Bước tới nội dung

Thân vương quốc Nassau-Orange-Fulda

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thân vương quốc Nassau-Orange-Fulda
Tên bản ngữ
  • Fürstentum Nassau-Oranien-Fulda
1803–1806
Quốc huy Nassau-Orange-Fulda
Quốc huy
Tổng quan
Vị thếThân vương quốc
Thủ đôFulda
Chính trị
Chính phủThân vương
Thân vương 
• 25 tháng 2 năm 1803–27 tháng 10 năm 1806
Thân vương Willem Frederik
Lịch sử
Thời kỳChiến tranh Napoleon
1803
1806
Tiền thân
Kế tục
Coat of arms of Diocese of Fulda Tu viện vương quyền Fulda
Tu viện vương quyền Corvey
Dortmund
Tu viện Weingarten
Provostry of St. Gerold
Deanery of Bandern
Tư viện Dietkirchen
Vương quốc Westphalia
Vương quốc Württemberg
Đại công quốc Berg
Đại công quốc Frankfurt
Công quốc Nassau


Thân vương quốc Nassau-Orange-Fulda (tiếng Đức: Fürstentum Nassau-Oranien-Fulda), đôi khi còn được gọi là Thân vương quốc Fulda và Corvey, nó là một thân vương quốc thuộc Đế chế La Mã Thần thánh, tồn tại trong một thời gian ngắn từ năm 1803-1806.

Thân vương quốc này được thành lập thông qua thoả thuận giữa Đệ nhất Tổng tài Napoleon Bonaparte của Đệ Nhất Cộng hòa Pháp với người đứng đầu Nhà Oranje-Nassau khi gia tộc này đồng ý từ bỏ vị trí stadtholder ở Hà Lan sau khi Cách mạng Batavia thành công vào năm 1795, dẫn đến thành lập Cộng hòa Batavia - một nhà nước vệ tinh của Pháp. Lãnh thổ mà Napoleon bồi thường bao gồm Thành bang đế chế tự do Dortmund, Tu viện vương quyền CorveyTu viện vương quyền Fulda. Mọi thoả thuận giữa các bên được hợp thức hoá thông qua Hiệp ước Amiens.[1]

Vì nhà cai trị của Nassau-Orange-Fulda là Thân vương Willem Frederik từ chối tham gia việc thành lập Liên bang Rhein của Napoleon nên các lãnh thổ của ông dần dần bị mất và sáp nhập vào các đồng minh của Đệ Nhất Đế chế Pháp. Ngày 27/10/1806, quân Pháp chiếm đóng Fulda, lãnh thổ cuối cùng và dẫn đến Thân vương quốc Nassau-Orange-Fulda chấm dứt tồn tại.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ He acquired Fulda, Corvey, Weingarten and Dortmund. He lost the possessions again after changing sides from France to Prussia in 1806 when he refused to join the Confederation of the Rhine. Cf. J. and A. Romein 'Erflaters van onze beschaving', Querido, 1979