonville[177]  Hoa Kỳ 15,000
65 Antwerp[113]  Bỉ 15,000
66 Providence[178]  Hoa Kỳ 14,200
67 Rome[179]  Ý 13,000
68 Buffalo[180]  Hoa Kỳ 13,000
69 Winnipeg[181]  Canada 12,760
70 San Antonio[182]  Hoa Kỳ 12,740
71 Richmond[183]  Hoa Kỳ 12,500
72 Albany[184]  Hoa Kỳ 12,500
73 New Orleans[185]  Hoa Kỳ 12,000
74 Ottawa-Gatineau[186]  Canada 11,325
75 Munich[187]  Đức 11,000
76 Frankfurt[188]  Đức 10,500
77 Indianapolis[189]  Hoa Kỳ 10,000
78 Córdoba  Argentina 9,000[159]
79 Louisville[190]  Hoa Kỳ 8,700
80 Calgary[191]  Canada 8,100
81 Milan[179]  Ý 8,000
82 Rosario  Argentina 8,000[159]
83 Leeds[192]  Anh Quốc 8,000
84 Nashville[193]  Hoa Kỳ 8,000
85 Viên[194]  Áo 7,000
86 Edmonton[195]  Canada 6,000
87 Zurich[196]  Thụy Sĩ 6,000
88 Birmingham[197]  Hoa Kỳ 5,300
89 Perth[198]  Úc 5,187
90 Hong Kong  Hồng Kông 5,000[199]
91 Madison  Hoa Kỳ 5,000[200]
92 Santa Fe  Argentina 5,000[159]
93 Dayton[201]  Hoa Kỳ 4,000
94 Toledo[201]  Hoa Kỳ 3,900
95 Glasgow[202]  Anh Quốc 3,500
96 Youngstown[203]  Hoa Kỳ 3,200
97 Prague  Cộng hòa Séc 3,000[204]
98 Greensboro  Hoa Kỳ 3,000[205]
99 Durban[146]  Nam Phi 2,700
100 Athens  Hy Lạp 2,500
101 Brisbane[206]  Úc 2,195
102 Curitiba[207]  Brasil 1,774
103 Belo Horizonte[207]  Brasil 1,714
104 İzmir  Thổ Nhĩ Kỳ 1,500[172]
105 Pretoria[146]  Nam Phi 1,500
106 Recife[208]  Brasil 1,300
107 Helsinki[209]  Phần Lan 1,200
108 Montgomery[210]  Hoa Kỳ 1,200
109 Brasília[211]  Brasil 1,103
110 Florence[179]  Ý 1,000
111 Asunción[212]  Paraguay 1,000
112 Bratislava[213]  Slovakia 1,000

Sự phát triển dân số người Do Thái

[sửa | sửa mã nguồn]
Đàn ông người Do Thái đang ngồi trên băng ghế và đọc kinh cầu nguyện ở Jerusalem mộ Vua David

Israel là quốc gia duy nhất có dân số người Do Thái phát triển liên tục qua sự tăng trưởng dân số tự nhiên, mặc dù dân số người Do Thái ở các nước khác, đặc biệt là cộng đồng người Do Thái ở châu Âu và ở Bắc Mỹ gần đây đã tăng lên thông qua làn sống di dân nhập cư. Trong cộng đồng người Do Thái hải ngoại, ở hầu hết mọi quốc gia thì dân số của người Do Thái nói chung đang suy giảm hoặc đang ở trong mức ổn định, nhưng cộng đồng người Do Thái Chính thống và cộng đồng người Do Thái Haredi, trong hai cộng đồng người Do Thái này thì các thành viên thường bỏ qua việc kiểm soát sinh đẻ và từ chối kế hoạch hóa gia đình vì lý do đức tin tôn giáo, hai cộng đồng người Do Thái trên có sự gia tăng dân số nhanh nhất.[214]

Đạo Do Thái Giáo Chính Thống và nhánh Do Thái Giáo Bảo Thủ không khuyến khích truyền đạo Do Thái và cải đạo cho dân ngoại. Nhưng nhiều nhóm người Do Thái đã cố gắng tiếp cận với các cộng đồng người Do Thái được đồng hóa ở hải ngoại để họ có thể kết nối lại với nguồn gốc Do Thái của mình.

Cũng có một xu hướng của các cuộc cách mạng được khởi xướng từ phái Do Thái giáo Chính thống để hỗ trợ và giúp đỡ những người Do Thái thế tục hướng về một bản sắc Do Thái truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Do Thái để giảm thiểu tỷ lệ kết hôn khác chủng tộc và việc kết hôn khác tôn giáo. Nhờ những nỗ lực của các cuộc cách mạng ấy cùng với các nhóm Do Thái khác, trong 25 năm qua đã có một xu hướng (được gọi là cuộc cách mạng Baal Teshuva) đã làm cho những người Do Thái thế tục trở thành những người Do Thái sùng đạo, mặc dù các tác động về nhân khẩu học của cuộc cách mạng này chưa được điều tra rõ ràng.[215] Thêm vào đó, cũng có một tỷ lệ lớn những người dân ngoại cải đạo chuyển đổi sang đạo Do Thái Giáo được gọi là Người Do Thái của Sự Lựa Chọn của các dân ngoại là những người quyết định gia nhập đại gia đình dân tộc Do Thái.[216]

Ngôn ngữ của người Do Thái

[sửa | sửa mã nguồn]
Một ông lão người Do Thái ghi chép kinh thánh Torah. Ngôn ngữ được sử dụng trong thánh kinh Torah là tiếng Hebrew

Tiếng Hebrew là ngôn ngữ thiêng liêng của người Do Thái (được gọi là lashon ha-kodesh, "ngôn ngữ thần thánh") Tiếng Hebrew là ngôn ngữ chính được sử dụng trong các kinh sách của người Do Thái (Tanakh) được sáng tác, và người Do Thái nói ngôn ngữ này hằng ngày trong nhiều thế kỷ. Vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên, tiếng Aramaic có họ hàng với tiếng Hebrew, ngôn ngữ Aramaic đã sáp nhập với ngôn ngữ Hebrew và là ngôn ngữ được nói và được sử dụng ở xứ Judea.[217] Vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên, một số người Do Thái ở hải ngoại nói tiếng Hy Lạp.[218]

Trải qua nhiều thế kỷ, người Do Thái trên toàn thế giới đã nói ngôn ngữ địa phương hoặc sử dụng ngôn ngữ phổ biến tại các vùng mà người Do Thái di cư đến, người Do Thái thường phát triển các phương ngữ địa phương và sau này trở thành những ngôn ngữ độc lập. Yiddish là ngôn ngữ Đức Do Thái được phát triển bởi những người Do Thái Ashkenazi di cư sang Trung Âu. Ladino là ngôn ngữ Do Thái-Tây Ban Nha được phát triển bởi những người Do Thái Sephardic di cư sang bán đảo Iberia. Do nhiều yếu tố, bao gồm sự ảnh hưởng của nạn diệt chủng người Do Thái Holocaust đối với người Do Thái Châu Âu, cuộc di cư của người Do Thái từ các quốc gia Ả rập và các quốc gia Hồi giáo, và sự di cư tràn lan từ các cộng đồng Do Thái khác trên khắp thế giới, thì những ngôn ngữ Do Thái cổ và khác biệt của một số cộng đồng Do Thái, bao gồm Do Thái Georgian, Do Thái Ả Rập, Do Thái Berber, Krymchak, Do Thái Malayalam và nhiều ngôn ngữ khác của người Do Thái, đa số những ngôn ngữ Do Thái đó không còn được sử dụng nữa.[219]

Trẻ em người Do Thái học Kinh Thánh Torah với thầy đạo người Do Thái

Trải qua hơn mười sáu thế kỷ, tiếng Hebrew được sử dụng hầu hết trong vai trò là một ngôn ngữ phụng vụ đọc kinh cầu nguyện, và được sử dụng trong vai trò là một ngôn ngữ tôn giáo được sử dụng trong hầu hết các sách có nội dung liên quan đến Do Thái giáo, vài người chỉ nói tiếng Hebrew duy nhất vào ngày Sa bát.[220] Tiếng Hebrew đã được Eliezer ben Yehuda hồi sinh để tiếng Hebrew sống lại thành một ngôn ngữ nói, ông đã đến Palestine năm 1881. Tiếng Hebrew đã không được sử dụng trong vai trò là một tiếng mẹ đẻ kể từ thời kỳ Tannaic.[217] Ngôn ngữ Hebrew hiện đại thì hiện nay là một trong hai ngôn ngữ chính thức của Nhà nước Israel cùng với ngôn ngữ Ả Rập hiện đại.[221]

Mặc dù có những nỗ lực để khôi phục tiếng Hebrew thành một ngôn ngữ dân tộc chính thức của người Do Thái, nhưng đa số người Do Thái trên khắp thế giới không biết tiếng Hebrew và đa số người Do Thái có rất ít kiến thức và hiểu biết hạn hẹp về tiếng Hebrew, thay vào đó tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu của người Do Thái trên toàn thế giới.[222][223][224][225][226]

Mặc dù nhiều người Do Thái đã có đủ kiến thức và trình độ ngôn ngữ về tiếng Hebrew để nghiên cứu các văn học Do Thái cổ điển, và các ngôn ngữ Do Thái khác như tiếng Yiddish và tiếng Ladino thường được sử dụng gần đây vào đầu thế kỷ XX, là những ngôn ngữ Do Thái mà hầu hết người Do Thái ngày nay thiếu kiến thức; và tiếng Anh đã thay thế hầu hết các ngôn ngữ khác của người Do Thái. Ba ngôn ngữ phổ biến nhất được sử dụng rộng rải bởi những người Do Thái hiện nay là tiếng Hebrew, tiếng Anh và tiếng Nga. Một số ngôn ngữ Romance, đặc biệt là tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha, cũng được sử dụng phổ biến.[219] Trải qua chiều dài lịch sử Do Thái, tiếng Yiddish đã được nhiều người Do Thái sử dụng nhất trong lịch sử hơn bất kỳ ngôn ngữ Do Thái nào khác,[227] nhưng ngày nay sau cuộc thảm họa diệt chủng người Do Thái Holocaust và việc áp dụng tiếng Hebrew hiện đại theo cuộc cách mạng của Chủ nghĩa phục quốc Do Thái và Nhà nước Israel thì tiếng Yiddish ít được sử dụng hơn.

Ở một số nơi khác, ngôn ngữ mẹ đẻ của cộng đồng Do Thái này khác biệt với ngôn ngữ mẹ đẻ của cộng đồng Do Thái khác hoặc các nhóm dân cư chiếm đa số. Chẳng hạn như là ở Quebec, đa số người Do Thái Ashkenazi nói tiếng Anh, còn người Do Thái Sephardi sử dụng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính.[228][229][230] Tương tự như vậy, những người Do Thái Nam Phi sử dụng tiếng Anh thay vì tiếng Afrikaans.[231] Do chính sách của cả chế độ Sa hoàng và chế độ Xô viết,[232][233] Tiếng Nga đã thay thế tiếng Yiddish là ngôn ngữ của người Do Thái Nga, nhưng những chính sách này cũng ảnh hưởng đến các cộng đồng người Do Thái lân cận.[234] Ngày nay, tiếng Nga là ngôn ngữ mẹ đẻ của nhiều cộng đồng người Do Thái ở một số quốc gia hậu Xô viết, chẳng hạn như Ukraine và Uzbekistan, cũng tương tự như người Do Thái Ashkenazi ở Azerbaijan, Georgia, và Tajikistan. Mặc dù các cộng đồng người Do Thái ngày nay ở Bắc Phi nhỏ và ít ỏi, người Do Thái ở đó đã chuyển từ một nhóm đa ngôn ngữ sang một ngôn ngữ đơn nhất (hoặc gần như vậy), người Do Thái nói tiếng Pháp ở Algérie, Maroc, và thành phố Tunis.[235][236][237][238]

Người Do Thái và đạo Do Thái

[sửa | sửa mã nguồn]
Vua David là ông vua vĩ đại nhất trong lịch sử của người Do Thái, tranh vẽ của Giovanni Francesco Barbieri (il Guercino) c. 1768

Nguồn gốc của người Do Thái theo truyền thống là vào khoảng 1800 TCN với những câu chuyện ghi lại trong Kinh Thánh về sự ra đời của đạo Do Thái. Tấm bia Merneptah, có niên đại vào khoảng 1200 TCN, là một trong những tài liệu khảo cổ xưa nhất của người Do Thái sinh sống trong vùng đất Israel, nơi Do Thái giáo, tôn giáo độc thần đầu tiên được phát triển. Theo những câu chuyện chép lại trong Kinh Thánh, người Do Thái hưởng thụ những giai đoạn tự chủ đầu tiên dưới những quan tòa từ Othniel cho tới Samson, sau đó vào khoảng năm 1000 TCN, vua David thiết lập Jerusalem như là kinh đô của Vương quốc Israel và Judah Thống nhất và từ đó cai quản Mười hai chi tộc Israel.

Vào năm 970 TCN, con của vua David là vua Solomon trở thành vua của Israel[239]. Trong vòng mười năm, Solomon bắt đầu xây dựng Đền thờ thiêng liêng được biết đến như là Đền thờ Đầu tiên. Khi Solomon chết (khoảng 930 TCN), mười chi tộc phía bắc tách ra để thành lập Vương quốc Israel. Vào năm 722 TCN người xứ Assyria chinh phục vương quốc Israel và làm người Israel phải sống lưu vong, bắt đầu một cộng đồng hải ngoại. Vào thời đại di chuyển và du hành khá hạn chế, người Do Thái trở thành những người dân tỵ nạn đầu tiên và dễ bị chú ý nhất. Ngày xưa cũng như bây giờ, dân di cư được đối xử với sự nghi ngờ.

Giai đoạn Đền Thờ thứ nhất kết thúc vào khoảng 586 trước Công Nguyên, khi vua nước BabylonNebuchadnezzar II thân chinh đốc suất đại binh phạt Vương quốc Judah và phá hủy Đền thờ Do Thái[240]. Ông ta cướp bóc sạch sành sanh các kho báu trong đền thờ, và còn đày ải nhiều người Do Thái[241]. Những người Do Thái khác từ đó cũng phải đi tha hương để định cư ở nơi khác[242]. Vào năm 538 trước Công Nguyên, vua Belshazzar khi đang dự yến tiệc ở kinh thành Babylon thì bỗng thấy có bàn tay người hiện ra viết một dòng chữ lên tường thành, vội triệu tiên tri Daniel vào hỏi thì ông giải nghĩa dòng chữ, rằng Thiên Chúa đã phán quyết Đế quốc Babylon đã đến hồi diệt vong. Quả nhiên, vua nước Ba Tư thân chinh điều động binh mã tinh nhuệ phạt nước Babylon và lật đổ Belshazzar, tiêu diệt luôn cả Đế quốc của ông ta. Sau thắng lợi vang dội này, Cyrus Đại đế liền ban bố thánh chỉ[243][244][245]:

Thế rồi, không những dân Do Thái mà tất cả các dân tộc tù đày trong Đế quốc Babylon đều được vua Cyrus Đại Đế ban bố tự do cho trở về cố hương. Khác xa các vua Ai Cập và Babylon trước đây, ông là vị vua anh minh, nhân đạo và có ngự bút viết: "Trẫm đã quy tụ tất cả các dân tộc đó và Trẫm cho phép họ được về quê hương của chính họ"[245]. Theo huấn lệnh của nhà vua, quan Tổng đốc tỉnh Judah là Sheshbazzar - người có dòng dõi vua David - dẫn nhóm người Do Thái đầu tiên trở về thành Jerusalem. Hai năm sau, tức năm 536 trước Công Nguyên, người cháu của David là Zerubabbel dẫn thêm một nhóm người Do Thái thứ hai trở về cố hương, chấm dứt kiếp tù đày của họ. Trở về, trước cảnh hoang tàn của thành Jerusalem họ hết mực đau buồn[245]. Kể từ triều đại Cyrus Đại Đế, dân Do Thái cũng xuất hiện ở Iran[246]. Ông cũng ban của cải và vật liệu xây dựng đền thờ cho vị quan Tổng đốc này. Từ năm 538 TCN cho đến năm 535 TCN, quan Tổng đốc Zerubabbel đã dẫn dắt nhóm người Do Thái đầu tiên về quê hương. Với chính sách tự do tôn giáo, triều đình Cyrus Đại Đế còn bỏ ra tiền của ngân khố quốc gia Ba Tư giúp nhân dân Do Thái xây dựng lại đền thờ[247][248]. Việc xây dựng Đền thờ thứ hai, được hoàn thành vào năm 516 TCN dưới triều vua Darius Đại Đế 70 năm sau khi Đền thờ Thứ nhất bị phá hủy[249][250]. Khi Alexander Đại Đế chinh phục Đế quốc Ba Tư, vùng đất Israel rơi vào quyền cai trị của người Hy Lạp cổ (Hellenistic Greek), cuối cùng lại mất vào tay Vương quốc Ptolemaios rồi lại mất vào tay Vương quốc Seleukos.

