Bước tới nội dung

Vũ Quốc Tuấn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ nhân dân
Vũ Quốc Tuấn
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
23 tháng 3, 1962 (62 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Rửa tội
Mất tích
Mất
An nghỉ
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNhà quay phim
Gia đình
Bố
Vũ Văn Nha
Vợ
Nguyễn Thị Ngọc
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (2019)
Sự nghiệp điện ảnh
Vai tròNhà quay phim
Năm hoạt động1992 - nay
Đào tạoTrường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
StudioHãng phim truyện Việt Nam
Giải thưởng
xem Giải thưởng

Ảnh hưởng bởi
  • Đỗ Mạnh Hùng
Website

Vũ Quốc Tuấn (sinh ngày 23 tháng 3 năm 1962) là nhà quay phim điện ảnh người Việt Nam, ông là người duy nhất từng 2 lần có 2 bộ phim giành giải Quay phim xuất sắc trong một kỳ Liên hoan phim Việt Nam.[1] Ông là nhà quay chuyên trị dòng phim nghệ thuật.[2][3] Vũ Quốc Tuấn được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 2019.[2]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Vũ Quốc Tuấn sinh ngày 23 tháng 3 năm 1962 trong một gia đình làm điện ảnh, bố ông là nhà chủ nhiệm sản xuất phim Vũ Văn Nha, người từng tham gia các bộ phim Giải phóng Sài GònBiệt động Sài Gòn.[4][5] Vũ Quốc Tuấn đã tiếp xúc với máy quay từ năm 17 tuổi,[5] ông học khóa Quay phim Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội năm 1981 và tốt nghiệp năm 1986 cùng với Nguyễn Đức Việt, Lý Thái Dũng, Vũ Đức Tùng, Vi Linh.[4] Phong cách quay phim của Vũ Quốc Tuấn được ảnh hưởng từ giáo viên chủ nhiệm của ông là Đỗ Mạnh Hùng,[1] người tạo nên những thước phim của Sao tháng Tám.

Năm 1992, Vũ Quốc Tuấn được ghi hình bộ phim đầu tiên trong sự nghiệp, Em còn nhớ hay em đã quên do Nguyễn Hữu Phần đạo diễn,[1] sau đó ông được tham gia một số phim điện ảnh như Hoa của trời, Vầng trăng lửa, Đầm hoang. Trong đó, với hai bộ phim Hà Nội mùa đông năm 46Những người thợ xẻ, ông đã giành được giải Quay phim xuất sắc tại kỳ Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 năm 1999.[1][3]

Năm 2015, Vũ Quốc Tuấn tham gia quay bộ phim Nhà tiên tri của đạo diễn Vương Đức, ông được phó đạo diễn của bộ phim là Đinh Tuấn Vũ mời làm quay phim chính cho tác phẩm mà Vũ sắp được giao đạo diễn.[5] Một lần nữa sau 16 năm, năm 2015 với Nhà tiên triCuộc đời của Yến, ông lại giành được giải Quay phim xuất sắc với hai bộ phim chỉ trong một kỳ Liên hoan phim Việt Nam.[5] Để được phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân tiêu chí là phải đạt hai giải "Xuất sắc" của Liên hoan phim Việt Nam thì với 4 bộ phim tính ra Vũ Quốc Tuấn đã có 4 giải, cùng với một giải của Liên hoan phim quốc tế, ông đã quá đủ tiêu chí. Nhưng đến năm 2018, Vũ Quốc Tuấn mới nộp hồ sơ xét duyệt danh diệu này. Ông được phong Nghệ sĩ nhân dân vào tháng 8 năm 2019.[1]

Trong sự nghiệp của mình, Vũ Quốc Tuấn đã ghi hình hơn 10 phim điện ảnh và hơn 3000 tập phim video, phim dài tập.[3][6] Điều đặc biệt là hầu hêt các phim điện ảnh ông tham gia chỉ giành được cao nhất là giải Bông sen Bạc trong các kỳ Liên hoan phim Việt Nam.[6][3]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Vũ Quốc Tuấn lập gia đình với Nguyễn Thị Ngọc, bà từng là diễn viên cùng khóa với Minh Châu, Thanh Quí, Diệu Thuần, Phương Thanh; sau này bà chuyển sang làm thư ký đạo diễn. Vợ chồng ông bà có một người con gái.[4]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim Đạo diễn Chú thích
1995 Hoa của trời Đỗ Minh Tuấn
1996 Đầm hoang Hà Sơn
1997 Vầng trăng lửa Nguyễn Anh Tuấn
Hà Nội mùa đông năm 46 Đặng Nhật Minh
1998 Những người thợ xẻ Vương Đức
2000 Giải phóng Sài Gòn Long Vân
2008 Rừng đen Vương Đức
2009 Nhìn ra biển cả Vũ Châu
2015 Nhà tiên tri Vương Đức
2016 Cuộc đời của Yến Đinh Tuấn Vũ
2019 Truyền thuyết về Quán Tiên
2024 Hồng Hà nữ sĩ Nguyễn Đức Việt

Phim video và phim truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim Hình thức Đạo diễn Chú thích
2003 Giữa dòng lũ xoáy Phim video Bùi Tuấn Dũng
2011 Cuộc vượt ngục thần kỳ Xuân Hưng
2012 Con mắt bão Dài tập Văn Lượng
2014 Đường lên Điện Biên Bùi Tuấn Dũng Cùng Lý Thái Dũng

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải thưởng cá nhân
Năm Sự kiện Đề cử Hạng mục Phim Kết quả Chú thích
1999 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 Quay phim xuất sắc Phim truyện điện ảnh Hà Nội mùa đông năm 46 Đoạt giải [7]
Những người thợ xẻ
2015 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19 Nhà tiên tri Đoạt giải [8]
Cuộc đời của Yến
2016 World Premieres Film Festival ( Philippines) Quay phim xuất sắc Đoạt giải [1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f Từ Khôi (22 tháng 9 năm 2019). “Nghệ sĩ Nhân dân cũng bị… cắt lương”. Báo Đại Đoàn Kết. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
  2. ^ a b Vũ Anh (20 tháng 7 năm 2022). “NSND, nhà quay phim Vũ Quốc Tuấn: Kỹ tính đã thành 'thương hiệu'!”. Thế giới điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
  3. ^ a b c d Nguyệt Hà (17 tháng 12 năm 2015). “Nhà quay phim... "ngược đời". Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
  4. ^ a b c Lưu Gia Khánh (18 tháng 2 năm 2010). “Nhà quay phim – NSUT Vũ Quốc Tuấn: Lặng lẽ và tỏa sáng”. Thế giới điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
  5. ^ a b c d Linh Chi (6 tháng 3 năm 2016). “Nhà quay phim Vũ Quốc Tuấn: Thả hồn qua cánh cửa nhỏ”. Thế giới điện ảnh. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
  6. ^ a b Nguyệt Hà (18 tháng 9 năm 2014). “Chỉ thích làm phim khó!”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
  7. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XII”. Thế giới điện ảnh. 7 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2024.
  8. ^ “Bế mạc LHP Việt Nam lần thứ 19: VTV giành Bông sen vàng cho Bản hòa tấu Sơn Đoòng”. Thời Báo VTV. 5 tháng 12 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2024.