Bước tới nội dung

Mangan(II) ferricyanide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mangan(II) ferricyanua
Danh pháp IUPACManganese(II) hexacyanoferrate(III)
Tên khácMangan(II) hexacyanoferrat(III)
Manganơ ferricyanua
Manganơ hexacyanoferrat(III)
Nhận dạng
Số CAS15320-51-1
Thuộc tính
Công thức phân tửMn3[Fe(CN)6]2
Khối lượng mol588,712 g/mol (khan)
624,74256 g/mol (2 nước)
840,92592 g/mol (14 nước)
Bề ngoàichất rắn màu nâu (khan)[1]
tinh thể nâu (2 nước)[2]
Khối lượng riêng2 g/cm³ (2 nước)
2,44 g/cm³ (14 nước)[2]
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Độ hòa tantạo phức với amonia
Cấu trúc
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộc
Các hợp chất liên quan
Anion khácMangan(II) ferrocyanua
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Mangan(II) ferricyanua là một hợp chất vô cơcông thức hóa học Mn3[Fe(CN)6]2, dạng bột màu nâu đỏ không hòa tan trong nước.

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Mangan(II) ferricyanua có thể được điều chế bằng phản ứng phản ứng tổng hợp của kali ferricyanua và muối mangan(II), dễ dàng thu được sản phẩm kết tủa.

Tính chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Mangan(II) ferricyanua không hòa tan trong nước, axit, amonia hoặc dung dịch muối amoni.[3]

Hợp chất khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Mn3[Fe(CN)6]2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như Mn3[Fe(CN)6]2·8NH3 là chất rắn màu xanh lục ôliu.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Inorganic Reactions in Water (Ronald Rich; Springer, 22 thg 12, 2007 - 521 trang), trang 174. Truy cập 11 tháng 5 năm 2021.
  2. ^ a b Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang). Truy cập 11 tháng 5 năm 2021.
  3. ^ 《化学化工物性数据手册(无机卷)》.化学工业出版社.第15章 金属酸盐. 15.5 氰合铁酸盐, tr. 558.
  4. ^ Handbuch der Anorganischen Chemie (Abegg, R. (Richard), 1869-1910; Auerbach, Felix, 1856-1933; 1905), trang 556. Truy cập 11 tháng 5 năm 2021.