Bước tới nội dung

Thomas Wyatt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sir Thomas Wyatt
Thomas Wyatt, Tranh của Hans Holbein the Younger
SinhThomas Wyatt
1503
Allington Castle, Kent
Mất11 October 1542 (38–39 tuổi)
Clifton Maybank
Nơi an nghỉSherborne Abbey, Dorset
Nghề nghiệpNhà chính trị, nhà thơ
Phối ngẫuElizabeth Brooke, Lady Wyatt
Con cáiThomas Wyatt the Younger
Cha mẹHenry Wyatt (courtier)

Thomas Wyatt (1503 – 11 tháng 10 năm 1542) – nhà chính trị, nhà thơ Anh, một trong những nhà thơ Phục hưng đầu tiên của thi ca Anh. Cùng với Henry Howard, Bá tước Surrey đặt nền móng cho nền thơ mới của Anh.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thomas Wyatt từng học St John's College của Đại học Cambridge sau đó rất nhiều năm làm đại sứ Anh ở các nước như Ý, Pháp, Tây Ban Nha. Từng hai lần bị tù. Thomas Wyatt cưới vợ năm 1520 và đến năm 1525 thì ly dị vì cho rằng vợ ông ngoại tình. Cũng trong năm này ông dan díu với Anne Boleyn (1507 – 1536), phu nhân thứ hai của vua Henry VIII (1491 – 1547). Vua Henry VIII nhiều lần nhìn thấy và cũng có ghen tuông ít nhiều, mặc dù vậy, điều này không ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị của ông.

Ông là nhà thơ Anh đầu tiên sáng tác theo thể sonetto của Ý. Chịu ảnh hưởng của Francesco Petrarca nhưng với nội dung và tình cảm của người Anh. Những bài thơ đầu tiên in trong tập Tottel’s Miscellany, 1557 cùng với Surrey. Không chỉ sáng tác, Waytt còn dịch các nhà thơ cổ La Mã như Horace, Seneca, Plutarch.

Thomas Wyatt mất ngày 11 tháng 10 năm 1542.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thơ (Wyatts and his poems. Boston, 1889).
  • Thơ (The Poetry of Sir Thomas Wyatt. London, 1929
  • Toàn tập thơ (Wyatt:The Complete Poems, London, 1978

Một số bài thơ

[sửa | sửa mã nguồn]
Có hoặc không
Madam ơi cần chi phải nhiều lời
Em hãy nói cùng tôi: không hoặc có
Em thông minh – đâu cần chi tô v��
Câu trả lời em hãy nói cùng tôi.
 
Hãy bước lại gần đây và hãy nói
Với cái người – liệu có xứng với em
Lẽ nào em không chút lòng thương hại
Hãy ghé tai anh và nói "có" hoặc "không".
 
Em nói có – tôi vô cùng hạnh phúc
Còn nếu không – lại vẫn bạn bè thôi
Thì đành để cho một ai đấy khác
Một người nào – nhưng không phải là tôi.
 
Chối bỏ tình yêu
Vĩnh biệt tình yêu và luật của tình
Không bao giờ còn rơi vào bẫy nữa
Tôi bỏ thói hư, dồi mài trí tuệ
Học Seneca và học Platon.
 
Tôi nhầm lẫn và nếm cay đắng vì
Những cuộc tấn công, mũi tên châm chích
Tất cả đấy dạy cho tôi bài học
Để cuối cùng thoát ra được tự do.
 
Vĩnh biệt tình! Con tim trẻ không yên
Chớ đòi hỏi quyền hành chi hơn nữa
Giờ chỉ với những con tim ngáo ngổ
Hãy bắn vào nơi đó những mũi tên.
 
Từ dạo ấy, dù thời gian đã mất
Tôi chẳng còn màng tới cành ruỗng mục.
 
Năn nỉ của người tình
Em bỏ anh để mà đi chăng?
Em hãy nói với anh rằng không!
Có phải chăng đã hết ấm nồng
Hay tại vì điều chi buồn bã?
Để em bỏ anh mà đi chăng?
Em hãy nói với anh rằng không!
 
Em bỏ anh để mà đi chăng?
Anh yêu em mãi mãi, lâu bền
Dù bần cùng hay dù anh giàu có
Con tim em vô cùng mạnh mẽ.
Em bỏ anh để mà đi chăng?
Em hãy nói với anh rằng không!
 