Triều đình Seleukos cố gắng cải tạo lại Jerusalem khi một thành phố theo văn minh Hy Lạp trở thành người đứng đầu sau khởi nghĩa Maqabim thành công năm 168 TCN lãnh đạo bởi tu sỹ Mattathias cùng với 5 người con trai của ông chống lại Antiochus Epiphanes, và họ thành lập Vương quốc Hasmoneus năm 152 TCN với Jerusalem một lần nữa là kinh đô của vương quốc[251]. Vương quốc Hasmoneus kéo dài trên một trăm năm, nhưng sau đó khi Đế quốc La Mã trở nên hùng mạnh hơn họ đưa Herod lên làm vua chư hầu người Do Thái. Vương quốc của vua Herod cũng kéo dài trên một trăm năm. Bị người Do Thái đánh bại trong cuộc khởi nghĩa Do Thái thứ nhất năm 70, cuộc chiến tranh Do Thái - La Mã đầu tiên và cuộc khởi nghĩa Bar Kokhba năm 135 đã đóng góp đáng kể vào số lượng và địa lý của cộng đồng Do Thái ở nước ngoài, do một phần lớn dân số Do Thái của vùng đất Israel bị trục xuất rồi bị bán làm nô lệ trong toàn Đế quốc La Mã. Kể từ đó, những người Do Thái đã sống trên mọi đất nước của thế giới, chủ yếu là ở châu Âu và vùng Trung Đông mở rộng, trải qua nhiều sự ngược đãi, đàn áp, nghèo đói, và ngay cả diệt chủng (xem: chủ nghĩa bài Do Thái, Holocaust), với thỉnh thoảng một vài giai đoạn phát triển hưng thịnh về văn hóa, kinh tế, và tài sản cá nhân ở nhiều nơi khác nhau (chẳng hạn như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Ba LanHoa Kỳ).

Cho đến cuối thế kỷ XVIII, từ Do Tháitheo đạo Do Thái được xem là đồng nghĩa trong thực tế, và đạo Do Thái là yếu tố chính thống nhất người Do Thái mặc dù mức độ theo đạo đó có khác nhau. Trong thời kỳ của chủ nghĩa Khai sáng chuyên chế, một vị vua nổi tiếng của Vương quốc PhổFriedrich II Đại Đế đã tiến hành khoan dung tôn giáo và gia tăng quyền lợi của cộng đồng Do Thái[252]. Vào năm 1750, ông ra Thánh chỉ phán rằng người Do Thái được quyền làm chủ các trường học, giáo đường và nhà nguyện của họ[253]. Theo sau Thời đại Khai sáng và thời đại Haskalah tương ứng theo truyền thống Do Thái, một sự thay đổi dần dần đã diễn ra mà qua đó nhiều người Do Thái cho mình là thành viên của nước Do Thái là khái niệm khác biệt với theo đạo Do Thái.

Từ "Yehudi" (số nhiều Yehudim) trong tiếng Hebrew nguyên thủy được dùng để chỉ chi tộc Judah. Sau này, khi phần phía bắc của Vương quốc Israel Thống nhất tách khỏi phần phía nam, thì phần phía nam của Vương quốc bắt đầu đổi tên theo của chi tộc lớn nhất của họ, tức là thành Vương quốc Judah. Từ này ban đầu đề cập đến cư dân của vương quốc phương nam, mặc dù từ B'nei Yisrael (Israelite, người Israel) vẫn được sử dụng cho cả hai nhóm. Sau khi người Assyria chinh phục vương quốc phía bắc để lại mỗi vương quốc phía nam còn tồn tại, từ Yehudim dần dần được dùng để chỉ toàn thể những người theo Do Thái giáo, hơn là chỉ những người trong chi tộc hay là trong Vương quốc Judah. Từ Jew trong tiếng Anh được bắt nguồn từ Yehudi (xem #Thuật ngữ). Sử dụng đầu tiên trong Kinh thánh Tanakh để chỉ đến toàn bộ dân tộc Do Thái được tìm thấy trong Sách Esther.

Nguồn gốc của người Do Thái

[sửa | sửa mã nguồn]
Abraham tổ phụ đầu tiên của người Do Thái tự cắt bao quy đầu của ông để lập giao ước với Thiên Chúa

Việc khôi phục lại thông tin về nguồn gốc của người Do Thái rất là khó khăn và phức tạp. Việc phục dựng này đòi hỏi phải kiểm tra ít nhất là 3.000 năm lịch sử cổ đại của nhân loại bằng cách sử dụng nhiều tài liệu với số lượng đồ sộ và đa dạng được viết bằng ít nhất mười ngôn ngữ ở vùng cận Đông. Những khám phá khảo cổ học phụ thuộc vào các nhà nghiên cứu và các học giả từ nhiều chi nhánh khác nhau, mục tiêu là phải giải thích tất cả các dữ kiện thực tế, tập trung vào lý thuyết hợp lý nhất. Trong trường hợp này thì việc này rất là phức tạp bởi sự ảnh hưởng của các yếu tố chính trị lâu dài và các thành kiến về tôn giáo và văn hoá.[254]

Những dữ liệu tiền sử và dân tộc học của người Do Thái có liên quan chặt chẽ với ngành khảo cổ học, sinh học, và các bản ghi chép lịch sử, cũng như các tài liệu tôn giáo và những tài liệu thần thoại. Nhóm dân tộc sơ khai nguyên thủy mà người Do Thái ban đầu có nguồn gốc với tổ tiên của họ là một liên minh của các bộ lạc nói ngữ hệ Semetic thời kỳ đồ sắt được gọi là người Israel sống ở khu vực nằm trong một phần của miền đất Canaan trong thời kỳ bộ lạc và thời kỳ chánh thể.[255] Những người Do Thái hiện đại xuất thân từ Vương quốc Judah ở miền nam Israel, là các bộ lạc của chi tộc Judah và chi tộc Benjamin kể từ khi mười bộ lạc phía Bắc bị mất sau khi họ bị bắt giam ở Assyria.[256][257]

Theo bản tường thuật Kinh Thánh Hebrew, tổ tiên của người Do Thái được truy ra là có nguồn gốc từ các bậc tổ phụ trong Kinh thánh như Abraham, con trai của Abraham là Isaac, con trai của Isaac là Jacob, và các mẫu phụ như Sarah, Rebecca, Leah và Rachel, những người này đã sống ở Canaan. Mười hai bộ lạc được mô tả là con cháu hậu duệ thuộc dòng dõi của mười hai người con trai của Jacob. Jacob và gia đình ông di cư đến Ai Cập cổ đại sau khi được chính tay Pharaoh mời đến sống cùng với con của ông là Joseph. Dòng dõi con cháu hậu duệ của các bậc tổ phụ sau này trở thành những người nô lệ cho đến khi giai đoạn xuất hành được Moses dẫn dắt. Joshua là người thừa kết vai trò lãnh đạo dân tộc Do Thái sau khi Moses qua đời. Joshua là người đã chỉ huy người Israel xâm chiếm vùng đất của người Canaan.

Phần lớn các nhà khảo cổ học hiện đại đã loại bỏ tính lịch sử của bài tường thuật Kinh Thánh này,[258] vì bài tường thuật này đã được tái tạo thành một câu chuyện thần thoại mang khí chất dân tộc đầy cảm hứng của người Israel. Tuy nhiên, người Israel và nền văn hóa của họ, theo các tài liệu khảo cổ học hiện đại, đã không hề xâm chiếm vùng đất của người Canaan bằng vũ lực, nhưng thay vào đó thì người Israel đã tách ra khỏi dân tộc Canaan và tạo ra sự khác biệt văn hoá thông qua việc phát triển một bản sắc riêng biệt là tín ngưỡng độc thần và sau này là tôn giáo độc thần, đức tin tập trung vào Yahweh là một trong những vị thần cổ đại của dân Canaan. Sự phát triển của niềm tin trung thành với Yahweh, cùng với một số thực hành văn hoá, đã dần dần làm cho nhóm dân tộc Israel khác biệt để tách khỏi những người Canaan khác.[259][260][261]

Các nghiên cứu di truyền về người Do Thái cho thấy hầu hết đa số người Do Thái trên toàn thế giới đều có một di sản di truyền phổ biến có chung tổ tiên nguồn gốc từ Trung Đông, và kết quả cho thấy sự giống nhau nhiều nhất giữa người Do Thái với các dân tộc của vùng Trăng lưỡi liềm Màu mỡ.[262][263][264] Thành phần di truyền của các nhóm người Do Thái khác nhau cho thấy người Do Thái có chung một cụm gien di truyền từ 4.000 năm nay, đó là một dấu hiệu về nguồn gốc tổ tiên chung của họ. Mặc dù các nhóm người Do Thái sinh sống tách biệt nhau lâu dài, các cộng đồng Do Thái vẫn duy trì các đặc điểm chung trong văn hoá, truyền thống và ngôn ngữ.[265]

Chiến tranh và những vụ khủng bố

[sửa | sửa mã nguồn]
Sa Hoàng Nga-Dừng lại sự bức hại tàn nhẫn của ông lên người Do Thái 1904
Pinchas Polonsky một người Do Thái gốc Nga

Người Do Thái và đạo Do Thái giáo đã trải qua nhiều vụ khủng bố khác nhau trong những trang lịch sử Do Thái. Vào hậu kỳ cổ đại và thời Sơ kỳ Trung Cổ, Đế quốc La Mã (trong các giai đoạn sau này được gọi là Đế quốc Byzantine) đã đàn áp bách hại dân tộc Do Thái nhiều lần, trước tiên bằng cách trục xuất người Do Thái rời khỏi quê hương của họ trong thời kỳ La Mã cổ đại ngoại giáo, và sau đó chính thức áp đặt người Do Thái là công dân hạng nhì trong kỷ nguyên Thiên chúa giáo La Mã.[266][267]

Theo James Carroll, "Người Do Thái chiếm 10% tổng dân số của Đế quốc La Mã. Nếu tỷ lệ này không bị các yếu tố khác tác động, sẽ có 200 triệu người Do Thái trên thế giới, thay vì 13 triệu người Do Thái ngày nay".[268]

Sau đó trong Tây Âu thời trung cổ, những cuộc bức hại người Do Thái được khởi xướng bởi các Kitô hữu đã xảy ra, đặc biệt là trong các cuộc Thập Tự chinh - khi người Do Thái trên khắp nước Đức bị thảm sát - và một loạt các vụ trục xuất từ Vương quốc Anh, Đức, Pháp, và đợt trục xuất lớn nhất là ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sau khi Reconquista (Cuộc cách mạng tái chiếm bán đảo Iberia), nơi mà cả hai người Do Thái Sephardi chưa được rửa tội và tầng lớp cai trị là người Hồi giáo Moors đã được trục xuất.[269][270]

Trong các tiểu bang của Đức Giáo hoàng, tồn tại cho đến năm 1870, người Do Thái được yêu cầu chỉ sống trong các khu phố riêng biệt được chỉ định gọi là ghettos.[271]

Hồi giáo và Do Thái giáo có một mối quan hệ phức tạp. Theo truyền thống, người Do Thái và Kitô hữu sống ở các vùng đất Hồi giáo, được gọi là dhimmis, người Do Thái và Kitô hữu được phép thực hành tôn giáo của họ và quản lý các công việc nội bộ của họ, nhưng người Do Thái và Kitô hữu phải tuân thủ theo một số điều kiện nhất định.[272] Người Do Thái và người Kitô hữu phải trả tiền thuế jizya (thuế bình quân đầu người được áp dụng đối với nam giới tự do mà không phải là người Hồi giáo) sinh sống ở trong nhà nước Hồi giáo.[272]

Dhimmis có vị thế thấp kém hơn dưới sự cai trị của người Hồi giáo. Họ có một số khuyết tật về mặt xã hội và về mặt pháp lý như cấm đối tượng mang vũ khí phòng thân hoặc đưa ra lời khai tại tòa án trong các trường hợp có liên quan đến người Hồi giáo.[273] Sự khuyết tật này có tính biểu tượng. Một trong những mô tả của Bernard Lewis là "làm suy nhồi nhất"[274] Mặt khác, người Do Thái hiếm khi đối mặt với tử vì đạo hoặc đày ải, hoặc bị cưỡng bách thay đổi tôn giáo của họ, và họ hầu như được tự do lựa chọn nơi cư trú và nghề nghiệp.[275] là yêu cầu phải mặc quần áo khác biệt. Mặt khác, người Do Thái ít khi phải đối mặt với án tử đạo hoặc bị lưu đày, hoặc bắt buộc phải thay đổi tôn giáo của họ, và họ hầu như được tự do lựa chọn nơi ở và nghề nghiệp.[275]

Các trường hợp ngoại lệ đáng chú ý bao gồm vụ thảm sát người Do Thái và bắt buộc người Do Thái phải cải đạo bởi các nhà cai trị thuộc triều đại Almohad ở Al-Andalus vào thế kỷ XII,[276] cũng như là ở Hồi giáo Ba Tư,[277] và sự ép buộc cưỡng bách người Do Thái Ma Rốc vào các khu phố được gọi là mellahs bắt đầu từ thế kỷ XV và đặc biệt vào đầu thế kỷ XIX.[278] Trong thời hiện đại, chủ đề bài Do Thái trở thành một tiêu chuẩn để kết hợp với các ấn phẩm chống lại người Do Thái và các tuyên bố từ các phong trào Hồi giáo như Hezbollah và Hamas, trong các tuyên bố của các cơ quan khác nhau của Cộng hòa Hồi giáo Iran, thậm chí trong các tờ báo và các ấn phẩm khác của Thổ Nhĩ Kỳ Refah Partisi. "[279]

Trong suốt chiều dài lịch sử, nhiều nhà cai trị, các đế quốc và các quốc gia đã đàn áp quần chúng Do Thái của họ hoặc tìm cách để loại bỏ hoàn toàn nhân dân Do Thái. Các phương pháp được sử dụng bao gồm từ việc trục xuất Do Thái sang diệt chủng Do Thái hoàn toàn; trong các quốc gia, thường những đe dọa của những phương pháp cực đoan này đủ để làm im lặng sự bất đồng quan điểm. Lịch sử của chủ nghĩa bài Do Thái bao gồm cuộc thập tự chinh đệ nhất dẫn đến cuộc tàn sát người Do Thái;[269] cuộc bách đạo Tây Ban Nha (dẫn đầu bởi Tomás de Torquemada) và cuộc bách đạo Bồ Bào Nha, với cuộc đàn áp và hành động đức tin để chống lại những người Kitô hữu Mới và người Do Thái Marrano;[280] vụ thảm sát Bohdan Chmielnicki Cossack ở Ukraine;[281] những vụ tàn sát Pogrom được hậu thuẫn bởi các Sa hoàng Nga;[282] cũng như những vụ trục xuất người Do Thái rời khỏi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Đức và các quốc gia khác mà người Do Thái đã định cư.[270] Theo một nghiên cứu năm 2008 được công bố trên tạp chí Journal of Human Genetics của Mỹ, 19,8% dân số Iberia hiện đại có tổ tiên là người Do Thái Sephardi,[283] cho biết rằng số lượng người Do Thái cải đạo có thể đã cao hơn nhiều so với dự kiến ban đầu.[284][285]

Cuộc đàn áp người Do Thái đạt đến đỉnh cao trong Giải pháp cuối cùng của Đức Quốc Xã Nazi, dẫn đến việc diệt chủng người Do Thái Holocaust và giết mổ khoảng 6 triệu người Do Thái.[286] Trong số 15 triệu người Do Thái trên khắp toàn thế giới vào năm 1939, hơn 1/3 số người Do Thái bị giết trong nạn diệt chủng người Do Thái Holocaust.[287][288]

Nạn diệt chủng người Do Thái Holocaust là những cuộc khủng bố và những vụ diệt chủng người Do Thái Châu Âu mang tính chất hệ thống của nhà nước (và một số cộng đồng người Do Thái Bắc Phi bị kiểm soát tại Bắc Phi) và các nhóm dân tộc châu Âu thiểu số khác trong Thế Chiến thứ II do Đức và các đồng minh của Đức đã gây ra thì ngày nay vẫn là dấu ấn lịch sử nổi bật nhất về sự đàn áp bách hại chống lại người Do Thái.[289] Cuộc bức hại và diệt chủng người Do Thái đã được thực hiện theo từng giai đoạn. Tạo ra những bộ luật mới để loại bỏ người Do Thái hoàn toàn khỏi xã hội dân sự và đã được ban hành nhiều năm trước khi Thế Chiến thứ II bùng nổ ra.[290] Các trại tập trung được thành lập với mục đích sử dụng sức lao động của các tù nhân người Do Thái làm nô lệ cho đến khi các phạm nhân người Do Thái chết vì bị kiệt sức hoặc bị trúng bệnh tật.[291] Trường hợp Đế chế thứ ba chinh phục các lãnh thổ mới nằm ở vùng Đông Âu, các đơn vị chuyên biệt được gọi là Einsatzgruppen đã giết hại người Do Thái và các đối thủ chính trị người Do Thái trong các vụ nổ súng hàng loạt.[292]

Hầu như mọi cánh tay của bộ máy quan liêu chính phủ Đức đều tham gia vào việc hậu thuẫn cho các vụ giết người hàng loạt, biến quốc gia Đức thành cái mà một học giả Holocaust phải thốt nên là "một dân tộc diệt chủng."[293]

Các sắc tộc Do Thái khác nhau

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Do Thái không phải là một dân tộc thống nhất nhưng là một dân tộc có nhiều sắc tộc khác nhau. Mỗi sắc tộc Do Thái mang một nền văn hóa, truyền thống, và bản sắc dân tộc cũng rất khác nhau. Ngày nay, các biểu hiện của những khác biệt này giữa các sắc tộc người Do Thái có thể được quan sát thấy trong các biểu hiện văn hóa ở trong mỗi cộng đồng Do Thái, bao gồm sự đa dạng ngôn ngữ mà người Do Thái nói, sở thích ăn uống, các phong tục nghi lễ tôn giáo, các giải thích giáo lý Do Thái Giáo, và nguồn gốc gien di truyền.[294]

Đa số người Do Thái thường chọn một trong hai nhóm sắc tộc chính của người Do Thái là người Ashkenazi và người Sephardi. Ashkenazi có nghĩa là người Đức (Ashkenazim số nhiều và Ashkenazi số ít) và trong tiếng Hebrew thì Ashkenaz có nghĩa là nước Đức, tên gọi Ashkenazim ám chỉ nguồn gốc thổ nhưỡng và bản sắc văn hóa Đức Do Thái.

