Bước tới nội dung

Mâm xôi đỏ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Những quả mâm xôi chín đỏ.

Mâm xôi đỏ hay Phúc bồn tử (chữ Hán: 覆盆子) là một loại quả ăn được trong vô số loài thưc vật trong chi Mâm xôi thuộc họ Dâu, hầu hết trong số đó thuộc phân chi Idaeobatus, tên gọi cũng được gắn cho những loài này. Mâm xôi là những cây lâu năm thân gỗ.

Nguồn gốc tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên tiếng Anh có lẽ xuất phát từ tên gọi raspise, là một loại rượu vang có màu hoa hồng ngọt ngào (giữa thế kỷ 15), cũng có thể từ ngôn ngữ cổ Anh-Latin vinum raspeys, hoặc raspoie có nghĩa là "bụi cây", bắt nguồn từ tiếng Đức.[1] Tên của loại quả này có lẽ nhờ ảnh hưởng bởi lớp vỏ ngoài thô ráp liên quan tới từ tiếng Anh cổ rasp hoặc "rough berry".[1]

Các giống loài

[sửa | sửa mã nguồn]
Quả của bốn loài mâm xôi. Theo chiều kim đồng hồ từ trên cùng bên trái: Mâm xôi Boulder thuộc bang Colorado, Mâm xôi Hàn Quốc, Mâm xôi bản địa Úc, Mâm xôi từ nước Cộng hòa Maurice
Loài mâm xôi được lai tạo cho ra trái màu tím

Ví dụ về các loại mâm xôi trong họ Rubus phân chi Idaeobatus bao gồm:

Một vài loại khác thuộc nhánh Rubus, còn được gọi là quả mâm xôi, được phân loại thành subgenera khác, gồm có:

Mâm xôi được canh tác đang ra hoa

Một số loại mâm xôi có thể canh tác được từ những vùng trồng trọt chịu rét 3 tới 9. Những cây mâm xôi được trồng theo truyền thống vào mùa đông như các loại cây thân cứng ngủ đông, mặc dù việc trồng mâm xôi từ loại giống thân mềm được ươm mầm cắm xuống đất, sản xuất từ nuôi cấy mô đã trở phổ biến hơn nhiều.

Một hệ thống sản xuất chuyên biệt gọi là "sản xuất giống cây thân cứng dài" liên quan đến việc trồng loại thân cứng trong một năm ở vùng khí hậu phía bắc như Scotland hoặc Oregon hoặc Washington, nơi yêu cầu độ lạnh cho cây đâm chồi nảy lộc đạt đến đúng thời điểm hoặc sớm hơn khi đem đến nơi trồng cuối cùng. Những cây thân cứng này sau đó được đào, gồm rễ và tất cả các bộ phận, để đem trồng lại ở những vùng khí hậu ấm hơn như Tây Ban Nha, nơi chúng nhanh chóng ra hoa và tạo ra mùa thu hoạch được rất sớm. Các cây thường được trồng với mật độ 2-6 mỗi m trong đất màu mỡ, tháo nước tốt; nếu có bất cứ nghi ngờ nào về việc thối rễ, cây mâm xôi được trồng trong vườn nâng với khung gỗ bao quanh có đất trồng cao hơn mặt đất bên ngoài/luống đất.

Tất cả các giống mâm xôi đều có rễ lâu năm, nhưng nhiều cây không có chồi lâu năm. Trên thực tế, hầu hết các loài mâm xôi đều đâm chồi hai năm một lần (có nghĩa là chồi mọc trong mùa sinh trưởng đầu tiên và quả mọc ra từ những chồi đó trong mùa sinh trưởng thứ hai)[2] Những bông hoa có thể là nguồn mật hoa chính cho ong mật và các loài thụ phấn khác.

Cây mâm xôi sinh trưởng mạnh và có thể xâm lấn hết khu vực xung quanh. Chúng sinh sôi bằng việc dùng những chồi cơ sở (còn gọi là chồi bên), các chồi ngầm mở rộng phát triển rễ và các cây riêng lẻ. Chúng có thể ngắt chồi bên những cây mới vài khoảng cách từ cây chính. Vì lý do này, cây mâm xôi lan rộng và có thể chiếm lấy các vùng đất màu mỡ nếu không được kiểm soát. Cây mâm xôi thường được nhân giống bằng cách cắt cành và sẽ sẵn sàng bén rễ trong điều kiện đất ẩm.