Em bỏ anh để mà đi chăng?
Dù lòng anh đau đớn vô cùng
Nhưng anh không bao giờ từ bỏ
Trái tim vẫn dành cho em đó.
Em bỏ anh để mà đi chăng?
Em hãy nói với anh rằng không!
 
Em bỏ anh để mà đi chăng?
Em có biết tình anh ấm nồng
Có lẽ nào em không hiểu được?
Chao ôi em thật là tàn ác.
Em bỏ anh để mà đi chăng?
Em hãy nói với anh rằng không!
 
Noli me tangere[1]
Thích đi săn? Không biết con mồi đâu
Tôi giờ đây đã không còn sức nữa
Tôi mệt mỏi rã rời, tôi đau khổ
Lê bước chân giữa những kẻ đi sau.
 
Tôi không biết được điều gì tôi phải
Làm để bắt nàng như một con nai
Tôi xông lên, tôi dùng lưới bủa vây
Nhưng chỉ có ngọn gió trong tấm lưới.
 
Ai hy vọng bắt nàng bằng lưới ấy
Chỉ phí thời gian và uổng phí thôi
Chiếc dây chuyền quanh vòng cổ tuyệt vời
Có khắc những lời kim cương như vậy:
 
“Noli me tangere, tôi là ông Hoàng
Trông hoang dã, mặc dù tôi rất thuần”.[2]
Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng
Yea or nay
Madam, withouten many words
Once I am sure ye will or no;
And if ye will, then leave your bords
And use your wit and show it so,
 
And with a beck ye shall me call;
And if of one that burneth alway
Ye have any pity at all,
Answer him fair with yea or nay.
 
If it be yea I shall be fain;
If it be nay, friends as before;
Ye shall another man obtain,
And I mine own and yours no more.
 
A Renouncing of Love
FAREWELL, Love, and all thy laws for ever;
Thy baited hooks shall tangle me no more.
Senec, and Plato, call me from thy lore,
To perfect wealth, my wit for to endeavour;
 
In blind error when I did persevere,
Thy sharp repulse, that pricked aye so sore,
Taught me in trifles that I set no store;
But scaped forth thence, since, liberty is lever
 
Therefore, farewell ! go trouble younger hearts,
And in me claim no more authority:
With idle youth go use thy property,
And thereon spend thy many brittle darts:
 
For, hitherto though I have lost my time,
Me list no longer rotten boughs to clime.
 
The Love’r Appeal
And wilt thou leave me thus?
Say nap! say nay! for camel
To save thee from the blame
Of all my grief and frame.
And wilt thou leave me thus'?
Say nay! say nap!
 
And wilt thou leave me thus,
That hath loved thee so long
ln wealth and woe among?
And is thy heart so strong
As for to leave me thus?
Say nay! say nap!
 
And wilt thou leave me thus.
That hath given thee my heart
Never for to depart
Neither for pain nor smart:
And wilt thou leave me thus?
Sap nay.! say nay!
 
And wilt thou leave me thus,
And.have no more pity
Of him that loveth chee?
Alas! thy crueltyl
And wilt thou leave me thus?
Say nay! say nay
 
Noli me tangere
Whoso list to hunt? I know where is an hind!
But as for me, alas! I may no more,
The vain travail hath wearied me so sore;
I am of them that furthest come behind.
 
Yet may I by no means my wearied mind
Draw from the deer; but as she fleeth afore
Fainting I follow; I leave off therefore,
Since in a net I seek to hold the wind.
 
Who list her hunt, I put him out of doubt
As well as I, may spend his time in vain!
And graven with diamonds in letters plain,
There is written her fair neck round about;
 
'Noli me tangere; for Cæsar's I am,
And wild for to hold, though I seem tame.'

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Noli me tangere – Đừng động đến tôi. Nguồn gốc của nó là những lời mà Chúa Giê-su nói với Maria Madalena sau khi đã bị đóng đinh (Chớ rờ đến ta; vì ta chưa lên cùng Cha _ Giăng 20: 17)
  2. ^ Bài thơ này viết về Anne Boleyn (1507 – 1536), phu nhân thứ hai của vua Henry VIII (1491 – 1547).

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]