Trong khi đó thì tên gọi Sephardim ám chỉ nguồn gốc thổ nhưỡng từ vùng bán đảo Iberia và bản sắc văn hóa Tây Ban Nha Bồ Đào Nha Do Thái. Danh từ Sephardim còn được áp dụng cho những người Mizrahi ở Israel. Mizrahim nghĩa là người Do Thái phương Đông ám chỉ nhóm người Do Thái gốc Trung Đông và Bắc Phi. Vì lý do phong tục tập quán tín ngưỡng nên người Mizrahi được gộp chung trong nhóm sắc tộc Sephardim mặc dù người Sephardi và người Mizrahi là hai sắc tộc khác biệt.[295]

Ngoài hai nhóm sắc tộc Do Thái chính kia, thì còn có những nhóm sắc tộc Do Thái thiểu số khác như là các nhóm Ấn Độ Do Thái bao gồm Bene Israel, Bnei Menashe, Cochin Do Thái, và Bene Ephraim. Người Romaniotes của Hy Lạp; người Do thái Ý ("Italkim" hoặc "Bené Roma"); Teimanim từ Yemen; những nhóm người Do Thái Châu Phi khác nhau, trong đó có nhiều nhất là Beta Israel của Ethiopia; và người Trung Hoa Do Thái, nổi bật nhất là người Khai Phong Do Thái, cũng như các cộng đồng khác biệt nhưng bây giờ gần như tuyệt chủng.[296]

Người Sephardi Do Thái

[sửa | sửa mã nguồn]
Người Do Thái Sephardi với các đặc điểm của người Trung Đông

Sephardi có nghĩa là Tây Ban Nha hay Hispanic có nguồn gốc từ danh từ Sepharad là một địa danh trong Kinh Thánh.[297] Người Sephardi Do Thái là những người Do Thái thuộc dòng dõi của những người Do Thái đã từng sống ở Bán đảo Iberia vào cuối thế kỷ XV. Vì lý do tôn giáo người Do Thái Sephardi phải di cư rời khỏi Tây Ban Nha vào năm 1492. Con cháu hậu duệ dòng dõi của những người Do Thái này cho dù có sinh ra ở bất cứ nơi đâu vẫn được gọi là người Sephardi Do Thái. Mặc dù những người Do Thái này được trục xuất rời khỏi Bán đảo Iberia, những người Do Thái này lưu vong tìm những nơi trú ẩn mới như Maghreb, Ai Cập, Ý, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Đất Thánh, Hà Lan, và Tân Thế giới.[298]

Người Sephardi Do Thái nói ngôn ngữ Ladino hay tiếng Do Thái Tây Ban Nha, những người Do Thái Sephardi có phong tục tập quán và văn hóa truyền thống và nghi thức tôn giáo Do Thái riêng của họ. Năm 1924, Đại tướng Don Miguel Primo de Rivera y Orbaneja, Marquis đệ Nhị của Estella, thứ 22 của Sobremonte, Hiệp sĩ của Calatrava đã cấp quốc tịch Tây Ban Nha cho những người Do Thái Sephardi vì lý do "lịch sử" và điều này đã cứu được nhiều mạng sống của người Do Thái trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới Thứ Hai. Lãnh sự quán Tây Ban Nha Ángel Sanz Briz đã cứu sống được 5200 mạng người Do Thái ở Hungary để tránh khỏi nạn diệt chủng người Do Thái Holocaust bằng cách làm giấy tờ giả cho những người Do Thái Hungary.[299][300][301] Tuyên bố rằng người Do Thái Sephardic là công dân Tây Ban Nha và do đó người Sephardi Do Thái thuộc thẩm quyền của chính phủ Tây Ban Nha.[302]

Vào năm 1991, Yad Vashem (Bảo tàng Holocaust ở Israel) đã công nhận hành động tốt đẹp của Sanz Briz, trao cho anh ta danh hiệu Người Dân Ngoại Công Chính và khắc ghi tên của nhà lãnh sự quán Tây Ban Nha trên đài tưởng niệm Shoah. Năm 1994, chính phủ Hungary đã trao tặng cho ông Huân chương Thập tự Cộng hòa Hungary. Sanz Briz là nhà ngoại giao Tây Ban Nha đầu tiên được xuất hiện trên một con dấu bưu điện ở Tây Ban Nha.

Người Sephardi Do Thái nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số gương mặt nổi tiếng là người Sephardi Do Thái

Nghệ thuật, Văn hoá và Văn học
[sửa | sửa mã nguồn]
Giới chính trị gia và những người hoạt động trong chính phủ
[sửa | sửa mã nguồn]
Thể thao thể dục
[sửa | sửa mã nguồn]
Kinh doanh và Tài chính
[sửa | sửa mã nguồn]
Khoa học
[sửa | sửa mã nguồn]

Người Mizrahi Do Thái

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà bác học người Do thái Mizrahi Serge Haroche đạt giải Nobel Vật Lý năm 2012

Người Do Thái Mizrahi hay còn gọi là người Do Thái phương Đông là những người Do Thái có nguồn gốc từ những cộng đồng người Do Thái ở vùng Trung Đông từ thời kỳ thánh kinh cho đến đương đại. Họ là hậu duệ của những người Do Thái Babylon, và các bộ tộc người Do Thái vùng thượng mà ngày nay bao gồm những quốc gia như Iraq, Syria, Bahrain, Kuwait, Dagestan, Azerbaijan, Iran, Uzbekistan, Caucasus, Kurdistan, Afghanistan, Ấn Độ và Pakistan.

Trước khi hồi sinh quốc gia Israel hiện nay, thì người Do Thái Mizrahi không xác định bản thân họ là một nhóm Do Thái riêng biệt. Thay vào đó, người Do Thái Mizrahi thường coi chính bản thân họ là Sephardi, vì họ theo phong tục truyền thống tôn giáo của Do Thái giáo Sephardi.

Một nghiên cứu do Cục Thống kê Trung ương Israel (ICBS) tiến hành, những người Do Thái Mizrahi ít có khả năng theo học đại học hơn so với người Do Thái Ashkenazi. Những người Do Thái Ashkenazi sinh ra ở Israel có khả năng theo học đại học cao gấp hai lần so với người Do Thái Mizrahi ở Israel.[303] Hơn nữa, tỷ lệ người Do Thái Mizrahi theo đuổi sự nghiệp học vấn tại đại học vẫn còn rất thấp so với các nhóm di dân thế hệ thứ hai có nguồn gốc từ người Do Thái Ashkenazi, chẳng hạn như người Nga.[304] Theo một cuộc khảo sát của Trung tâm Adva, thu nhập trung bình của người Do Thái Ashkenazi cao hơn 36% so với thu nhập trung bình của người Do Thái Mizrahi năm 2004.[305]

Người Mizrahi Do Thái nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số gương mặt nổi tiếng là người Mizrahi Do Thái

Nghệ thuật, Văn hoá và Văn học
[sửa | sửa mã nguồn]
Giới chính trị gia và những người hoạt động trong chính phủ
[sửa | sửa mã nguồn]
Thể thao thể dục
[sửa | sửa mã nguồn]
Kinh doanh và Tài chính
[sửa | sửa mã nguồn]
Khoa học
[sửa | sửa mã nguồn]

Người Ashkenazi Do Thái

[sửa | sửa mã nguồn]
Người Do Thái Ashkenazi với các đặc điểm của Đại chủng Âu

Người Ashkenazi Do Thái chiếm phần lớn đa số dân số người Do Thái hiện đại, với ít nhất 70% người Do Thái trên toàn thế giới (và lên đến 90% trước Chiến tranh thế giới II và Holocaust). Do sự di cư của họ từ châu Âu, người Ashkenazi cũng đại diện cho phần lớn người Do Thái ở các lục địa Thế giới Mới, ở các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Argentina, Australia và Brasil. Hiện nay thì cộng đồng người Do Thái ở nước Mỹ chủ yếu là Người Ashkenazi Do Thái chiếm 90% tổng dân số người Do Thái ở nước Mỹ.[306][307] Ở xứ Pháp, sự nhập cư của người Do Thái từ Algérie (Người Do Thái Sephardi) đã dẫn họ vượt qua người Do Thái Ashkenazi.[308]

Tại Hoa Kỳ thì người Ashkenazi Do Thái chỉ chiếm khoảng 2% dân số Hoa Kỳ bao gồm người gốc Ashkenazi Do Thái cả cha và mẹ.[309] 27% người Mỹ đoạt giải Nobel trong thế kỷ XX là người Ashkenazi Do Thái,[309][310] 25% người chiến thắng Huy chương Fields và 25% người chiến thắng giải ACM Giải Turing cũng là người Ashkenazi Do Thái.[309]

Tại Israel thì người Do Thái gốc Ashkenazi chiếm khoảng 47,5% tổng dân số người Do Thái ở Israel (và do đó người Do Thái gốc Ashkenazi chiếm 35-36% tổng dân số người Israel).[311] Người Do Thái Ashkenazi đã đóng một vai trò rất lớn và nổi bật trong nền kinh tế, truyền thông và chính trị của quốc gia Israel kể từ khi đất nước Israel hiện đại từ trong giai đoạn trứng nước cho đến khi được thành lập. Các đời tổng thống Israel từ khi quốc gia này được thành lập năm 1948 cho đến hiện này đều là người Ashkenazi Do Thái.[312]

Chỉ số trí thông minh IQ trung bình của người Ashkenazi Do Thái đã được tính toán là 112-115 (Cochran)[313]

Người Ashkenazi Do Thái nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số gương mặt nổi tiếng là người Ashkenazi Do Thái

Nghệ thuật, Văn hoá và Văn học
[sửa | sửa mã nguồn]
Giới chính trị gia và những người hoạt động trong chính phủ
[sửa | sửa mã nguồn]
Thể thao thể dục
[sửa | sửa mã nguồn]
Kinh doanh và Tài chính
[sửa | sửa mã nguồn]
Khoa học
[sửa | sửa mã nguồn]

Xung đột giữa các sắc tộc của người Do Thái

[sửa | sửa mã nguồn]

Các mối quan hệ giữa người Do Thái Sephardi và người Do Thái Ashkenazi đôi khi rất căng thẳng và thiếu đi sự cảm thông bởi lòng kiêu ngạo, tính hời hợt và những khẳng định về tính ưu việt chủng tộc của hai phe Do Thái, với cả hai bên chê bai nhau về sự thấp kém của bên kia, dựa trên các nét văn hóa đặc trưng và đặc tính thể chất.

Người Do Thái Sephardi và người Do Thái Berber từ Bắc Phi thường được người Do Thái Ashkenazi coi là công dân hạng hai trong thập kỷ đầu tiên sau khi nhà nước Israel được thành lập. Điều này đã dẫn tới các cuộc cách mạng phản kháng như Những con báo đen Israel được khởi xướng bởi Saadia Marciano, một người Do Thái Maroc.

Sự phân biệt kỳ thị chủng tộc của người Do Thái

[sửa | sửa mã nguồn]
Người Do Thái Châu Phi bên trái và người Do Thái da trắng Ashkenazi bên phải

Vào tháng 5 năm 2015, trang báo Do Thái nổi tiếng The Jewish Daily Forward đã miêu tả cộng đồng người Do Thái Ethiopia ở Israel là một trong những nhóm sắc tộc "đã than phiền về sự kỳ thị, sự phân biệt chủng tộc và sự nghèo đói."[314] Cộng đồng người Do Thái Ethiopia phải đối mặt với thái độ phân biệt kỳ thị chủng tộc trong xã hội Israel.[315]

Năm 2004, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc được cho là có liên quan về sự chậm trễ trong việc cấp phép cho người Do Thái Ethiopia di cư đến Israel theo Luật hồi hương của người Do Thái.[316] Tuy nhiên, sự chậm trễ có thể là do các động cơ tôn giáo hơn là chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc, vì đã có cuộc tranh luận liệu người Ethiopia có thực sự là người Do Thái hay không.[317][318]

Trong năm 2005, chủ nghĩa kỳ thị phân biệt chủng tộc bị cáo buộc khi thị trưởng của Or Yehuda từ chối việc chấp nhận sự gia tăng lớn của người nhập cư người Do Thái Ethiopia do lo sợ giá trị bất động sản của thị trấn sẽ giảm hoặc tỷ lệ tội phạm gia tăng.[319]

Một cuộc điều tra được đăng lên trên tờ báo Jerusalem Post năm 2005 cho thấy 43% người Israel không kết hôn với người Do Thái Ethiopia và không muốn con cái và con cháu của họ kết hôn với một thành viên người Do Thái Ethiopia trong cộng đồng.[320]

Trong năm 2009, học sinh người Do Thái Ethiopia đã bị từ chối nhập học vào ba trường bán công Haredi ở Petah Tikva. Một quan chức chính phủ Israel đã chỉ trích khu đô thị Petah Tikva và các trường học. Lãnh đạo tinh thần Shas Ovadia Yosef đe doạ sẽ đuổi việc bất kỳ hiệu trưởng của trường học nào trong hệ thống trường học của Shas, những người từ chối nhận học sinh người Do Thái Ethiopia. Bộ Giáo dục Israel quyết định rút kinh phí khỏi các trường học Lamerhav, Da'at Mevinim và Darkei Noam, những trường này đã từ chối chấp nhận sinh viên người Do Thái Ethiopia. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã lên tiếng chống lại việc từ chối chấp nhận trẻ em Ethiopia, gọi đó là "một cuộc tấn công khủng bố đạo đức"[321][322]

Bạo lực của cảnh sát người Do Thái

[sửa | sửa mã nguồn]
Cảnh sát người Do Thái ở Israel tấn công và bắt giữ dân thường

Vào tháng 4 năm 2015, một người lính Ethiopia trong quân đội IDF trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công phân biệt kỳ thị chủng tộc không mang tính khiêu khích, người lính Ethiopia bị một cảnh sát người Israel đánh đập và vụ tấn công này đã được thu lại trên video. Tờ báo Do Thái Jerusalem Post ghi nhận vào năm 2015 rằng, đã có một loạt các báo cáo trong báo chí Israel về các hành động bạo lực của cảnh sát Do Thái đối với người Do Thái Ethiopia ở Israel, và nhiều người trong cộng đồng nói rằng họ bị đối xử bất công bằng và bị đối xử một cách tàn nhẫn khắc nghiệt khó khăn hơn so với các công dân khác.[323][324]

Chính sách y tế của người Do Thái

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 24 tháng 1 năm 1996, tờ Ma'ariv đã tiết lộ về chính sách Magen David Adom gây chú ý dư luận dẫn đến các chỉ trích nặng nề ở Israel và trên toàn thế giới.[325][326][327] Theo chính sách mà Bộ Y tế Israel hay các nhà tài trợ đã không chú ý đến, các mẫu hiến máu nhận được từ người nhập cư Ethiopia và con cái của họ đã được vứt bỏ một cách bí mật. Cuộc điều tra công khai lần thứ hai đã dẫn đến việc hiểu sai về hướng dẫn năm 1984 để đánh dấu các mẫu hiến máu từ người nhập cư Ethiopia do tỷ lệ cao bị nhiễm vi khuẩn HBsAg và kết quả cho thấy các ca nhiễm bệnh viêm gan B rất cao trong các mẫu máu lấy từ quần thể này.

