Bước tới nội dung

Vương tộc Bragança

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhà Bragança Bình yên nhất
Sereníssima Casa de Bragança
Quốc gia Vương quốc Bồ Đào Nha
Đế quốc Brazil
Hoàng tộc cũNhà Burgundy Bồ Đào Nha
nguồn gốc từ Nhà Aviz
Danh hiệu
Người sáng lậpAfonso I, Công tước của Braganza
Người cuối cùng
Liên hiệp Bồ Đào Nha,
Brazil và Algarves:
John VI (1822)
Vương quốc Bồ Đào Nha:
Manuel II (1910)
Đế quốc Brazil:
Pedro II (1889)
Người đứng đầuDuarte Pio, Công tước của Braganza
Sáng lập1442; 582 năm trước (1442)
Phế truất
Vương quốc Bồ Đào Nha:
Thực hiện nền cộng hòa năm 1910
Đế quốc Brazil:
Tuyên bố Cộng hòa (Brasil)
Dòng nhánhAgnatic:

Non-agnatic:

Nhà Bragança (tiếng Bồ Đào Nha: Casa de Bragança; tiếng Anh: House of Braganza) là một hoàng tộc sản sinh ra các hoàng đế, thân vươngcông tước gốc Bồ Đào Nha trị vì ở châu Âuchâu Mỹ.

Hoàng tộc này được lập ra bởi Afonso I, Công tước thứ nhất của Bragança, người con trai ngoài giá thú của Vua John I của Bồ Đào Nha thuộc Nhà Aviz và cuối cùng phát triển thành một hoàng tộc giàu có và quyền lực nhất Bán đảo Iberia trong thời kỳ Phục hưng. Người Nhà Bragança chính thức lên ngôi vua cai trị Vương quốc Bồ Đào NhaVương quốc Algarve sau khi lật đổ thành công Vương triều Philippine của Nhà Habsburg ở Bồ Đào Nha trong Chiến tranh phục hồi Bồ Đào Nha, dẫn đến việc Công tước Bragança trở thành vua của Bồ Đào Nha với vương hiệu đầu tiên là John IV vào năm 1640. Nhà Bragança cai trị Vương quốc Bồ Đào NhaĐế quốc Bồ Đào Nha từ năm 1640, và Vương quốc Liên hiệp Bồ Đào Nha, Brasil và Algarve vào năm 1815, sau khi Brazil độc lập vào năm 1822, người Nhà Bragança trở thành quân chủ của Đế quốc Brazil.

Nhà Bragança đã sản sinh ra 15 vị quân chủ cho Bồ Đào Nha4 quân chủ cho Brazil, rất nhiều vương hậu cho các quân chủ châu Âu khác nhau, chẳng hạn như Catarina Henriqueta của Bồ Đào Nha (vợ của Charles II của Anh, người đã giới thiệu trà sang Anh) và Maria Isabel của Bragança (vợ của Fernando VII của Tây Ban Nha, người thành lập Bảo tàng El Prado), cũng như các ứng cử viên cho ngai vàng của Ba Lan và Hy Lạp như: Hoàng tử Manuel, Bá tước của OurémPedro, Công tước của Bragança, và nhiều nhân vật đáng chú ý khác trong lịch sử của châu Âuchâu Mỹ. Người Nhà Bragança bị phế truất khỏi ngai vàng ở châu Âu và châu Mỹ vào đầu thế kỷ XIX - XX, khi Hoàng đế Pedro II bị phế truất ở Brazil năm 1889 và Vua Manuel II bị phế truất ở Bồ Đào Nha vào năm 1910.

Sau triều đại của Vua John VI, Hoàng tộc Bragança được chia thành ba nhánh chính, gồm: nhánh Brazil, được tạo ra bởi con trai cả của Vua John VI là Hoàng đế Pedro I của Brazil; nhánh Hiến pháp, do Maria II của Bồ Đào Nha (con gái của Pedro I) đứng đầu; nhánh Miguelist, do con trai cả thứ hai của Vua John VI là Vua Miguel I của Bồ Đào Nha đứng đầu. Nhánh Brazil, sau năm 1921, trở thành Nhà Orléans-Bragança, nơi mà quyền lãnh đạo bị tranh chấp bởi hai chi nhánh của chính nó: nhánh Vassouras, do Hoàng tử Luiz của Orléans-Bragança đứng đầu, và nhánh Petrópolis, do Hoàng tử Pedro Carlos của Orléans-Bragança đứng đầu. Nhánh Hiến pháp đã tuyệt tự sau cái chết của Vua Manuel II vào năm 1932, chuyển quyền thừa kế ngai vàng của Bồ Đào Nha cho Nhánh Miguelist, do Duarte Nuno, Công tước Bragança đứng đầu. Yêu sách đối với ngai vàng Bồ Đào Nha được chuyển cho con trai của Duarte Nuno là Duarte Pio, Công tước của Bragança, người hiện được công nhận nhiều nhất đối với ngai vàng của Bồ Đào Nha.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Barbosa, Ignacio de Vilhena (1860). As cidades e villas da Monarchia portugueza que teem brasão d'armas: Volume I. Lisboa: Typographia do Panorama.
  • McMurdo, Edward (1889). History of Portugal: Volume 3. London: S. Low, Marston, Searle, & Rivington.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]