Quả được thu hoạch khi ngắt khỏi đế hoa dễ dàng và đổi màu thẫm (đỏ, đen, tím hoặc golden-yellow, tùy thuộc vào loài và giống cây trồng). Đây là khi quả chín mọng và ngọt nhất

Phương pháp trồng cây mâm xôi với nhà lưới che phủ cao (high tunnel) đem đến cơ hội thu hẹp khoảng cách để thực hiện sản xuất được vào cuối mùa thu và cuối mùa xuân. Hơn nữa, hệ thống che phủ cao cho phép những cây mâm xôi chịu rét kém hơn ra quả vào mùa hè khoáng sản vượt qua được mùa đông ở vùng khí hậu nơi nếu không có che phủ thì chúng không thể tồn tại. Trong điều kiện này, các cây thường được đưa vào trồng ở khoảng cách gần trước khi xây dựng hệ thống che phủ.[3]

Giá trị dinh dưỡng

[sửa | sửa mã nguồn]
Quả mâm xôi, dạng thô
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng220 kJ (53 kcal)
11.94 g
Đường4.42 g
Chất xơ6.5 g
0.65 g
1.2 g
Vitamin và khoáng chất
VitaminLượng
%DV
Thiamine (B1)
3%
0.032 mg
Riboflavin (B2)
3%
0.038 mg
Niacin (B3)
4%
0.598 mg
Acid pantothenic (B5)
7%
0.329 mg
Vitamin B6
3%
0.055 mg
Folate (B9)
5%
21 μg
Choline
2%
12.3 mg
Vitamin C
29%
26.2 mg
Vitamin E
6%
0.87 mg
Vitamin K
7%
7.8 μg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
2%
25 mg
Sắt
4%
0.69 mg
Magiê
5%
22 mg
Mangan
29%
0.67 mg
Phốt pho
2%
29 mg
Kali
5%
151 mg
Kẽm
4%
0.42 mg
Thành phần khácLượng
Nước85.8 g

Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[4] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[5]

Quả mâm xôi được trồng phục vụ cho thị trường trái cây tươi và để chế biến trong ngành thương mại thành trái cây đông lạnh nhanh (IQF), purée (xúp đặc nghiền nhừ từ rau củ trái cây), nước trái cây hoặc làm trái cây sấy khô được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm tạp hóa như bánh ngọt mâm xôi. Theo truyền thống, quả mâm xôi là một loại cây trồng giữa mùa hè, nhưng với công nghệ mới, giống cây trồng và chuyên chở vận chuyển hàng hóa, giờ đây chúng có thể thu được quanh năm. Quả mâm xôi cần nhiều ánh nắng mặt trời và nước để phát triển tối ưu. Quả mâm xôi phát triển mạnh trong đất thoát nước tốt với độ pH từ 6 đến 7 với chất hữu cơ dồi dào để hỗ trợ giữ nước.[6] Mặc dù độ ẩm là rất cần thiết, đất ướt và nặng hoặc tưới quá nhiều có thể gây thối rễ Phytophthora, đây là một trong những vấn đề sâu bệnh nghiêm trọng nhất đối với cây mâm xôi đỏ. Là một loại cây được trồng ở vùng ẩm, ôn đới, nó rất dễ trồng và có xu hướng lan rộng nếu không được cắt tỉa. Cây mâm xôi còn sót sẽ liên tục mọc lên dưới dạng cỏ dại trong vườn, được phát tán bởi những hạt giống được tìm thấy trong phân chim.

Một quả mâm xôi ri��ng lẻ nặng 3–5 g (0,11–0,18 oz) và được tạo thành từ khoảng 100 quả hạch con,[7] mỗi quả hạch con lại bao gồm một cơm thịt quả mọng nước và một hạt giống đơn ỏ giữa. Một bụi cây mâm xôi có thể mang lại vài trăm quả mỗi năm. Không giống việt quấttrái ngấy, một quả mâm xôi có một lõi rỗng khi bị ngắt khỏi đế hoa.

Dinh dưỡng

[sửa | sửa mã nguồn]

Quả mâm xôi thô chứa 86% nước, 12% carbohydrate và có khoảng 1% mỗi loại proteinchất béo (bảng). Với lượng 100 gram, quả mâm xôi cung cấp 53 calo và 6,5 gram chất xơ.