Vài ngày sau cuộc điều tra, mười ngàn người Do Thái Ethiopia đã bao vây quanh Văn phòng Thủ tướng Chính phủ. Lực lượng cảnh sát đã bị bất ngờ và cảnh sát đã không chuẩn bị trước cho vụ bạo lực bùng phát này, khiến các cảnh sát bị thương do người Do Thái Ethiopia ném đá, đánh đập bằng gậy và thanh thép. Cảnh sát đã đẩy lùi những người biểu tình bằng đạn cao su, súng nước. 41 cảnh sát và 20 người biểu tình đã bị thương và 200 chiếc xe thuộc lực lượng nhân viên Văn phòng Thủ tướng Chính phủ đã bị hư hỏng.

Vào ngày 6 tháng 11 năm 2006, hàng trăm người Do Thái Ethiopia đã đụng độ với cảnh sát khi những người Ethiopia biểu tình cố chặn lối vào Jerusalem để chống lại quyết định của Bộ Y tế Israel vẫn tiếp tục chính sách MDA về việc hủy bỏ các mẫu hiến máu các nhóm có nguy cơ mang mầm bệnh cao.[328]

Cho đến hiện nay, MDA đã cấm sử dụng máu hiến tặng từ người bản xứ ở vùng Châu Phi hạ Sahara, ngoại trừ Nam Phi, người bản địa từ Đông Nam Á, người bản địa từ Caribê và người bản địa từ các quốc gia bị ảnh hưởng rộng rãi bởi đại dịch AIDS, kể cả các khoản quyên góp từ người bản địa gốc Ethiopia. Kể từ năm 1991, tất cả người nhập cư từ Ethiopia đều trải qua các cuộc xét nghiệm HIV bắt buộc, bất kể họ có ý định hiến máu.[329][330][331]

Theo một chương trình truyền hình vào năm 2012, người nhập cư Ethiopia là nữ giới có thể đã được cấp thuốc ngừa thai Depo-Provera mà không có giải thích đầy đủ về tác dụng của thuốc,[332] mặc dù Bộ Y tế Israel đã chỉ thị cho tất cả các tổ chức bảo trì sức khoẻ không sử dụng phương pháp điều trị này trừ khi bệnh nhân hiểu được những tác dụng phụ. Phụ nữ Do Thái Ethiopia đang chờ hồi hương aliyah đã được kiểm soát việc sinh đẻ trong khi đang ở các trại chuyển tiếp. Thuốc này đã tồn tại khoảng ba mươi năm nhưng chỉ có khoảng năm phần trăm phụ nữ lựa chọn sử dụng phương pháp ngừa thai này ở Hoa Kỳ.[333] Tác dụng của thuốc Depo-Provera kéo dài trong vòng ba tháng.

Việc sử dụng thuốc tránh thai Depo-Provera lần đầu tiên được báo cáo trong năm 2010 bởi Isha le'Isha (Hebrew: phụ nữ đối với phụ nữ), một tổ chức đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ Israel. Hedva Eyal, tác giả của báo cáo, nói: "Chúng tôi tin rằng đó là phương pháp giảm số lượng sinh sản trong một cộng đồng chủ yếu là người da đen và hầu hết là người nghèo."[334]

Gen di truyền của người Do Thái

[sửa | sửa mã nguồn]
Theo các nghiên cứu khoa học thì đa số người Do Thái có tổ tiên nguồn gốc Trung Đông. Những đặc điểm của người Trung Đông có thể nhận thấy được trên khuôn mặt của những người Do Thái.

Các nghiên cứu Nhiễm sắc thể Y có khuynh hướng ngụ ý một số lượng nhỏ những người tổ tiên trong một quần thể cổ đại mà các thành viên đã tách ra và đi theo những con đường di cư khác nhau.[335] Trong hầu hết các quần thể Do Thái, những tổ tiên của người Do Thái chủ yếu là người Trung Đông. Ví dụ, người Do Thái Ashkenazi chia sẻ nhiều dòng dõi hệ cha phổ biến hơn với các nhóm Do Thái và các nhóm người Trung Đông khác so với những người không phải là người Do Thái ở các khu vực nơi người Do Thái sinh sống ở Đông Âu, Đức và thung lũng Rhine của Pháp. Điều này phù hợp với truyền thống Do Thái tin rằng hầu hết nguồn gốc của người Do Thái đến từ khu vực Trung Đông.[336][337] Ngược lại, dòng dõi mẹ của các nhóm Do Thái, nghiên cứu bằng cách nhìn vào DNA ty thể, nói chung là không đồng nhất hơn.[338] Các học giả như Harry Ostrer và Raphael Falk tin rằng điều này cho thấy nhiều nam giới người Do Thái tìm được những người bạn đời mới từ các cộng đồng Âu Châu và các cộng đồng khác ở những nơi họ di cư đến trong các cộng đồng di dân sau khi bị trục xuất khỏi quốc gia Israel cổ đại.[339] Trái lại, Behar đã tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng khoảng 40% người Do Thái Ashkenazi có nguồn gốc từ bốn bà mẹ tổ tiên, những người phụ nữ này có nguồn gốc Trung Đông. Các quần thể của cộng đồng người Do Thái Sephardi và người Do Thái Mizrahi cho thấy không có bằng chứng của hiệu ứng tổ tiên ít.[338] Các nghiên cứu tiếp theo của Feder đã xác nhận phần lớn nguồn gốc mẹ không phải là người địa phương trong số những người Do Thái Ashkenazi. Kết quả nghiên cứu này phản ánh những phát hiện của họ liên quan đến nguồn gốc mẹ của những người Do Thái Ashkenazi. Các tác giả kết luận: "Rõ ràng, sự khác biệt giữa người Do Thái và dân ngoại là rất nhiều so với những người thực hành tôn giáo trong cộng đồng Do Thái. Do đó, sự khác biệt giữa các cộng đồng người Do Thái có thể bị bỏ qua khi dân ngoại không được đưa vào trong so sánh.[340][341][342]

Các nghiên cứu về gen di truyền tính trạng trội bao gồm việc phân tích toàn bộ hỗn hợp DNA, thì việc ngày càng trở nên quan trọng khi công nghệ khoa học kỹ thuật càng ngày càng phát triển. Các nhà khoa học nghiên cứu cho thấy rằng dân số Do Thái có xu hướng hình thành các nhóm quan hệ tương đối mật thiết trong các cộng đồng độc lập, đa số các thành viên trong một cộng đồng chia sẻ chung một tổ tiên.[343]

Đối với các cộng đồng người Do Thái ở cộng đồng lưu vong của người Do Thái, thành phần di truyền của các nhóm người Do Thái Ashkenazi, Sephardi và Mizrahi đã cho thấy một số lượng lớn các tổ tiên gốc gác Trung Đông. Theo Behar, lời giải thích hợp lý nhất cho tổ tiên người Do Thái có nguồn gốc Trung Đông này là "phù hợp với công thức lịch sử của người Do Thái xuất phát từ người Hebrew và người Do Thái cổ đại ở vùng Levant" và "sự phân tán lưu vong của người dân tộc Israel cổ đại trong Cựu Thế giới Cổ Đại.[344]

Do Thái Giáo

[sửa | sửa mã nguồn]
Người Do Thái đạo gốc dòng dõi chính tông
Hai nam nhân người Do Thái cải đạo đứng phía bên tay phải

Dân tộc Do Thái và tôn giáo của người Do thái là Do Thái Giáo có quan hệ mật thiết chặt chẽ gắn bó liên kết với nhau. Những người chuyển sang đạo Do Thái thì họ cũng ngang hàng với người Do Thái được sinh ra trong dân tộc Do Thái.[345] Tuy nhiên, những người không còn theo Do Thái giáo, cũng như những người Do Thái rời bỏ dân tộc Do Thái, thì bị coi như là những người Do Thái hạng hai, bị khinh bỉ, xem thường trong quan niệm của nhiều người Do Thái được sinh ra trong dân tộc Do Thái (người Do Thái mang huyết thống dân tộc Do Thái).[346] Việc cải đạo không được khuyến khích bởi đạo Do Thái chính thống và việc cải đạo được coi là một nhiệm vụ khó khăn gian nan phức tạp.

Kinh thánh Hebrew, theo cách hiểu tôn giáo đề cập đến các truyền thống và lịch sử nguyên thủy của người Do Thái, đã thiết lập nên một trong những tôn giáo đầu tiên của Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, hiện nay được thực hành đạo nghĩa bởi 54% tổng dân số trên thế giới. Do Thái giáo hướng dẫn những tín đồ Do Thái thực hành trong cả thực tiễn lẫn niềm tin, và Do Thái Giáo không chỉ là một tôn giáo, mà Do Thái Giáo còn là một "lối sống" của người Do Thái.[347]

Đóng góp

[sửa | sửa mã nguồn]
Đóng góp của người Do Thái qua giải Nobel

Tỷ lệ phần trăm của người Do Thái trong tổng dân số nhân loại là rất nhỏ, nhưng người Do Thái đã ảnh hưởng đáng kể và đã góp phần vào sự tiến bộ của loài người trong nhiều lĩnh vực, bao gồm lãnh vực triết học,[348] luân lý học,[349] văn chương, chính trị, kinh doanh thương mại bán buôn, nghệ thuật và kiến trúc, tôn giáo, âm nhạc, phim ảnh kịch nghệ,[350] và điện ảnh và nền y dược [351][352] cũng như khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến và cả về mặt lịch sử lẫn thời hiện đại.

Cộng đồng Do Thái có những đóng góp rất lớn đối với các lĩnh vực hoạt động của nhân loại; như: khoa học, nghệ thuật, chính trị và thương mại[353][354]. Số người Do Thái giành được giải Nobel ước tính khoảng 160 người thuộc tất cả các lĩnh vực, chiếm khoảng 20% (tức 1/5) số giải thưởng của toàn thế giới.

Lãnh đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Không có bất cứ một cơ quan quản lý duy nhất nào cho cộng đồng người Do Thái, cũng không có một nhóm thẩm quyền duy nhất nào có bất cứ trách nhiệm gì về học thuyết tôn giáo Do Thái.[355] Thay vào đó, một loạt các tổ chức thế tục và những tổ chức tôn giáo ở cấp địa phương, ở cấp quốc gia và ở cấp quốc tế đã dẫn dắt các bộ phận khác nhau của cộng đồng Do Thái về nhiều vấn đề.[356]

Ai là người Do Thái?

[sửa | sửa mã nguồn]
Người Do Thái truyền thống trong trang phục tôn giáo

Do Thái giáo chia sẻ những tính chất của một dân tộc, một sắc tộc, một tôn giáo, và một nền văn hóa. Điều này làm cho định nghĩa "ai là người Do Thái" thay đổi chút ít tùy thuộc vào cách tiếp cận tôn giáo hay dân tộc để xác định[357][358].

Nói chung, trong xã hội hiện đại thế tục, người Do Thái được chia thành ba nhóm: những người sinh ra trong gia đình Do Thái không kể đến việc có theo đạo hay không, những người có tổ tiên hoặc dòng máu (đôi khi bao gồm cả những người không có nguồn gốc đúng theo mẫu hệ), những người không có tổ tiên hoặc dòng máu Do Thái nhưng đã cải đạo chuyển đổi tôn giáo sang đạo Do Thái giáo và do đó là tín đồ của tôn giáo.

Định nghĩa truyền thống lịch sử về bản sắc Do Thái dựa trên nền tảng căn bản của luật pháp đạo Do Thái giáo Halakha qua chế độ mẫu hệ, và việc cải đạo chuyển đổi tôn giáo theo luật pháp đạo Do Thái giáo Halakha.

Các tín đồ người Do Thái nhảy múa với thánh kinh Torah
Người Do Thái trong quân đội Israel đang đọc kinh cầu nguyện

Định nghĩa lịch sử "ai là người Do Thái" trở về pháp điển hóa của Kinh Thánh Torah Khẩu Truyền vào Talmud Babylonia vào khoảng năm 200. Giải thích theo Kinh Thánh Tanakh như đoạn 7:1–5 trong sách Sách Đệ Nhị Luật, được sử dụng bởi các nhà hiền triết người Do Thái để lời cảnh báo đối chống lại việc hôn nhân khác đạo giữa người Do Thái và người Canaan bởi vì theo Sách Đệ Nhị Luật 7:1–5 có ghi chép rằng [359],

Trong Sách Lêvi 24:10[360] của người Do Thái có ghi chép rằng:

Điều này được bổ sung bởi Ezra 10: 2-3[361], nơi người Israel trở về từ Babylon lập Giao ước với Thiên Chúa là sẽ đuổi vợ dân ngoại và con cái dân ngoại của họ.

Trong thế kỷ đầu tiên, Babylon là nơi người Do Thái di cư đến sau cuộc chinh phục của người Babylon cũng như sau khi cuộc Khởi nghĩa Bar Kokhba kết thúc vào năm 135. Dân số người Do Thái lúc đó phát triển nhanh chóng[362], ước tính khoảng 1 triệu người Do Thái tăng lên khoảng 2 triệu[363] dân Do Thái trong giai đoạn từ năm 200 đến năm 500. Sự phát triển dân số của người Do Thái là do sự tăng trưởng tự nhiên và dòng người nhập cư của người Do Thái từ nhiều vùng đất của Israel, chiếm khoảng 1/6 dân số Do Thái thế giới tại thời kỳ đó[363]. Tại thời điểm việc cải đạo chuyển đổi tôn giáo đã chiếm một phần của sự tăng trưởng dân số của người Do Thái. Một số người cho rằng trong thế kỷ đầu tiên của kỷ nguyên Kitô giáo, ví dụ, dân số tăng hơn gấp đôi, từ bốn đến 8-10 triệu trong phạm vi của đế quốc La Mã, kết quả của một làn sóng cải đạo chuyển đổi tôn giáo[364].

Các nhà sử học khác tin rằng việc cải đạo chuyển đổi tôn giáo trong thời kỳ La Mã được giới hạn về số lượng và không chiếm đáng kể đến sự tăng trưởng dân số của người Do Thái, do nhiều yếu tố khác nhau như chuyển đổi bất hợp pháp của nam giới Do Thái Giáo trong thế giới La Mã từ giữa thế kỷ II. Một yếu tố khác có thể gây khó khăn trong việc cải đạo chuyển đổi tôn giáo trong thế giới La Mã là yêu cầu luật pháp đạo Do Thái Giáo Halakha về việc cắt bao quy đầu, một yêu cầu mà những nhà truyền giáo Kitô giáo đã nhanh chóng loại bỏ. Thuế dành riêng cho người Do Thái trong Đế quốc La Mã vào năm 70 cũng hạn chế sức hấp dẫn của Do Thái giáo[365].

Chủ nghĩa chuộng Do Thái

[sửa | sửa mã nguồn]
Tranh sơn dầu một ông lão người Do Thái của họa sĩ Isidor Kaufmann

Chủ nghĩa chuộng Do Thái là một sở thích bao gồm sự quan tâm, tôn trọng, và yêu thích người Do Thái, lịch sử dân tộc Do Thái, và sự ảnh hưởng của đạo Do Thái Giáo tới toàn thế giới, đặc biệt là sự ảnh hưởng lên dân ngoại. Trong cộng đồng Do Thái, Chủ nghĩa chuộng Do Thái là tình yêu đối với bản sắc tôn giáo văn hóa Do Thái và tất cả mọi thứ liên quan đến Do Thái.

Tư tưởng của Chủ nghĩa chuộng Do Thái không phải là điều mới mẻ. Tư tưởng của Chủ nghĩa chuộng Do Thái được chấp nhận bởi nhà tư tưởng triết gia người Phổ thế kỷ XIX Friedrich Nietzsche. Friedrich Nietzsche xem bản thân ông là người không ưa Chủ nghĩa Bài Do Thái.[366] Chủ nghĩa chuộng Do Thái xuất phát từ lòng ham mê học hỏi tìm hiểu khám phá về Do Thái Giáo, người Hebrew, và ngôn ngữ Do Thái.

