Bước tới nội dung

Tinh vân Chẻ Ba

Tọa độ: Sky map 18h 02m 23s, −23° 01′ 48″
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trifid Nebula
Tinh vân phát xạ
Vùng H II
Tinh vân phản xạTinh vân tối
Trifid Nebula by the Hubble Space Telescope
Credit: NASA/ESA
Dữ liệu quan sát: kỷ nguyên J2000
Xích kinh18h 02m 23s[1]
Xích vĩ−23° 01′ 48″[1]
Khoảng cách4100±200[2] ly   (1,260±70 pc)
Cấp sao biểu kiến (V)+6.3[1]
Không gian biểu kiến (V)28 arcmins
Chòm saoNhân Mã
Đặc trưng vật lý
Bán kính21 ly
Tên gọi khácM20, NGC 6514,[1] Sharpless 30, RCW 147, Gum 76
Xem thêm: Danh sách tinh vân

Tinh vân Trifid (định danh là Messier 20 hay M20NGC 6514) là một vùng H II nằm trong chòm sao Nhân Mã. Trifid có nghĩa là 'chia thành ba nhánh'. Tinh vân này là sự tổ hợp của cụm sao mở, tinh vân phát xạ (phía dưới, phần đỏ), tinh vân phản xạ (phía trên, phần xanh) và tinh vân tối (những dải tối nằm trong tinh vân phát xạ làm cho tinh vân có dạng ba nhánh; tinh vân tối này còn gọi là Barnard 85). Nhìn qua một kính thiên văn, tinh vân Trifid là thiên thể sáng, nhiều màu sắc và nó là một trong những đích ngắm của những người quan sát thiên văn nghiệp dư.[3]

Đặc trưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tinh vân Trifid là một trong các mục tiêu quan sát của kính viễn vọng không gian Hubble năm 1997, kính sử dụng các bộ lọc riêng biệt tách quang phổ của nguyên tử hiđrô, nguyên tử ion hóa lưu huỳnh, và nguyên tử ion hóa hai lần oxy. Khi ghép các bức ảnh lại người ta thu được bức ảnh tổ hợp màu giả gợi ra tinh vân sẽ nhìn thấy như thế nào bằng mắt thường qua kính thiên văn quang học.

Các bức ảnh chụp gần cho thấy các đám mây dày chứa bụi và khí, đây là vùng sản sinh ra các ngôi sao trong tương lai. Đám mây này cách trung tâm tinh vân khoảng 8 năm ánh sáng. Cạnh đó có một tia do ngôi sao gây ra với chiều dài 0,75 năm ánh sáng. Ngôi sao gây ra tia này là một ngôi sao trẻ ẩn trong đám mây dày đặc. Các tia này mang khí từ nơi hình thành ngôi sao vào không gian. Bức xạ từ ngôi sao làm cho các tia trở lên sáng.

Tháng 1 năm 2005, kính viễn vọng không gian Spitzer phát hiện ra 30 tiền sao và 120 ngôi sao mới sinh nhờ các ảnh chụp qua bước sóng hồng ngoại.

Tinh vân nằm cách Mặt Trời 7.600 năm ánh sáng. Nó có cấp sao biểu kiến 6,3.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d “NGC 6514”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2006.
  2. ^ Kuhn, Michael A.; Hillenbrand, Lynne A.; Sills, Alison; Feigelson, Eric D.; Getman, Konstantin V. (2018). “Kinematics in Young Star Clusters and Associations with Gaia DR2”. The Astrophysical Journal. 870 (1): 32. arXiv:1807.02115. Bibcode:2019ApJ...870...32K. doi:10.3847/1538-4357/aaef8c.
  3. ^ “Science Daily”. Science Daily article on Trifid Nebula. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2010.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]