Cấu trúc quả tụ góp phần vào giá trị dinh dưỡng của quả mâm xôi, vì nó làm tăng tỷ lệ chất xơ, một trong những thực phẩm được biết đến nhiều nhất trong xu hướng thực phẩm toàn phẩm lên đến 6% chất xơ trên tổng trọng lượng.[8] Quả mâm xôi là một nguồn dinh dưỡng phong phú (20% hoặc nhiều hơn giá trị dinh dưỡng hàng ngày, DV) gồm vitamin C (32% DV), mangan (32% DV) và chất xơ (26% DV) (bảng). Quả mâm xôi là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, với tổng lượng đường chỉ 4% và không chứa tinh bột.[8]

Hóa thực vật

[sửa | sửa mã nguồn]

Quả mâm xôi chưa các hóa thực vật như các sắc tố anthocyanin, axit ellagic, ellagitannin, quercetin, axit gallic, cyanidin, pelargonidin, catechin, kaempferolaxit salicylic.[9][10] Những quả mâm xôi có màu vàng và những loại khác có quả màu nhạt có hàm lượng anthocyanin thấp hơn.[9] Cả quả mâm xôi màu vàng và màu đỏ đều chứa các carotenoid, chủ yếu là este lutein, nhưng chúng được che giấu bởi các hợp chất anthocyanin trong quả mâm xôi đỏ.[11]

Các hợp chất trong mâm xôi đang được nghiên cứu sơ bộ về khả năng tác động đến sức khỏe con người.[12]

Lá mâm xôi có thể được sử dụng tươi hoặc khô trong các loại trà thảo mộc, đem lại hương vị the mát. Trong thảo dược và y học cổ truyền, lá mâm xôi được sử dụng cho một số phương thuốc, mặc dù không có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho việc hỗ trợ điều trị của chúng.[13]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Raspberry”. Online Etymology Dictionary. 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2016.
  2. ^ “Brambles (Fruit Production for the Home Gardener)”. Fruit Production for the Home Gardener (Penn State Extension) (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2017.
  3. ^ "High Tunnel Raspberries and Blackberries", Department of Horticulture publication, Cathy Heidenreich, Marvin Pritts, Mary Jo Kelly., and Kathy Demchak
  4. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  5. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ Strik, B.C. (2008). “Growing Raspberries in Your Home Garden” (PDF). Growing Small Fruits. Oregon State University Extension Service. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2016.
  7. ^ Iannetta, P. P. M.; Wyman, M.; Neelam, A.; Jones, C.; Taylor, M. A.; Davies, H. V.; Sexton, R. (tháng 12 năm 2000). “A causal role for ethylene and endo-beta-1,4-glucanase in the abscission of red-raspberry (Rubus idaeus) drupelets”. Physiol. Plant. 110 (4): 535–543. doi:10.1111/j.1399-3054.2000.1100417.x.
  8. ^ a b “Nutrient data for raw raspberries, USDA Nutrient Database, SR-21”. Conde Nast. 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2014.
  9. ^ a b Carvalho E, Franceschi P, Feller A, Palmieri L, Wehrens R, Martens S (2013). “A targeted metabolomics approach to understand differences in flavonoid biosynthesis in red and yellow raspberries”. Plant Physiol Biochem. 72: 79–86. doi:10.1016/j.plaphy.2013.04.001. PMID 23622736.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  10. ^ Mazur SP, Nes A, Wold AB, Remberg SF, Aaby K (2014). “Quality and chemical composition of ten red raspberry (Rubus idaeus L.) genotypes during three harvest seasons”. Food Chem. 160: 233–40. doi:10.1016/j.foodchem.2014.02.174. PMID 24799233.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  11. ^ Carvalho, Elisabete; Fraser, P.D.; Martens, S. (2013). “Carotenoids and tocopherols in yellow and red raspberries”. Food Chemistry. 139 (1–4): 744–752. doi:10.1016/j.foodchem.2012.12.047. PMID 23561169.
  12. ^ Burton-Freeman, B. M.; Sandhu, A. K.; Edirisinghe, I (2016). “Red Raspberries and Their Bioactive Polyphenols: Cardiometabolic and Neuronal Health Links”. Advances in Nutrition: An International Review Journal. 7 (1): 44–65. doi:10.3945/an.115.009639. PMC 4717884. PMID 26773014.
  13. ^ Holst, Lone; Haavik, Svein; Nordeng, Hedvig (ngày 13 tháng 6 năm 2009). “Raspberry leaf – Should it be recommended to pregnant women?”. Complementary Therapies in Clinical Practice. 15 (4): 204–8. doi:10.1016/j.ctcp.2009.05.003. PMID 19880082.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]