Văn hào Mark Twain cũng nhận xét rất tích cực về người Do Thái qua cuốn sách Liên quan đến người Do Thái của ông: "Người Ai Cập, người Babylon, và Hoa Hồng Ba Tư (người Ba Tư), phát triển sinh sôi nảy nở trên mặt đất với danh tiếng vang dội lẫy lừng và ánh sáng huy hoàng, nhưng sau đó đã trở nên phai mờ nhạt nhòa như những giấc mơ và rồi đã biến mất; người Hy Lạp và người La Mã chạy theo bánh xe đổ đó, và họ tạo ra tiếng tăm lẫy lừng thật lớn, và rồi thời đại huy hoàng của họ cũng đã trôi qua; những dân tộc khác cũng đã nổi lên và giơ cao ngọn đuốc vinh quang của họ trong một thời gian, nhưng ngọn đuốc đó đã đốt cháy hết, và họ ngồi trong ánh hoàng hôn, hoặc họ đã biến mất. Người Do Thái đã chạm trán tất cả, đánh bại tất cả họ, và bây giờ người Do Thái mãi mãi không bị suy đồi, không có sự yếu đuối của tuổi tác, không có sự suy yếu của các bộ phận cơ thể, nguồn năng lượng của người Do Thái không bị chậm chạp, tâm trí của người Do Thái không bị lưu mờ và ý chí rất hung hăng. Tất cả mọi thứ đều đã chết, nhưng người Do Thái thì không. Tất cả các quyền lực khác đã biến mất, nhưng người Do Thái vẫn tồn tại. Bí mật trong sự bất tử của người Do Thái là gì?"[367]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức thế tục quan trọng của người Do Thái

[sửa | sửa mã nguồn]

