Trận Hannut
Trận chiến Hannut | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Một phần của Trận nước Bỉ trong Chiến tranh thế giới thứ hai | |||||||
Binh lính Đức đang xem xét hai xe tăng SOMUA S35 bị phá hủy. | |||||||
| |||||||
Tham chiến | |||||||
Pháp Hà Lan[Notes 1] | Đức | ||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
General Langlois |
Johann Joachim Stever | ||||||
Lực lượng | |||||||
2 Sư đoàn Thiết giáp 20.800 quân nhân 600 phương tiện chiến đấu bọc thép [6][Notes 2] |
2 Sư đoàn Panzer 25.927 quân nhân 618 xe tăng (một số nguồn cho là 674)[7] 108 hỏa pháo [6][Notes 3] 1,252 aircraft | ||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||
121 xe tăng bị phá hủy/hư hại hoặc bỏ lại[8] Không rõ thiệt hại về người |
60 quân tử trận 80 quân bị thương 49 xe tăng bị phá hủy 111 xe tăng bị hư hại [9] | ||||||
Trận Hannut (tránh nhầm lẫn với Trận chiến khe hở Gembloux)[10] là một trận đánh trong Trận nước Bỉ trên Mặt trận phía Tây trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, diễn ra từ ngày 12 cho đến ngày 14 tháng 5 năm 1940 tại Hannut, Bỉ. Trong thời gian đó, trận đánh Hannut được xem là trận đấu tăng lớn nhất đã từng xảy ra.[11]
Mục tiêu hàng đầu của quân đội Đức Quốc xã (Wehrmacht) là để giam chân các thành phần mạnh nhất của Tập đoàn quân số 1 của Pháp và để đánh lạc hướng lực lượng này khỏi mũi đột phá chính yếu của Cụm Tập đoàn quân A của Đức qua vùng núi Ardennes, theo đề xuất của Tướng Erich von Manstein trong kế hoạch chiến dịch Fall Gelb của người Đức. Theo lịch sử, cuộc đột phá tại Ardennes của quân Đức sẽ được thực hiện vào ngày 15 tháng 5 năm 1940, sau các cuộc tiến công của quân đội Đức vào Hà Lan và Bỉ. Sở dĩ quân Đức trì hoãn là để cho khối Đồng Minh tin rằng mũi đột phá chính của quân Đức sẽ xuyên qua Bỉ và theo đó vào thẳng nước Pháp, giống như Kế hoạch Schlieffen thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, Khi quân đội Đồng Minh tiến vào Bỉ, họ sẽ bị các chiến dịch tấn công của quân Đức ở miền đông nước Bỉ tại Hannut và Gembloux kìm chân. Với cánh sườn của Tập đoàn quân số 1 của Pháp bị hở, quân Đức có thể thọc sâu về eo biển nước Anh, theo đó hợp vây và tiêu diệt các lực lượng Đồng minh. Trong khi đó, theo kế hoạch của quân đội Pháp, quân Pháp sẽ chuẩn bị một hệ thống phòng ngự cho cuộc phòng thủ lâu dài tại Gembloux, cách Hannut khoảng 21 dặm Anh về hướng tây. Người Pháp phải 2 sư đoàn thiết giáp tới Hannut, để trì hoãn bước tiến của quân Đức và mang lại các lực lượng hùng mạnh của Pháp thời gian để tổ chức phòng ngự tại Gembloux. Không cần biết điều gì sẽ xảy ra tại Hannut, quân Pháp đã dự kiến sẽ triệ thoái về Gembloux.
Quân đội Đức kéo đến khu vực Hanner chỉ hai ngày sau khi họ bắt đầu cuộc tấn công Bỉ, Quân Pháp giành thắng lợi trong một loạt cuộc giao chiến trì hoãn chiến thuật tại Hannut và rút lui về Gembloux theo dự kiến. Tuy nhiên, chiến thắng của quân Pháp đã trở nên vô nghĩa:[12][ quân Đức thành công trong việc cầm chân các lực lượng hùng hậu của quân Đồng minh tại Hannut vốn có thể tham gia trong đòn giáng quyết định qua vùng núi Ardennes. Mặc dù chịu nhiều thiệt hại về xe tăng hơn quân Pháp, do vẫn chiếm giữ khu vực này, quân Đức đã có thể hồi phục và sửa chữa khoảng 100 xe tăng của mình, trong khi quân Pháp thì ngược lại[1].
