Bước tới nội dung

Giải vô địch bóng đá U-23 Đông Nam Á

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giải vô địch bóng đá U-23 Đông Nam Á
Thành lập2005; 20 năm trước (2005)
Khu vựcĐông Nam Á (AFF)
Số đội10
Đội vô địch
hiện tại
 Việt Nam (lần thứ 2)
Đội bóng
thành công nhất
 Việt Nam
(2 lần)
Trang webTrang web chính thức
Giải vô địch bóng đá U-23 Đông Nam Á 2023

Giải vô địch bóng đá U-23 Đông Nam Á (tiếng Anh: AFF U-23 Championship) là một giải đấu bóng đá thường niên dành cho các đội tuyển U-23 của các quốc gia thành viên của khu vực Đông Nam Á, do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức. Giải đấu cũng phục vụ như một giải đấu chuẩn bị cho giải bóng đá tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á.[1][2][3]

Giải lần đầu tiên diễn ra vào năm 2005 tại Thái Lan với tư cách là Giải vô địch bóng đá U-23 Đông Nam Á. Năm 2007, giải được phê duyệt để trở thành giải đấu thường niên trong hệ thống thi đấu của AFF, với lần tổ chức tiếp theo tại Indonesia vào cuối tháng 11 năm 2007, nhưng đã không diễn ra theo kế hoạch.[4] Sau đó vào năm 2011, giải đấu lần thứ hai một lần nữa được dự kiến diễn ra ở Palembang, Indonesia nhưng đã bị hủy bỏ do việc cải tạo sân vận động Gelora Sriwijaya, nơi được sử dụng cho giải đấu, vẫn chưa hoàn thành.[5][6] Năm 2019, giải đấu được khôi phục với tên gọi là Giải vô địch U-22 Đông Nam Á với nước chủ nhà là Campuchia.[7][8]

Tóm tắt

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Chủ nhà Chung kết Tranh hạng ba
Vô địch Tỷ số Á quân Hạng ba Tỷ số Hạng tư
2005
Chi tiết
Thái Lan
Thái Lan

Thái Lan
3–0
Singapore

Myanmar
1–1
(4–2 p)

Malaysia
2011
IndonesiaIndonesia Hủy bỏ Hủy bỏ
2019
Chi tiết
Campuchia
Campuchia

Indonesia
2–1
Thái Lan

Việt Nam
1–0
Campuchia
2022
Chi tiết
Campuchia
Campuchia

Việt Nam
1–0
Thái Lan

Đông Timor
Đồng hạng ba[9]
Lào
2023
Chi tiết
Thái Lan
Thái Lan

Việt Nam
0–0
(6–5 p)

Indonesia

Thái Lan
0–0
(4–3 p)

Malaysia

Thành tích theo quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Vô địch Á quân Hạng ba Hạng tư
 Việt Nam 2 (2022, 2023) 1 (2019)
 Indonesia 1 (2019) 1 (2023)
 Thái Lan 1 (2005) 2 (2019, 2022) 1 (2023)
 Singapore - 1 (2005)
 Đông Timor - 1 (2022)
 Lào - 1 (2022)
 Myanmar - 1 (2005)
 Malaysia - 2 (2005, 2023)
 Campuchia - 1 (2019)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thailand to host three tournaments in 2019 – AFF – The Official Website Of The Asean Football Federation
  2. ^ Piala AFF U-22 Digelar Di Kamboja Pada 2019
  3. ^ DBAsia News | The U22 AFF Cup in Kamboja Next Year - DBAsia News
  4. ^ Trí, Dân (8 tháng 2 năm 2007). “U23 Việt Nam có thêm sân chơi mới”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  5. ^ “AFF U-23 Mundur, BTN Fokus ke Tim Senior” [AFF U-23 Cancelled, BTN Focuses on Senior Team] (bằng tiếng Indonesia). detik.com. 7 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2011.
  6. ^ Aloysius Gonsaga (14 tháng 7 năm 2011). “Piala AFF U-23 Batal Digelar di Jakabaring” [AFF U-23 Cup Held in Jakabaring is Cancelled] (bằng tiếng Indonesia). Kompas. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2011.
  7. ^ “AFF U22 LG Cup: Contrasting Challenge in Both Groups”. ASEAN Football Federation. 16 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2019.
  8. ^ “ASEAN rivals vie for regional supremacy”. Asian Football Confederation. 16 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2019.
  9. ^ Trận đấu bị hủy bỏ sau khi phát hiện nhiều cầu thủ Lào có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 trước trận đấu, dẫn đến việc họ không đủ cầu thủ đăng ký thi đấu. Theo điều lệ giải, Đông Timor được ban tổ chức trao giải ba, nhưng họ đã quyết định chia sẻ danh hiệu này với Lào và được AFF đồng ý.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]