Cộng đồng Do Thái trên toàn cầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Do Thái nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu về tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ M. Nicholson (2002). International Relations: A Concise Introduction. NYU Press. tr. 19–. ISBN 978-0-8147-5822-9. "The Jews are a nation and were so before there was a Jewish state of Israel"
  2. ^ Jacob Neusner (1991). An Introduction to Judaism: A Textbook and Reader. Westminster John Knox Press. tr. 375–. ISBN 978-0-664-25348-6. "That there is a Jewish nation can hardly be denied after the creation of the State of Israel"
  3. ^ Alan Dowty (ngày 30 tháng 1 năm 1998). The Jewish State: A Century Later, Updated With a New Preface. University of California Press. tr. 3–. ISBN 978-0-520-92706-3. "Jews are a people, a nation (in the original sense of the word), an ethnos"
  4. ^ Raymond P. Scheindlin (1998). A Short History of the Jewish People: From Legendary Times to Modern Statehood. Oxford University Press. tr. 1–. ISBN 978-0-19-513941-9. Israelite origins and kingdom: "The first act in the long drama of Jewish history is the age of the Israelites"
  5. ^ Facts On File, Incorporated (2009). Encyclopedia of the Peoples of Africa and the Middle East. Infobase Publishing. tr. 337–. ISBN 978-1-4381-2676-0."The people of the Kingdom of Israel and the ethnic and religious group known as the Jewish people that descended from them have been subjected to a number of forced migrations in their history"
  6. ^ Harry Ostrer MD (ngày 10 tháng 8 năm 2012). Legacy: A Genetic History of the Jewish People. Oxford University Press. tr. 26–. ISBN 978-0-19-997638-6.
  7. ^ "In the broader sense of the term, a Jew is any person belonging to the worldwide group that constitutes, through descent or conversion, a continuation of the ancient Jewish people, who were themselves descendants of the Hebrews of the Old Testament." Jew at Encyclopædia Britannica
  8. ^ "Hebrew, any member of an ancient northern Semitic people that were the ancestors of the Jews." Hebrew (People) at Encyclopædia Britannica
  9. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Abraham 2010
  10. ^ “Facts About Israel: History”. GxMSDev.
  11. ^ K. L. Noll, Canaan and Israel in Antiquity: A Textbook on History and Religion, A&C Black, 2012, rev.ed. pp.137ff.
  12. ^ Thomas L. Thompson, Early History of the Israelite People: From the Written & Archaeological Sources, BRILL, 2000 pp. 275–76: 'They are rather a very specific group among the population of Palestine which bears a name that occurs here for the first time that at a much later stage in Palestine's history bears a substantially different signification.'
  13. ^ John Day, [In Search of Pre-Exilic Israel,] Bloomsbury Publishing, 2005 pp. 47.5 p.48:'In this sense, the emergence of ancient Israel is viewed not as the cause of the demise of Canaanite culture but as its upshot'.
  14. ^ Day, pp. 31–33, p.57.n.33.
  15. ^ Rainer Albertz, Israel in Exile: The History and Literature of the Sixth Century B.C.E. Society of Biblical Lit, 2003 pp. 45ff: 'Since the exilic era constitutes a gaping hole in the historical narrative of the Bible, historical reconstruction of this era faces almost insurmountable difficulties. Like the premonarchic period and the late Persian period, the exilic period, though set in the bright light of Ancient Near Eastern history, remains historically obscure. Since there are very few Israelite sources, the only recourse is to try to cast some light on this darkness from the history of the surrounding empires under whose dominion Israel came in this period.'
  16. ^ *Marvin Perry (ngày 1 tháng 1 năm 2012). Western Civilization: A Brief History, Volume I: To 1789. Cengage Learning. tr. 87. ISBN 1-111-83720-1.
    • Botticini, Maristella and Zvi Eckstein. "From Farmers to Merchants, Voluntary Conversions and Diaspora: A Human Capital Interpretation of History." pp. 18–19. August 2006. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2015. "The death toll of the Great Revolt against the Roman empire amounted to about 600,000 Jews, whereas the Bar Kokhba revolt in 135 caused the death of about 500,000 Jews. Massacres account for roughly 40 percent of the decrease of the Jewish population in Palestine. Moreover, some Jews migrated to Babylon after these revolts because of the worse economic conditions. After accounting for massacres and migrations, there is an additional 30 to 40 percent of the decrease in the Jewish population in Palestine (about 1–1.3 million Jews) to be explained" (p. 19).
    • Boyarin, Daniel, and Jonathan Boyarin. 2003. Diaspora: Generation and the Ground of Jewish Diaspora. p. 714 Lưu trữ 2020-10-11 tại Wayback Machine "...it is crucial to recognize that the Jewish conception of the Land of Israel is similar to the discourse of the Land of many (if not nearly all) "indigenous" peoples of the world. Somehow the Jews have managed to retain a sense of being rooted somewhere in the world through twenty centuries of exile from that someplace (organic metaphors are not out of place in this discourse, for they are used within the tradition itself). It is profoundly disturbing to hear Jewish attachment to the Land decried as regressive in the same discursive situations in which the attachment of native Americans or Australians to their particular rocks, trees, and deserts is celebrated as an organic connection to the Earth that "we" have lost" p. 714.
    • Cohen, Robin. 1997. Global Diasporas: An Introduction. p. 24 London: UCL Press. "...although the word Babylon often connotes captivity and oppression, a rereading of the Babylonian period of exile can thus be shown to demonstrate the development of a new creative energy in a challenging, pluralistic context outside the natal homeland. When the Romans destroyed the Second Temple in AD 70, it was Babylon that remained as the nerve- and brain-centre for Jewish life and thought...the crushing of the revolt of the Judaeans against the Romans and the destruction of the Second Temple by the Roman general Titus in AD 70 precisely confirmed the catastrophic tradition. Once again, Jews had been unable to sustain a national homeland and were scattered to the far corners of the world" (p. 24).
    • Johnson, Paul A History of the Jews "The Bar Kochba Revolt," (HarperPerennial, 1987) pp. 158–61.: Paul Johnson analyzes Cassius Dio's Roman History: Epitome of Book LXIX para. 13–14 (Dio's passage cited separately) among other sources: "Even if Dio's figures are somewhat exaggerated, the casualties amongst the population and the destruction inflicted on the country would have been considerable. According to Jerome, many Jews were also sold into slavery, so many, indeed, that the price of Jewish slaves at the slave market in Hebron sank drastically to a level no greater than that for a horse. The economic structure of the country was largely destroyed. The entire spiritual and economic life of the Palestinian Jews moved to Galilee. Jerusalem was now turned into a Roman colony with the official name Colonia Aelia Capitolina (Aelia after Hadrian's family name: P. Aelius Hadrianus; Capitolina after Jupiter Capitolinus). The Jews were forbidden on pain of death to set foot in the new Roman city. Aelia thus became a completely pagan city, no doubt with the corresponding public buildings and temples...We can...be certain that a statue of Hadrian was erected in the centre of Aelia, and this was tantamount in itself to a desecration of Jewish Jerusalem." p. 159.
    • Cassius Dio's Roman History: Epitome of Book LXIX para. 13–14: "13 At first the Romans took no account of them. Soon, however, all Judaea had been stirred up, and the Jews everywhere were showing signs of disturbance, were gathering together, and giving evidence of great hostility to the Romans, partly by secret and partly by overt acts; 2 many outside nations, too, were joining them through eagerness for gain, and the whole earth, one might almost say, was being stirred up over the matter. Then, indeed, Hadrian sent against them his best generals. First of these was Julius Severus, who was dispatched from Britain, where he was governor, against the Jews. 3 Severus did not venture to attack his opponents in the open at any one point, in view of their numbers and their desperation, but by intercepting small groups, thanks to the number of his soldiers and his under-officers, and by depriving them of food and shutting them up, he was able, rather slowly, to be sure, but with comparatively little danger, to crush, exhaust and exterminate them. Very few of them in fact survived. Fifty of their most important outposts and nine hundred and eighty-five of their most famous villages were razed to the ground. Five hundred and eighty thousand men were slain in the various raids and battles, and the number of those that perished by famine, disease and fire was past finding out. 2 Thus nearly the whole of Judaea was made desolate, a result of which the people had had forewarning before the war. For the tomb of Solomon, which the Jews regard as an object of veneration, fell to pieces of itself and collapsed, and many wolves and hyenas rushed howling into their cities. 3 Many Romans, moreover, perished in this war. Therefore Hadrian in writing to the senate did not employ the opening phrase commonly affected by the emperors, 'If you and our children are in health, it is well; I and the legions are in health'" (para. 13–14).
    • Safran, William. 2005. The Jewish Diaspora in a Comparative and Theoretical Perspective. Israel Studies 10 (1): 36.[liên kết hỏng] "...diaspora referred to a very specific case—that of the exile of the Jews from the Holy Land and their dispersal throughout several parts of the globe. Diaspora [ galut] connoted deracination, legal disabilities, oppression, and an often painful adjustment to a hostland whose hospitality was unreliable and ephemeral. It also connoted the existence on foreign soil of an expatriate community that considered its presence to be transitory. Meanwhile, it developed a set of institutions, social patterns, and ethnonational and/or religious symbols that held it together. These included the language, religion, values, social norms, and narratives of the homeland. Gradually, this community adjusted to the hostland environment and became itself a center of cultural creation. All the while, however, it continued to cultivate the idea of return to the homeland." (p. 36).
    • Sheffer, Gabriel. 2005. Is the Jewish Diaspora Unique? Reflections on the Diaspora's Current Situation. Israel Studies 10 (1): pp. 3–4. "...the Jewish nation, which from its very earliest days believed and claimed that it was the "chosen people," and hence unique. This attitude has further been buttressed by the equally traditional view, which is held not only by the Jews themselves, about the exceptional historical age of this diaspora, its singular traumatic experiences its singular ability to survive pogroms, exiles, and Holocaust, as well as its "special relations" with its ancient homeland, culminating in 1948 with the nation-state that the Jewish nation has established there... First, like many other members of established diasporas, the vast majority of Jews no longer regard themselves as being in Galut [exile] in their host countries.7 Perceptually, as well as actually, Jews permanently reside in host countries of their own free will, as a result of inertia, or as a result of problematic conditions prevailing in other hostlands, or in Israel. It means that the basic perception of many Jews about their existential situation in their hostlands has changed. Consequently, there is both a much greater self- and collective-legitimatization to refrain from making serious plans concerning "return" or actually "making Aliyah" [to emigrate, or "go up"] to Israel. This is one of the results of their wider, yet still rather problematic and sometimes painful acceptance by the societies and political systems in their host countries. It means that they, and to an extent their hosts, do not regard Jewish life within the framework of diasporic formations in these hostlands as something that they should be ashamed of, hide from others, or alter by returning to the old homeland" (p. 4).
    • Davies, William David; Finkelstein, Louis; Katz, Steven T. (ngày 1 tháng 1 năm 1984). The Cambridge History of Judaism: Volume 4, The Late Roman-Rabbinic Period. Cambridge University Press. ISBN 9780521772488. Although Dio's figure of 985 as the number of villages destroyed during the war seems hyperbolic, all Judaean villages, without exception, excavated thus far were razed following the Bar Kochba Revolt. This evidence supports the impression of total regional destruction following the war. Historical sources note the vast number of captives sold into slavery in Palestine and shipped abroad.... The Judaean Jewish community never recovered from the Bar Kochba war. In its wake, Jews no longer formed the majority in Palestine, and the Jewish center moved to the Galilee. Jews were also subjected to a series of religious edicts promulgated by Hadrian that were designed to uproot the nationalistic elements with the Judaean Jewish community, these proclamations remained in effect until Hadrian's death in 138. An additional, more lasting punitive measure taken by the Romans involved expunging Judaea from the provincial name, changing it from Provincia Judaea to Provincia Syria Palestina. Although such name changes occurred elsewhere, never before or after was a nation's name expunged as the result of rebellion.
    • Dalit Rom-Shiloni, Exclusive Inclusivity: Identity Conflicts Between the Exiles and the People who Remained (6th–5th Centuries BCE), A&C Black, 2013 p. xv n.3: 'it is argued that biblical texts of the Neo-Babylonian and the early Persian periods show a fierce adversarial relationship(s) between the Judean groups. We find no expressions of sympathy to the deported community for its dislocation, no empathic expressions towards the People Who Remained under Babylonian subjugation in Judah. The opposite is apparent: hostile, denigrating, and denunciating language characterizes the relationships between resident and exiled Judeans throughout the sixth and fifth centuries.' (p. xvii)
  17. ^ a b “The Jewish Population of the World (2014)”. Jewish Virtual Library. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015., based on American Jewish Year Book. American Jewish Committee. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2015.
  18. ^ “Holocaust | Basic questions about the Holocaust”. www.projetaladin.org. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2015.
  19. ^ “The Holocaust - World War II - HISTORY.com”. HISTORY.com. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2015.
  20. ^ DellaPergola, Sergio (2015). Dashefsky, Arnold; Sheskin, Ira (biên tập). “World Jewish Population, 2014”. North American Jewish Data Bank. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2015.
  21. ^ a b An estimated figure, the following sources claim the number to be either slightly higher or lower:
  22. ^ “Jews make up only 0.2% of mankind”. ynetnews. tháng 10 năm 2012.
  23. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên JDB
  24. ^ Jewish Virtual Library. World Jewish Population. "Refers to the Core Jewish Population. The concept of core Jewish population includes all persons who, when asked in a socio-demographic survey, identify themselves as Jews; or who are identified as Jews by a respondent in the same household, and do not have another monotheistic religion." [1]
  25. ^ Pfeffer, Anshel (ngày 12 tháng 9 năm 2007). “Jewish Agency: 13.2 million Jews worldwide on eve of Rosh Hashanah, 5768”. Haaretz. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  26. ^ A 1970 amendment to Israel's Law of Return defines "Jew" as "a person who was born of a Jewish mother or has become converted to Judaism and who is not a member of another religion." “Law of Return”.
  27. ^ Sergio DellaPergola: World Jewish Population, 2016. In: Arnold Dashefsky, Ira M. Sheskin (Hrsg.): American Jewish Year Book 2016. Springer, 2017. ISBN 978-3-319-46121-2 (E-Book: doi:10.1007/978-3-319-46122-9). S. 274, 311–317. Eingeschränkte Vorschau in Google Books.
  28. ^ “Monthly Bulletin of Statistics”. Israel Central Bureau of Statistics. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2015.
  29. ^ Ira M. Sheskin, Arnold Dashefsky, Jewish Population in the United States, 2015 in Arnold Dashefsky and Ira M. Sheskin. (Editors) The American Jewish Year Book, 2015, Volume 115 (2015) (Dordrecht: Springer) pp. 163-260. Abgerufen am 16. Oktober 2016.
  30. ^ Editorial, Bundeszentrale für politische Bildung. Abgerufen am 10. September 2016.
  31. ^ Ein Portrait der Schweiz, Ergebnisse aus den Volkszählungen 2010–2014 (PDF; 4,4 MB). Bundesamt für Statistik, Neuchâtel 2016, S. 22.
  32. ^ Ariel Muzicant: Österreich ist anders. In: Der Standard, 3. Mai 2005
  33. ^ Sergio DellaPergola: World Jewish Population, 2016. In: Arnold Dashefsky, Ira M. Sheskin (Hrsg.): American Jewish Year Book 2016. Springer, 2017. ISBN 978-3-319-46121-2. S. 264.
  34. ^ 'Iran must attack Israel by 2014'. The Jerusalem Post. ngày 9 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2012.
  35. ^ “Israel”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. ngày 19 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2007.
  36. ^ “The Electoral System in Israel”. The Knesset. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2007.
  37. ^ “Israel”. Freedom in the World. Freedom House. 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2017.
  38. ^ “Population, by Religion and Population Group”. Israel Central Bureau of Statistics. 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2007.
  39. ^ “Jewish New Year: Israel's population nears 8M mark”. Ynetnews.com. ngày 20 tháng 6 năm 1995. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2013.
  40. ^ Harriet Sherwood in Jerusalem (ngày 1 tháng 1 năm 2013). “Israel's Jewish population passes 6 million mark”. Guardian. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2013.
  41. ^ Dekmejian 1975, tr. 247. "And most [Oriental-Sephardic Jews] came... because of Arab persecution resulting from the very attempt to establish a Jewish state in Palestine."
  42. ^ “airlifted tens of thousands of Ethiopian Jews”. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2005.
  43. ^ Alexeyeva, Lyudmila (1983). История инакомыслия в СССР [History of Dissident Movement in the USSR] (bằng tiếng Nga). Vilnius. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2017.
  44. ^ Goldstein (1995) p. 24
  45. ^ a b Dosick (2007), p. 340.
  46. ^ Gartner (2001), p. 213.
  47. ^ “Annual Assessment” (PDF). Jewish People Policy Planning Institute (Jewish Agency for Israel). 2007. tr. 15., based on Annual Assessment 2007. 106. American Jewish Committee. 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2015.
  48. ^ “Israel May Be Main Topic In Next National Jewish Population Survey of the U.S.”. Jewish Journal. ngày 14 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2013.
  49. ^ Gartner (2001), pp. 410–10.
  50. ^ “Исследование: Около 1,5 млн людей с еврейскими корнями проживают в России” [Study: About 1.5 Million People with Jewish Roots Live in Russia]. Moskva Urban News Agency. ngày 20 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2017.
  51. ^ “В России проживает около миллиона иудеев” [In Russia, There Are About a Million Jews]. Interfax. ngày 26 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2017.
  52. ^ Jewish community in Germany: Mitgliederstatistik der jüdischen Gemeinden und Landesverbände in Deutschland für das Jahr 2012, p. 4
  53. ^ Waxman, Chaim I. (2007). “Annual Assessment 2007” (PDF). Jewish People Policy Planning Institute (Jewish Agency for Israel). tr. 40–2. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2008.
  54. ^ “Israelis in Berlin”. Jewish Community of Berlin. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2012.
  55. ^ The Rebirth of the Middle East, Jerry M. Rosenberg, Hamilton Books, 2009, p. 44
  56. ^ Reeva S. Simon, Michael M. Laskier, Sara Reguer, The Jews of the Middle East and North Africa in Modern Times, 2003, p. 327="Before the 1940s only two communities, Yemen and Syria, made substantial aliyah."
  57. ^ “Kiryas Joel is 'a holistic cradle-to-grave Jewish society'. 18 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2013.
  58. ^ “2011 Greater Cleveland Jewish Population Study”. 1 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2013.
  59. ^ “Statistics Canada - Community profiles - Hampstead”. 2.statcan.ca. 12 tháng 3 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  60. ^ “Statistics Canada - Community profiles - Côte Saint-Luc”. 2.statcan.ca. 12 tháng 3 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  61. ^ “Lakewood CDP, New Jersey)”. United States Census. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2014.
  62. ^ “Teaneck CDP, New Jersey)”. United States Census. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2014.
  63. ^ Australian Bureau of Statistics (27 tháng 6 năm 2017). “2016 Community Profiles: Postcode 3161, Victoria”. 2016 Census of Population and Housing. Sửa dữ liệu tại Wikidata
  64. ^ Australian Bureau of Statistics (27 tháng 6 năm 2017). “2016 Community Profiles: Caulfield South (State Suburb)”. 2016 Census of Population and Housing. Sửa dữ liệu tại Wikidata
  65. ^ Australian Bureau of Statistics (27 tháng 6 năm 2017). “2016 Community Profiles: Rose Bay (NSW) (State Suburb)”. 2016 Census of Population and Housing. Sửa dữ liệu tại Wikidata
  66. ^ “Statistics on Sarcelles”. L'Express. 9 tháng 6 năm 1994. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2014.
  67. ^ “Seattle's Jewish population jumped by 70 percent, study finds”. 2 tháng 2 năm 2015.
  68. ^ Australian Bureau of Statistics (27 tháng 6 năm 2017). “2016 Community Profiles: St Kilda East (State Suburb)”. 2016 Census of Population and Housing. Sửa dữ liệu tại Wikidata
  69. ^ “Statistics on Créteil”. Le Parisien. 24 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2014.
  70. ^ Australian Bureau of Statistics (27 tháng 6 năm 2017). “2016 Community Profiles: Vaucluse (State Suburb)”. 2016 Census of Population and Housing. Sửa dữ liệu tại Wikidata
  71. ^ “Statistics Canada - Community profiles - Westmount”. 2.statcan.ca. 12 tháng 3 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  72. ^ Australian Bureau of Statistics (27 tháng 6 năm 2017). “2016 Community Profiles: Bellevue Hill (State Suburb)”. 2016 Census of Population and Housing. Sửa dữ liệu tại Wikidata
  73. ^ “Statistics Canada - Community profiles - Dollard-des-Ormeaux”. 2.statcan.ca. 12 tháng 3 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  74. ^ “Religions in Canada”. 2.statcan.ca. 15 tháng 5 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  75. ^ Australian Bureau of Statistics (27 tháng 6 năm 2017). “2016 Community Profiles: Elsternwick (State Suburb)”. 2016 Census of Population and Housing. Sửa dữ liệu tại Wikidata
  76. ^ “Statistics Canada - Community profiles - Montreal West”. 2.statcan.ca. 12 tháng 3 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  77. ^ “World Jewish Population”. SimpleToRemember.com – Judaism Online. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2012.
  78. ^ Australian Bureau of Statistics (27 tháng 6 năm 2017). “2016 Community Profiles: Bondi (State Suburb)”. 2016 Census of Population and Housing. Sửa dữ liệu tại Wikidata
  79. ^ “Statistics Canada - Community profiles - Mount Royal”. 2.statcan.ca. 12 tháng 3 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  80. ^ a b c “America's 30 Most Jewish Cities”. The Daily Beast. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2013.
  81. ^ Refugees, United Nations High Commissioner for. “Refworld | World Directory of Minorities and Indigenous Peoples - France: Jews”. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2016.
  82. ^ a b “http://www.lanacion.com.ar/710563-son-244000-los-judios-que-viven-en-la-ciudad-segun-un-censo-poblacional”. La Nación. ngày 6 tháng 6 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2016. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  83. ^ “2011 Standard Outputs”. Scotland's Census. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2016.
  84. ^ “2001 Community Profiles”. 2.statcan.ca. 12 tháng 3 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  85. ^ a b Johnson (1987), p. 171.
  86. ^ Edinger, Bernard (ngày 15 tháng 12 năm 2005). “Chinese Jews: Reverence for Ancestors”. Shavei Israel. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2012.
  87. ^ Elazar (2003), p. 434.
  88. ^ de Lange (2002), pp. 41–43.
  89. ^ Johnson (1987), p. 10.
  90. ^ Public Domain Hirsch, Emil G.; Seligsohn, Max; Bacher, Wilhelm (1901–1906). “NIMROD”. Trong Singer, Isidore; và đồng nghiệp (biên tập). The Jewish Encyclopedia. New York: Funk & Wagnalls.
  91. ^ Johnson (1987), p. 30.
  92. ^ a b Daniel L. Smith-Christopher,The Religion of the Landless: The Social Context of the Babylonian Exile, Wipf and Stock Publishers, 2015 pp. 30ff.
  93. ^ Baruch Halpern, in Jerrold S. Cooper, Glenn M. Schwartz (eds.), The Study of the Ancient Near East in the Twenty-first Century: The William Foxwell Albright Centennial Conference, Eisenbrauns, 1996 p. 311.
  94. ^ Megan Bishop Moore, Brad E. Kelle, Biblical History and Israel S Past: The Changing Study of the Bible and History, Wm. B. Eerdmans Publishing, 2011 p. 307.
  95. ^ Sarah J. Dille, Mixing Metaphors: God as Mother and Father in Deutero-Isaiah, A&C Black, 2004 p. 81
  96. ^ Johnson (1987), pp. 85–86.
  97. ^ Johnson (1987), p. 147.
  98. ^ Johnson (1987), p. 163.
  99. ^ Johnson (1987), p. 177.
  100. ^ Johnson (1987), p. 231.
  101. ^ Johnson (1987), p. 460.
  102. ^ a b Gartner (2001), p. 431.
  103. ^ Gartner (2001), pp. 11–12.
  104. ^ Johnson (1987), pp. 229–31.
  105. ^ Johnson (1987), p. 306.
  106. ^ Johnson (1987), p. 370.
  107. ^ Johnson (1987), pp. 364–365.
  108. ^ Gartner (2001), pp. 213–5.
  109. ^ Gartner (2001), pp. 357–70.
  110. ^ Johnson (1987), pp. 529–30.
  111. ^ Netzer, Amnon (2007). “Iran”. Trong Fred Skolnik (biên tập). Encyclopaedia Judaica. 10 (ấn bản thứ 2). Farmington Hills, Mich.: Thomson Gale. tr. 13. ISBN 0-02-865928-7.
  112. ^ a b c “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2007.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  113. ^ a b c “New York State”. Jewishvirtuallibrary.org. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  114. ^ “The Association of Religion Data Archives | Maps & Reports”. Thearda.com. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  115. ^ “The Association of Religion Data Archives | Maps & Reports”. Thearda.com. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  116. ^ “Miami-Dade Map & Jewish Demographics”. The Real Florida Jewish Directory. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  117. ^ “Broward Map & Jewish Demographics”. The Real Florida Jewish Directory. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  118. ^ “Palm Beach Map & Jewish Demographics”. The Real Florida Jewish Directory. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  119. ^ “Bay Area Jewish population nears 400,000 – J.”. J. (bằng tiếng Anh). ngày 6 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017.
  120. ^ a b “World Jewish Population, 2013”. Berman Jewish DataBank. The Jewish Federations of North America. 9: 29. 2014. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2014.
  121. ^ “American Jewish Yearbook vol 114;Jewish Population in the United States, 2014”. Berman Jewish databank. 2014. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2016.
  122. ^ “The Association of Religion Data Archives | Maps & Reports”. Thearda.com. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  123. ^ “The Association of Religion Data Archives | Maps & Reports”. Thearda.com. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  124. ^ “The Association of Religion Data Archives | Maps & Reports”. Thearda.com. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  125. ^ “Jewish Community -”. cija.ca. 12 tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2015.
  126. ^ “Jewish community in Atlanta”. jpeopleworld.com. 12 tháng 3 năm 2002. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2015.
  127. ^ “Southern Jewish Communities Recruit Newcomers, Offer Incentives As Populations Dwindle”. huffingtonpost.com. 15 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2014.
  128. ^ “2011 Census: Key Statistics for England and Wales, March 2011”. Office for National Statistics. ngày 11 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2016.
  129. ^ a b “Russian Federation”. European Jewish Congress. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2014.
  130. ^ “A tour of Jewish San Diego”. Jewishaz.com. 25 tháng 6 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  131. ^ “Statistics Canada - Community profiles - Montreal Metropolitan Area”. 2.statcan.ca. 10 tháng 6 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  132. ^ “Jewish Map of the United States - Comenetz 2011 - [North American Jewish Data Bank]”. Jewishdatabank.org. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2013.
  133. ^ “The Virtual Jewish History Tour - Cleveland”. Jewishvirtuallibrary.org. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  134. ^ “Demographic and Attitudinal Survey of the Jewish Population of Akron, 1975 - [North American Jewish Data Bank]”. Jewishdatabank.org. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  135. ^ “The Demographic Study of the Jewish Population of Canton, Ohio, 1955 - [North American Jewish Data Bank]”. Jewishdatabank.org. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  136. ^ “2007 Jewish Community Study Points to Growth, Diversity, Emerging Needs”. Jewishcolorado.org. 22 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  137. ^ “Population booms”. Jewishaz.com. 6 tháng 12 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  138. ^ Steve Friess, Chronicle Correspondent (5 tháng 4 năm 2004). “Jewish settlers find Las Vegas to be a good bet / Their numbers have doubled in the past decade”. Sfgate.com. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  139. ^ Jewish Virtual Library
  140. ^ “Brazil - Modern-Day Community”. www.jewishvirtuallibrary.org/. 2013. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2013.
  141. ^ “France”. World Jewish Congress. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2014.
  142. ^ “Seattle's Jewish Community Grew 70 Percent in Last 15 Years”. Tablet. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2015.
  143. ^ “Best Places to Live in the United States”. Bestplaces.net. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  144. ^ http://www.jewishdatabank.org/Studies/downloadFile.cfm?FileID=3016
  145. ^ “Tampa Bay Map & Jewish Demographics”. The Real Florida Jewish Directory. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  146. ^ a b c d “History of the Jewish Community in South Africa”. South African Jewish Board of Deputies. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  147. ^ “Best Places to Live in the United States”. Bestplaces.net. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  148. ^ http://www.tabletmag.com/jewish-life-and-religion/81110/bridgetown
  149. ^ http://www.ujf.net/local_includes/downloads/3869.pdf
  150. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2017.