Quân đội Đức không thể hoàn toàn vô hiệu hóa Tập đoàn quân số 1 của Pháp tại Hannut, mặc dù quân Pháp đã bị thiệt hại nặng nề và thoái lui về Gembloux. Nơi đây, quân đội Pháp một lần nữa giành những thắng lợi chiến thuật trong trận Gembloux vào các ngày 14 – 15 tháng 5. Sau trận chiến này, mặc dù hủy hoại nghiêm trọng, Tập đoàn quân số 1 của Pháp đã có thể triệt thoái về Lille, tại đây họ cầm chân quân đội Đức và tạo điều kiện cho Lực lượng Viễn chinh Anh tiến hành cuộc tháo chạy khỏi Dunkirk.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Trận Gembloux (1940)
- Trận pháo đài Eben-Emael
- Trận chiến nước Pháp
- Trận Hà Lan
- Mặt trận phía Tây (Chiến tranh thế giới thứ hai)
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ contributed lightly armed infantry units retreating from Dutch territory. Also committed the Dutch Air Force on few, ineffective and costly missions.[5]
- ^ Gunsburg đưa ra con số như sau: Sư đoàn Thiết giáp số 2: 400 sĩ quan, 10.000 binh lính, 300 phương tiện chiến đấu bọc thép
Sư đoàn Thiết giáp số 3: khoảng 400 sĩ quan, 10.000 binh lính, 300 phương tiện chiến đấu bọc thép - ^ Gunsburg đưa ra con số này (tính cả Befehlspanzer): Sư đoàn Thiết giáp số 3: 400 sĩ quan, 13.187 binh lính, 343 xe tăng, 48 hỏa pháo,
Sư đoàn Panzer số 4: 335 sĩ quan, 12.005 men, 331 binh lính, 60 hỏa pháo
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Trích dẫn
- ^ a b Jackson 2008, trang 38
- ^ Frieser 2005, tr. 246–48
- ^ Healy 2008, p. 38.
- ^ Gunsburg 1992, tr. 240
- ^ Gunsburg 1992, tr. 216
- ^ a b Gunsburg 1992, tr. 210
- ^ Battistelli & Anderson 2007, tr. 75
- ^ Gunsburg 1992, tr. 236
- ^ Gunsburg 1992, tr. 237
- ^ Frieser 2005, tr. 243–46
- ^ Frieser 2005, tr. 239
- ^ Lewin 2012
- Thư mục
- Battistelli, Pier Paolo; Anderson, Duncan (2007), Panzer Divisions: The Blitzkrieg Years 1939–40, London: Osprey Publishing, ISBN 978-1-84603-146-5
- Danjou, Pascal (2007), HOTCHKISS H35 / H39, Ballainvilliers: Editions du Barbotin
- Danjou, Pascal (2006), SOMUA S 35, Ballainvilliers: Editions du Barbotin
- Frieser, Karl-Heinz (2005), The Blitzkrieg Legend: The 1940 Campaign in the West, Annapolis: Naval Institute Press, ISBN 978-1-59114-294-2
- Gunsburg, Jeffrey A. (tháng 4 năm 1992), “The Battle of the Belgian Plain, 12–ngày 14 tháng 5 năm 1940: The First Great Tank Battle”, The Journal of Military History, 56 (2): 207–244
- Healy, Mark, Ed. Prigent, John &. Panzerwaffe: The Campaigns in the West 1940. Vol. 1. London. Ian Allan Publishing. 2008 ISBN 978-0-7110-3240-8
- Jackson, Julian. The Fall of France: The Nazi Invasion of 1940, Oxford University Press, 2004. ISBN 0192805509.
- Jentz, Thomas L. (1998), Die deutsche Panzertruppe 1933–1942 Band 1, Wölfersheim-Berstadt: Podzun-Pallas Verla, ISBN 3-7909-0623-9
- Lewin, Eyal. National Resilience during War: Refining the Decision-Making Model, Lexington Books, 20-08-2012. ISBN 0739174592.
- Prigent, John (2008), Panzerwaffe: The Campaigns in the West 1940, Vol. 1, London: Ian Allan Publishing, ISBN 978-0-7110-3240-8
- Ramspacher, E. (1979), Chars et Blindés Français, Paris: Charles-Lavauzelle
- Saint-Martin, Gérard (1998), L'Arme Blindée Française, Tome 1, Mai-juin 1940! Les blindés français dans la tourmente, Paris: Ed Economica, ISBN 2-7178-3617-9
- Taylor, A. J. P.; Mayer, S. L. (1974), A History Of World War Two, London: Octopus Books, ISBN 0-7064-0399-1