  151. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2017.
  152. ^ “Brazil - International Religious Freedom Report 2009”. www.state.gov/. 26 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2013.
  153. ^ World Jewish Population
  154. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2017.
  155. ^ “Best Places to Live in the United States”. Bestplaces.net. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  156. ^ “Best Places to Live in the United States”. Bestplaces.net. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  157. ^ Business Courier (11 tháng 9 năm 2008). “Survey: Cincinnati Jewish population stable - Business Courier”. Cincinnati.bizjournals.com. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  158. ^ “Statistics Canada - Community profiles - Vancouver Metropolitan Area”. 2.statcan.ca. 12 tháng 3 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  159. ^ a b c d “JDC Programs Worldwide”. American Jewish Joint Distribution Committee. ngày 16 tháng 3 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2015.
  160. ^ “World Jewish Population | Latest Statistics”. Simpletoremember.com. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  161. ^ http://www.thenational.ae/news/world/middle-east/irans-jews-feel-very-much-at-home
  162. ^ http://www.jewishdatabank.org/Archive/C-WI-Milwaukee-2000-Main_Report.pdf
  163. ^ “Best Places to Live in the United States”. Bestplaces.net. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  164. ^ “The 2002 Tucson Jewish Community Study - [North American Jewish Data Bank]”. Jewishdatabank.org. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  165. ^ “Columbus”. Jewishvirtuallibrary.org. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  166. ^ “Touring Montevideo's Jewish Quarter”. Forward.com. 8 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2015.
  167. ^ “Jewish culture, history and religion in Amsterdam”. amsterdam.info. 8 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2016.
  168. ^ “Kansas City”. Jewishvirtuallibrary.org. 28 tháng 3 năm 1908. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  169. ^ “Orlando Map & Jewish Demographics”. The Real Florida Jewish Directory. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  170. ^ Ukrainian Census (2001)
  171. ^ Administrator. “Türk Musevi Cemaati Resmi Sitesi - Türk Yahudileri”. www.turkyahudileri.com. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2016.
  172. ^ a b “Turkey Virtual Jewish History Tour | Jewish Virtual Library”. www.jewishvirtuallibrary.org. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2016.
  173. ^ “Best Places to Live in the United States”. Bestplaces.net. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  174. ^ “Virtual Jewish World: Strasbourg, France”. Virtual Jewish World. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2014.
  175. ^ “About the Jewish Community « Cape Town Jewish Board of Deputies”. www.capebod.org.za. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2016.
  176. ^ “Federação Israelita do Rio Grande do Sul”. firgs.org.br. 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2013.
  177. ^ [2] Lưu trữ 2010-06-18 tại Wayback Machine
  178. ^ “Rhode Island”. Jewishvirtuallibrary.org. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  179. ^ a b c “THE JEWISH COMMUNITY OF ITALY”. www.eurojewcong.org. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2016.
  180. ^ Population Report: More Jews Live in the U.S. than in Israel Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine, University of Miami research report ngày 10 tháng 10 năm 2010.
  181. ^ “Statistics Canada - Community profiles - Winnipeg Metropolitan Area”. 2.statcan.ca. 12 tháng 3 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  182. ^ “Best Places to Live in the United States”. Bestplaces.net. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  183. ^ “Richmond”. Jewishvirtuallibrary.org. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  184. ^ “Albany”. Jewishvirtuallibrary.org. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2013.
  185. ^ “Will New Orleans Jewish life ever be the same? | j. the Jewish news weekly of Northern California”. Jweekly.com. 9 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  186. ^ “Statistics Canada - Community profiles - Ottawa Metropolitan Area”. 2.statcan.ca. 12 tháng 3 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  187. ^ Jewish population in Munich
  188. ^ “Mitglieder Zentralrat (mouseover landmarks)”. www.zentralratdjuden.de. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2015.
  189. ^ “Indianapolis”. Jewishvirtuallibrary.org. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  190. ^ “Louisville”. Jewishvirtuallibrary.org. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2017.
  191. ^ “2001 Community Profiles”. 2.statcan.ca. 12 tháng 3 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  192. ^ “Jewish Communities and Records UK”. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2014.
  193. ^ “Jewish Groups Spring Into Action To Offer Help to Nashville Flood Victims –”. Forward.com. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  194. ^ “Jewish Community (Israelitische Kultusgemeinde)”. Wien.gv.at. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  195. ^ “2001 Community Profiles”. 2.statcan.ca. 12 tháng 3 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  196. ^ Jewish demographic map (in German)
  197. ^ “ISJL”. www.isjl.org/alabama-birmingham-encyclopedia.html. Retrieved September 2017
  198. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2017.
  199. ^ Encyclopedia of Diasporas. Immigrant and Refugee Cultures Around the World. Vol. I, Jewish Diaspora in China by Xu Xin, p.163, Ember, Melvin; Ember, Carol R.; Skoggard, Ian (Eds.), Springer 2004 ISBN 0-306-48321-1
  200. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2017.
  201. ^ a b Ohio's Jewish Population Lưu trữ 2013-11-02 tại Wayback Machine, by the Jewish Federation of Columbus
  202. ^ http://www.thejc.com/community/community-life/112005/scottish-jewry-now-below-6000
  203. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2017.
  204. ^ https://www.fzo.cz/en/about-us/organization/
  205. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2017.
  206. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2017.
  207. ^ a b “Censo Demográfico Brasileiro de 2000”. 2000.
  208. ^ https://www.jewishvirtuallibrary.org/jsource/judaica/ejud_0002_0017_0_16538.html
  209. ^ http://www.jchelsinki.fi/index.php?option=com_content&view=article&id=46:a-short-history-of-the-finnish-jewry-&catid=35:community
  210. ^ “Montgomery's Jewish Community”. Encyclopedia of Alabama. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015.
  211. ^ http://www.sidra.ibge.gov.br/bda/tabela/protabl.asp?c=2094&z=cd&o=7&i=P
  212. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2017.
  213. ^ https://cs.m.wikipedia.org/wiki/Židé_na_Slovensku
  214. ^ Gartner (2001), pp. 400–01.
  215. ^ Danzger (2003), pp. 495–96.
  216. ^ de Lange (2002), p. 220.
  217. ^ a b Grintz, Jehoshua M. (tháng 3 năm 1960). “Hebrew as the Spoken and Written Language in the Last Days of the Second Temple”. Journal of Biblical Literature. The Society of Biblical Literature. 79 (1): 32–47. doi:10.2307/3264497. ISSN 0021-9231. JSTOR 3264497.
  218. ^ Feldman (2006), p. 54.
  219. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Languages
  220. ^ Parfitt, T. V. (1972). “The Use Of Hebrew In Palestine 1800–1822”. Journal of Semitic Studies. 17 (2): 237–52. doi:10.1093/jss/17.2.237.
  221. ^ “Israel and the United States: Friends, Partners, Allies” (PDF). Embassy of Israel in Washington, D.C. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2012.
  222. ^ Nava Nevo (2001). International Handbook of Jewish Education. Springer. tr. 428. ISBN 9789400703544. In contrast to other peoples who are masters of their national languages, Hebrew is not the 'common possession' of all Jewish people, and it mainly—if not exclusively—lives and breathes in Israel.... Although there are oases of Hebrew in certain schools, it has not become the Jewish lingua franca and English is rapidly taking its place as the Jewish people's language of communication. Even Hebrew-speaking Israeli representatives tend to use English in their public appearances at international Jewish conventions.
  223. ^ Chaya Herman (2006). Prophets and Profits: Managerialism and the Restructuring of Jewish Schools in South Africa. HSRC Press. tr. 121. ISBN 9780796921147. It is English rather than Hebrew that emerged as the lingua franca of the Jews towards the late 20th century.... This phenomenon occurred despite efforts to make Hebrew a language of communication, and despite the fact that the teaching of Hebrew was considered the raison d'être of the Jewish day schools and the 'nerve center' of Jewish learning.
  224. ^ Elana Shohamy (2010). Negotiating Language Policy in Schools: Educators as Policymakers. Routledge. tr. 185. ISBN 9781135146214. This priority given to English is related to the special relationship between Israel and the United States, and the current status of English as a lingua franca for Jews worldwide.
  225. ^ Elan Ezrachi (2012). Dynamic Belonging: Contemporary Jewish Collective Identities. Bergahn Books. tr. 214. ISBN 9780857452580. As Stephen P. Cohen observes: 'English is the language of Jewish universal discourse.'
  226. ^ “Jewish Languages – How Do We Talk To Each Other?”. Jewish Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2014. Only a minority of the Jewish people today can actually speak Hebrew. In order for a Jew from one country to talk to another who speaks a different language, it is more common to use English than Hebrew.
  227. ^ Hebrew, Aramaic and the rise of Yiddish. D. Katz. (1985) Readings in the sociology of Jewish languages'
  228. ^ “Quebec Sephardim Make Breakthroughs – Forward.com”. forward.com. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015.
  229. ^ Edna Aizenberg (2012). Contemporary Sephardic Identity in the Americas: An Interdisciplinary Approach. tr. xxii. ISBN 9780815651659.
  230. ^ Gerald Tulchinsky (2008). Canada's Jews: A People's Journey. tr. 447–49. ISBN 9780802093868.
  231. ^ Jessica Piombo (ngày 3 tháng 8 năm 2009). Institutions, Ethnicity, and Political Mobilization in South Africa. Palgrave Macmillan. tr. 51. ISBN 9780230623828.
  232. ^ Andrew Noble Koss (dissertation) (2010). “World War I and the Remaking of Jewish Vilna, 1914–1918”. Stanford University: 30–31. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  233. ^ Paul Wexler (2006). “Chapter 38: Evaluating Soviet Yiddish Language Policy Between 1917–1950”. Jewish and Non-Jewish Creators of "Jewish Languages". Otto Harrassowitz Verlag. tr. 780. ISBN 9783447054041.
  234. ^ Anna Verschik (ngày 25 tháng 5 năm 2007). “Jewish Russian”. Jewish Languages Research Website. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2017.
  235. ^ Transnational Spaces and Identities in the Francophone World. ngày 1 tháng 7 năm 2009. tr. 234. ISBN 0803224656. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp); |first1= thiếu |last1= (trợ giúp)
  236. ^ Moshe Ma'oz (2011). Muslim Attitudes towards Jews and Israel. tr. 135, 160. ISBN 9781845195274.[liên kết hỏng]
  237. ^ Schroeter, Daniel J (ngày 1 tháng 7 năm 2011). Jewish Culture and Society in North Africa. tr. 258, 270. ISBN 0253001463. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp); |first1= thiếu |last1= (trợ giúp)
  238. ^ “Tunisia”. jdc.org. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015.
  239. ^ E. Michael & Sharon O. Rusten, Philip Comfort, and Walter A. Elwell (ngày 28 tháng 2 năm 2005). The Complete Book of When and Where: In The Bible And Throughout History. Tyndale House Publishers, Inc. tr. 20-1, 67. ISBN 0842355081. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2007.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  240. ^ Nathan Ausubel, Book of Jewish Knowledge, trang 586
  241. ^ Nathan Ausubel, David C. Gross, Pictorial history of the Jewish people; from Bible times to our own day throughout the world, trang 55
  242. ^ Nathan Ausubel, David C. Gross, Pictorial history of the Jewish people; from Bible times to our own day throughout the world, trang 217
  243. ^ 2 Chronicles 36
  244. ^ Nathan Ausubel, David C. Gross, Pictorial history of the Jewish people; from Bible times to our own day throughout the world, trang 68
  245. ^ a b c Nathan Ausubel, David C. Gross, Pictorial history of the Jewish people; from Bible times to our own day throughout the world, trang 67
  246. ^ Nathan Ausubel, David C. Gross, Pictorial history of the Jewish people; from Bible times to our own day throughout the world, trang 218
  247. ^ David W. Del Testa, Florence Lemoine, John Strickland, Government leaders, military rulers, and political activists, trang 46
  248. ^ Eric Mitchell, Archie England, Old Testament Survey: A Student's Guide, trang 335
  249. ^ Sicker, Martin (ngày 30 tháng 1 năm 2001). Between Rome and Jerusalem: 300 Years of Roman-Judaean Relations. Praeger Publishers. tr. 2. ISBN 0275971406. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2007.
  250. ^ Zank, Michael. “Center of the Persian Satrapy of Judah (539-323)”. Đại học Boston. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2007.
  251. ^ Schiffman, Lawrence H. (1991). From Text to Tradition: A History of Second Temple and Rabbinic Judaism. Ktav Publishing House. tr. 60-79. ISBN 0-88125-371-5.
  252. ^ Paul Hyland, Olga Gomez, Francesca Greensides, The Enlightenment: a sourcebook and reader, trang 63
  253. ^ David G. Thomas, Swimming: steps to success, trang 16
  254. ^ “Israel Archaeology Findings Ideology Politics”.
  255. ^ Ostrer, Harry (2012). Legacy: A Genetic History of the Jewish People. Oxford University Press (xuất bản ngày 8 tháng 5 năm 2012). ISBN 978-0195379617.
  256. ^ Eisenberg, Ronald (2013). Dictionary of Jewish Terms: A Guide to the Language of Judaism. Schreiber Publishing (xuất bản ngày 23 tháng 11 năm 2013). tr. 431.
  257. ^ Gubkin, Liora (2007). You Shall Tell Your Children: Holocaust Memory in American Passover Ritual. Rutgers University Press (xuất bản ngày 31 tháng 12 năm 2007). tr. 190. ISBN 978-0813541938.
  258. ^ Dever, William (2001). What Did the Biblical Writers Know, and When Did They Know It?. Eerdmans. tr. 98–99. ISBN 3-927120-37-5. After a century of exhaustive investigation, all respectable archaeologists have given up hope of recovering any context that would make Abraham, Isaac, or Jacob credible "historical figures" [...] archaeological investigation of Moses and the Exodus has similarly been discarded as a fruitless pursuit.
  259. ^ Tubb, 1998. pp. 13–14
  260. ^ Mark Smith in "The Early History of God: Yahweh and Other Deities of Ancient Israel" states "Despite the long regnant model that the Canaanites and Israelites were people of fundamentally different culture, archaeological data now casts doubt on this view. The material culture of the region exhibits numerous common points between Israelites and Canaanites in the Iron I period (c. 1200–1000 BCE). The record would suggest that the Israelite culture largely overlapped with and derived from Canaanite culture... In short, Israelite culture was largely Canaanite in nature. Given the information available, one cannot maintain a radical cultural separation between Canaanites and Israelites for the Iron I period." (pp. 6–7). Smith, Mark (2002) "The Early History of God: Yahweh and Other Deities of Ancient Israel" (Eerdman's)
  261. ^ Rendsberg, Gary (2008). "Israel without the Bible". In Frederick E. Greenspahn. The Hebrew Bible: New Insights and Scholarship. NYU Press, pp. 3–5
  262. ^ Jared Diamond (1993). “Who are the Jews?” (PDF). Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2010. Natural History 102:11 (November 1993): 12–19.
  263. ^ Hammer, MF; và đồng nghiệp (tháng 6 năm 2000). “Jewish and Middle Eastern non-Jewish populations share a common pool of Y-chromosome biallelic haplotypes”. Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A. 97 (12): 6769–74. Bibcode:2000PNAS...97.6769H. doi:10.1073/pnas.100115997. PMC 18733. PMID 10801975. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2012.
  264. ^ Wade, Nicholas (ngày 9 tháng 5 năm 2000). “Y Chromosome Bears Witness to Story of the Jewish Diaspora”. The New York Times. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012.
  265. ^ Genes, Behavior, and the Social Environment:: Moving Beyond the Nature...By Committee on Assessing Interactions Among Social, Behavioral, and Genetic Factors in Health, Board on Health Sciences Policy, Institute of Medicine, Lyla M. Hernandez P:100 https://books.google.com/books?id=gFtYAgAAQBAJ&pg=PT116&dq=the+importance+of+ancestral+origin+box+5-1&hl=en&sa=X&ei=P8HeVP-lGoXAPMqsgcgC&ved=0CB0Q6AEwAA#v=onepage&q=the%20importance%20of%20ancestral%20origin
  266. ^ Goldenberg (2007), pp. 131, 135–36.
  267. ^ Johnson (1987), pp. 164–65.
  268. ^ Carroll, James. Constantine's Sword (Houghton Mifflin, 2001) ISBN 0-395-77927-8 p. 26
  269. ^ a b Johnson (1987), pp. 207–08.
  270. ^ a b Johnson (1987), pp. 213, 229–31.
  271. ^ Johnson (1987), pp. 243–44.
  272. ^ a b Lewis (1984), pp. 10, 20
  273. ^ Lewis (1987), pp. 9, 27
  274. ^ Lewis (1999), p.131
  275. ^ a b Lewis (1999), p. 131; (1984), pp. 8, 62
  276. ^ Lewis (1984), p. 52; Stillman (1979), p.77
  277. ^ Lewis (1984), pp. 17–18, 94–95; Stillman (1979), p. 27
  278. ^ Lewis (1984), p. 28.
  279. ^ Lewis, Bernard (tháng 6 năm 1998). “Muslim Anti-Semitism”. Middle East Quarterly. Middle East Forum.
  280. ^ Johnson (1987), pp. 226–29.
  281. ^ Johnson (1987), pp. 259–60.
  282. ^ Johnson (1987), pp. 364–65.
  283. ^ Adams, Susan M. (2008). “The Genetic Legacy of Religious Diversity and Intolerance: Paternal Lineages of Christians, Jews, and Muslims in the Iberian Peninsula”. The American Journal of Human Genetics. 83 (6): 725–36. doi:10.1016/j.ajhg.2008.11.007. ISSN 0002-9297. PMC 2668061. PMID 19061982.
  284. ^ “DNA study shows 20 percent of Iberian population has Jewish ancestry”. The New York Times. ngày 4 tháng 12 năm 2008.
  285. ^ “The Genetic Legacy of Religious Diversity and Intolerance: Paternal Lineages of Christians, Jews, and Muslims in the Iberian Peninsula”. American Society of Human Genetics. Cell.com. tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2011.
  286. ^ Johnson (1987), p. 512.
  287. ^ “History of the Holocaust – An Introduction”. Jewishvirtuallibrary.org. ngày 19 tháng 4 năm 1943. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2011.
  288. ^ Luke Harding in Moskva (ngày 5 tháng 6 năm 2007). “Pipeline workers find mass grave of Jews killed by Nazis”. The Guardian. UK. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2011.
  289. ^ Donald L Niewyk, The Columbia Guide to the Holocaust, Columbia University Press, 2000, p. 45: "The Holocaust is commonly defined as the murder of more than 5,000,000 Jews by the Germans in World War II." However, the Holocaust usually includes all of the different victims who were systematically murdered.
  290. ^ Johnson (1987), pp. 484–88.
  291. ^ Johnson (1987), pp. 490–92.
  292. ^ “Ukrainian mass Jewish grave found”. BBC News Online. ngày 5 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012.
  293. ^ Berenbaum, Michael. The World Must Know," United States Holocaust Museum, 2006, p. 103.
  294. ^ Dosick (2007), p. 60.
  295. ^ Dosick (2007), p. 59.
  296. ^ Schmelz, Usiel Oscar; Sergio DellaPergola (2007). “Demography”. Trong Fred Skolnik (biên tập). Encyclopaedia Judaica. 5 (ấn bản thứ 2). Farmington Hills, Mich.: Thomson Gale. tr. 571. ISBN 0-02-865928-7.
  297. ^ Obadiah, 1–20: And the captivity of this host of the children of Israel shall possess that of the Canaanites, even unto Zarephath; and the captivity of Jerusalem, which is in Sepharad, shall possess the cities of the south. (KJV)
  298. ^ En Italia, principalmente en los Estados Pontificios y Venecia. Algunos de los hebreos expulsados acompañaron a los conquistadores al Nuevo Mundo, instalándose en diversos puntos de América.
  299. ^ “The Angel of Budapest: Ángel Sanz Briz - 4 Corners of the World: International Collections and Studies at the Library of Congress”. blogs.loc.gov. ngày 17 tháng 1 năm 2017.
  300. ^ “Madrid to dedicate one of its streets to the memory of the "Angel of Budapest" - The Diplomat in Spain”. thediplomatinspain.com.[liên kết hỏng]
  301. ^ http://db.yadvashem.org/righteous/family.html?language=en&itemId=4017331
  302. ^ Para salvar aún más vidas, Sanz Briz hizo además pasar a muchos no sefardíes por sefardíes.
  303. ^ http://www.cbs.gov.il/publications/educ_demog_05/pdf/t16.pdf
  304. ^ “97_gr_.xls” (PDF). Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2014.
  305. ^ Hebrew PDF Lưu trữ 2005-12-17 tại Wayback Machine
  306. ^ “More Ashkenazi Jews Have Gene Defect that Raises Inherited Breast Cancer Risk”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2013.
  307. ^ “First genetic mutation for colorectal cancer identified in Ashkenazi Jews”. The Gazette. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  308. ^ Schmelz, Usiel Oscar; Sergio DellaPergola (2007). “Demography”. Trong Fred Skolnik (biên tập). Encyclopaedia Judaica. 5 (ấn bản thứ 2). Farmington Hills, Mich.: Thomson Gale. tr. 571–2. ISBN 0-02-865928-7.
  309. ^ a b c G. Cochran, J. Hardy, H. Harpending. "Natural History of Ashkenazi Intelligence" Lưu trữ 2013-09-11 tại Wayback Machine, Journal of Biosocial Science 38 (5), pp. 659–693 (2006), University of Utah
  310. ^ Lynn, R. and Longley, D. (2006). "On the high intelligence and cognitive achievements of Jews in Britain." Intelligence, 34, 541–547.
  311. ^ Statistical Abstract of Israel, 2009, CBS. “Table 2.24 – Jews, by country of origin and age” (PDF). Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2010.
  312. ^ As of 2013, every President of Israel since the country's foundation in 1948 has been an Ashkenazi Jew
  313. ^ Cochran, G., Hardy, J. and Harpending, H., 2006. "Natural history of Ashkenazi [intelligence." Journal of Biosocial Science, 38(5), pp.659–693.
  314. ^ Ethiopian Israelis Clash With Police as Anti-Racism Protests Escalate The Jewish Daily Forward, ngày 3 tháng 5 năm 2015
  315. ^ Onolemhemhen Durrenda Nash, The Black Jews of Ethiopia, Scarecrow Press; Reprint edition 2002, page 40
  316. ^ Rebhun, Uzi, Jews in Israel: contemporary social and cultural patterns, UPNE, 2004, p. 139-140
  317. ^ “Beta Israel people”. 27: 104–117. JSTOR 2784774. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  318. ^ Kemp, Adriana, Israelis in conflict: hegemonies, identities and challenges, Sussex Academic Press, 2004, p. 155
  319. ^ Yuval Azoulay and Yulie Khromchenko (ngày 4 tháng 9 năm 2005). “Ethiopian children cannot go to school in Or Yehuda while politicians argue”. Haaretz. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2012.
  320. ^ Racism alive and well in Israeli society, Jerusalem Post, 22 Mars 2005.
  321. ^ “Deal reached on Petah Tikva Ethiopian olim”. Jpost.com. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2017.
  322. ^ Ravid, Barak (ngày 9 tháng 12 năm 2007). “Olmert: Ethiopian Jews Are Right to Feel Discriminated Against”. Haaretz.
  323. ^ Video: Police suspended after assaulting IDF soldier in incident caught on tape The Jerusalem Post, ngày 29 tháng 4 năm 2015
  324. ^ Cops beat Ethiopian IDF soldier in alleged racist attack The Times of Israel, ngày 27 tháng 4 năm 2015
  325. ^ Seeman, D (tháng 6 năm 1999). “One people, one blood": public health, political violence, and HIV in an Ethiopian-Israeli setting”. Cult Med Psychiatry. 23 (2): 159–95. doi:10.1023/A:1005439308374. PMID 10451801.
  326. ^ Kaplan, Edward H. (tháng 4 năm 1998). “Israel's ban on use of Ethiopians' blood: how many infectious donations were prevented?” (PDF). Lancet. 351 (9109): 1127–8. doi:10.1016/S0140-6736(97)10356-7. PMID 9660600. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2010.
  327. ^ Kaplan, Edward H. (Apr–Jun 1999). “Implicit Valuation of a Blood-exclusion Decision”. Med Decis Making. 19 (2): 207–13. doi:10.1177/0272989X9901900212. PMID 10231084.
  328. ^ “Ethiopian-Israelis clash with police, disrupt Jerusalem traffic over discarding of donated blood”. International Herald Tribune. ngày 20 tháng 6 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2008. Truy cập 27 Tháng tám năm 2017.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  329. ^ Leroy Walters, 'Ethical Issues in the Prevention and Treatment of HIV Infection and AIDS', Science, 1988 February, 5;239(4840) pp. 597–603
  330. ^ Gerald M. Oppenheimer, 'In the eye of the storm: The epidemiological construction of AIDS', pp. 267–300 in Elizabeth Fee and Daniel M. Fox, eds., 'AIDS: The Burdens of History', (University of California Press, 1988) ISBN 978-0-520-06395-2
  331. ^ Farmer P., 'AIDS and accusation. Haiti and the geography of blame', University of California Press, Berkeley, 1992. ISBN 978-0-520-08343-1 p. 210-228
  332. ^ Nesher, Talila (ngày 27 tháng 1 năm 2013). “Israel admits Ethiopian women were given birth control shots”. Haaretz. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2013.
  333. ^ “Ethiopian birth control?”. The Jerusalem Post. ngày 10 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2013.
  334. ^ “Furore in Israel over birth control drugs for Ethiopian Jews”. Irinnews.org. ngày 28 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2013.
  335. ^ Hammer MF, Redd AJ, Wood ET (tháng 6 năm 2000). “Jewish and Middle Eastern non-Jewish populations share a common pool of Y-chromosome biallelic haplotypes”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 97 (12): 6769–74. Bibcode:2000PNAS...97.6769H. doi:10.1073/pnas.100115997. PMC 18733. PMID 10801975.
  336. ^ Nebel Almut; Filon Dvora; Brinkmann Bernd (2001). “The Y Chromosome Pool of Jews as Part of the Genetic Landscape of the Middle East”. The American Journal of Human Genetics. 69 (5): 1095–112. doi:10.1086/324070. PMC 1274378. PMID 11573163.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  337. ^ Molecular Photofitting: Predicting Ancestry and Phenotype Using DNA by Tony Nick Frudakis P:383 [3]
  338. ^ a b Behar DM, Metspalu E, Kivisild T (2008). MacAulay, Vincent (biên tập). “Counting the Founders: The Matrilineal Genetic Ancestry of the Jewish Diaspora”. PLoS ONE. 3 (4): e2062. Bibcode:2008PLoSO...3.2062B. doi:10.1371/journal.pone.0002062. PMC 2323359. PMID 18446216.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  339. ^ Lewontin, Richard (ngày 6 tháng 12 năm 2012). “Is There a Jewish Gene?”. New York Review of Books.
  340. ^ Atzmon, G; Hao, L; Pe'Er, I; Velez, C; Pearlman, A; Palamara, PF; Morrow, B; Friedman, E; Oddoux, C (2010). “Abraham's children in the genome era: Major Jewish diaspora populations comprise distinct genetic clusters with shared Middle Eastern Ancestry”. American Journal of Human Genetics. 86 (6): 850–59. doi:10.1016/j.ajhg.2010.04.015. PMC 3032072. PMID 20560205.
  341. ^ Feder, Jeanette; Ovadia, Ofer; Glaser, Benjamin; Mishmar, Dan (2007). “Ashkenazi Jewish mtDNA haplogroup distribution varies among distinct subpopulations: Lessons of population substructure in a closed group”. European Journal of Human Genetics. 15 (4): 498–500. doi:10.1038/sj.ejhg.5201764. PMID 17245410.
  342. ^ Ostrer, H; Skorecki, K (2013). “The population genetics of the Jewish people”. Human Genetics. 132 (2): 119–27. doi:10.1007/s00439-012-1235-6. PMC 3543766. PMID 23052947.
  343. ^ Katsnelson, Alla (2010). “Jews worldwide share genetic ties”. doi:10.1038/news.2010.277.
  344. ^ Doron M. Behar; Bayazit Yunusbayev; Mait Metspalu (tháng 7 năm 2010). “The genome-wide structure of the Jewish people” (PDF). Nature. 466 (7303): 238–42. doi:10.1038/nature09103. PMID 20531471.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  345. ^ “BBC Religions/Converting to Judaism: "A person who converts to Judaism becomes a Jew in every sense of the word, and is just as Jewish as someone born into Judaism.". Bbc.co.uk. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2013.
  346. ^ “Are Converts Treated as Second Class?”. InterfaithFamily. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2017.
  347. ^ Neusner (1991) p. 64
  348. ^ “Maimonides – Internet Encyclopedia of Philosophy”. utm.edu. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2015.
  349. ^ Sekine, Seizō. A Comparative Study of the Origins of Ethical Thought: Hellenism and Hebraism. Lanham, MD: Rowman & Littlefield, 2005. Print.
  350. ^ “Broadway Musicals: A Jewish Legacy”. DC Theatre Scene.
  351. ^ Roni Caryn Rabin Exhibition Traces the emergence of Jews as medical innovators, The New York Times (ngày 14 tháng 5 năm 2012). Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2015.
  352. ^ Shatzmiller, Joseph. Doctors to Princes and Paupers: Jews, Medicine, and Medieval Society. Berkeley: U of California, 1995. Print.
  353. ^ Schwartz, Richard H. (2001). Judaism and Global Survival. New York: Lantern Books. tr. 153. ISBN 1-930051-87-5.
  354. ^ Brooks, David (ngày 11 tháng 1 năm 2010). “The Tel Aviv Cluster”. The New York Times. tr. A23. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010. Jews are a famously accomplished group. They make up 0.2 percent of the world population, but 54 percent of the world chess champions, 27 percent of the Nobel physics laureates and 31 percent of the medicine laureates. Jews make up 2 percent of the U.S. population, but 21 percent of the Ivy League student bodies, 26 percent of the Kennedy Center honorees, 37 percent of the Academy Award-winning directors, 38 percent of those on a recent Business Week list of leading philanthropists, 51 percent of the Pulitzer Prize winners for nonfiction.
  355. ^ Eisenstadt, S.N. (2004). Explorations in Jewish Historical Experience: The Civilizational Dimension. Leiden, The Netherlands: Brill. tr. 75. ISBN 90-04-13693-2.
  356. ^ Lewis, Hal M. (2006). From Sanctuary to Boardroom: A Jewish Approach to Leadership. Lanham, Md.: Rowman & Littlefield. tr. 1. ISBN 0-7425-5229-2.
  357. ^ “Who is a Jew?”. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |Author= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  358. ^ “What Makes a Jew "Jewish"?”. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2014.
  359. ^ “Deuteronomy Chapter 7 דְּבָרִים”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2014.
  360. ^ “Leviticus Chapter 24 וַיִּקְרָא”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2014.
  361. ^ “Ezra Chapter 10”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2014.
  362. ^ [מרדכי וורמברנד ובצלאל ס רותת "עם ישראל - תולדות 4000 שנה - מימי האבות ועד חוזה השלום", ע"מ 95. (Translation: Mordechai Vermebrand and Betzalel S. Ruth - "The People of Israel — the history of 4000 years — from the days of the Forefathers to the Peace Treaty", 1981, pg. 95)
  363. ^ a b [Dr. Solomon Gryazel, "History of the Jews - From the destruction of Judah in 586 BC to the preset Arab Israeli conflict", p. 137]
  364. ^ “Beyond the fourth wave: contemporary anti-Semitism and radical Islam”. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |Author= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  365. ^ “FISCUS JUDAICUS”. Jewish Encyclopedia. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2014.
  366. ^ The Encyclopedia of Christianity, Volume 4 by Erwin Fahlbusch, Geoffrey William Bromiley
  367. ^ Modern History Sourcebook: Mark Twain: "Concerning The Jews" Lưu trữ 2014-09-05 tại Wayback Machine, Harper's Magazine, September 1899.

Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Population of Jews” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.

Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Jews-are-ethnoreligious-group” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Baron, Salo Wittmayer (1952). A Social and Religious History of the Jews, Volume II, Ancient Times, Part II. Philadelphia: Jewish Publication Society of America.
  • Carr, David R. (2003) [2000]. “Judaism in Christendom”. Trong Neusner, Jacob; Avery-Peck, Alan J. (biên tập). The Blackwell Companion to Judaism. Malden, Massachusetts: Blackwell Publishing. ISBN 1-57718-058-5.
  • Cowling, Geoffrey (2005). Introduction to World Religions. Singapore: First Fortress Press. ISBN 0-8006-3714-3.
  • Danzger, M. Herbert (2003) [2000]. “The "Return" to Traditional Judaism at the End of the Twentieth Century: Cross-Cultural Comparisons”. Trong Neusner, Jacob; Avery-Peck, Alan J. (biên tập). The Blackwell Companion to Judaism. Malden, Massachusetts: Blackwell Publishing. ISBN 1-57718-058-5.
  • Dekmejian, R. Hrair (1975). Patterns of Political Leadership: Egypt, Israel, Lebanon. State University of New York Press. ISBN 0-87395-291-X.
  • de Lange, Nicholas (2002) [2000]. An Introduction to Judaism. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-46073-5.
  • Dosick, Wayne (2007). Living Judaism. New York: HarperCollins. ISBN 0-06-062179-6.
  • Elazar, Daniel J. (2003) [2000]. “Judaism as a Theopolitical Phenomenon”. Trong Neusner, Jacob; Avery-Peck, Alan J. (biên tập). The Blackwell Companion to Judaism. Malden, Massachusetts: Blackwell Publishing. ISBN 1-57718-058-5.
  • Feldman, Louis H. (2006). Judaism and Hellenism Reconsidered. Leiden, The Netherlands: Brill. ISBN 90-04-14906-6.
  • Gartner, Lloyd P. (2001). History of the Jews in Modern Times. Oxford: Oxford University Press. ISBN 0-19-289259-2.
  • Goldenberg, Robert (2007). The Origins of Judaism: From Canaan to the Rise of Islam. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-84453-3.
  • Goldstein, Joseph (1995). Jewish History in Modern Times. Sussex Academic Press. ISBN 1-898723-06-0.
  • Johnson, Paul (1987). A History of the Jews. New York: HarperCollins. ISBN 0-06-091533-1.
  • Kaplan, Dana Evan (2003) [2000]. “Reform Judaism”. Trong Neusner, Jacob; Avery-Peck, Alan J. (biên tập). The Blackwell Companion to Judaism. Malden, Massachusetts: Blackwell Publishing. ISBN 1-57718-058-5.
  • Katz, Shmuel (1974). Battleground: Fact and Fantasy in Palestine. Taylor Productions. ISBN 0-929093-13-5.
  • Lewis, Bernard (1984). The Jews of Islam. Princeton: Princeton University Press. ISBN 0-691-00807-8
  • Lewis, Bernard (1999). Semites and Anti-Semites: An Inquiry into Conflict and Prejudice. W. W. Norton & Co. ISBN 0-393-31839-7
  • Littman, David (1979). “Jews Under Muslim Rule: The Case Of Persia”. The Wiener Library Bulletin. XXXII (New series 49/50).
  • Neusner, Jacob (1991). Studying Classical Judaism: A Primer. Westminster John Knox Press. ISBN 0-664-25136-6.
  • Poliakov, Leon (1974). The History of Anti-semitism. New York: The Vanguard Press.
  • Ruderman, David B. Early Modern Jewry: A New Cultural History (Princeton University Press; 2010) 326 pages. Examines print culture, religion, and other realms in a history emphasizing the links among early modern Jewish communities from Venice and Kraków to Amsterdam and Smyrna.
  • Sharot, Stephen (1997). “Religious Syncretism and Religious Distinctiveness: A Comparative Analysis of Pre-Modern Jewish Communities”. Trong Endelman, Todd M. (biên tập). Comparing Jewish Societies. Ann Arbor, Mich.: University of Michigan Press. ISBN 0-472-06592-0.
  • Stillman, Norman (1979). The Jews of Arab Lands: A History and Source Book. Philadelphia: Jewish Publication Society of America. ISBN 0-8276-0198-0
  • Sweeney, Marvin A. (2003) [2000]. “The Religious World of Ancient Israel to 586 BCE”. Trong Neusner, Jacob; Avery-Peck, Alan J. (biên tập). The Blackwell Companion to Judaism. Malden, Massachusetts: Blackwell Publishing. ISBN 1-57718-058-5.