Bước tới nội dung

Tháng Chín Đen (tổ chức)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tháng Chín Đen
منظمة أيلول الأسود
Thời điểm hoạt độngTháng 9 năm 1970 (1970-09) – Tháng 9 năm 1973 (1973-09)
Các vụ tấn công đáng chú ýThảm sát München (see List of Black September attacks)
Tình trạngKhông hoạt động

Tổ chức khủng bố Palestine có tên là Tháng Chín Đen (TCĐ) (tiếng Ả Rập: منظمة أيلول الأسود, Munaẓẓamat Aylūl al-aswad) được thành lập năm 1970. Nó chịu trách nhiệm trong vụ bắt cóc và thảm sát 11 nhân viên và vận động viên Israel và bắn chết một cảnh sát Tây Đức trong Thế vận hội Mùa hè 1972 diễn ra ở Munich, đây cũng là vụ khủng bố gây chấn động nhất của tổ chức này. Sự kiện này đã dẫn đến việc ra đời của các lực lượng chống khủng bố thường trực, chuyên nghiệp và được huấn luyện quân sự ở phần lớn các quốc gia châu Âu ví dụ như GSG 9 (của Đức) hay GIGN (của Pháp) hoặc cải tổ và đặc biệt hóa các đơn vị sẵn có thành lực lượng như vậy, ví dụ đội đặc nhiệm không quân (Special Air Service) của Anh.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Thời sự đưa tin về các sự kiện năm 1970

Tên của nhóm này bắt nguồn từ cuộc xung đột Tháng Chín Đen diễn ra từ 16 tháng 9 năm 1970 khi vua Hussein của Jordan tuyên bố thiết quân luật để đáp lại cuộc đảo chính fedayeen nhằm lật đổ nhà vua — khiến cho hàng nghìn người Palestine bị chết hoặc bị trục xuất ra khỏi Jordan. Tháng Chín Đen ban đầu là một nhóm nhỏ những người Fatah quyết tâm báo thù vua Hussein và quân đội Jordan. Các chiến binh của PFLP, as-Sa'iqa và các nhóm khác cũng tham gia Tháng Chín Đen.

Đầu tiên phần lớn các thành viên của nó là những người phản kháng ​​trong Fatah có quan hệ gần gũi với Abu Ali Iyad, chỉ huy của lực lượng Fatah ở miền bắc Jordan đã tiếp tục chiến đấu chống lại quân đội Jordan sau khi các lãnh đạo tổ chức Giải phóng Palestine rút lui. Ông ta đã bị quân đội Jordan giết chết vào 23 tháng 7 năm 1971[1]. Các thành viên này cho rằng Wasfi al-Tal, thủ tướng Jordan khi đó, phải chịu trách nhiệm cho việc tra tấn và giết hại Abu Ali Iyad.[2]

Thảm sát Munich

[sửa | sửa mã nguồn]

Hành động khét tiếng nhất của tổ chức này là giết hại 11 thành viên đội tuyển Olympic Israel tại Thế vận hội Mùa hè 1972Munich, trong số đó có chín người bị bắt làm con tin trước khi bị hạ sát. Cũng trong vụ này, một sĩ quan cảnh sát Đức thiệt mạng. Tháng Chín Đen chính thức gọi chiến dịch này là "IkritBiram", theo tên của hai ngôi làng Thiên Chúa giáo của người Palestine nơi những cư dân đã bị Haganah giết hại hoặc trục xuất năm 1948.[3][4]

Sau cuộc khủng bố, chính quyền Israel đứng đầu là thủ tướng Golda Meir đã ra lệnh cho Mossad ám sát những kẻ dính líu đến vụ tấn công này[5]. Bắt đầu chiến dịch Bayonet. Tính đến năm 1979 ít nhất một đơn vị Mossad đã giết chết 8 thành viên cao cấp của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) trong chiến dịch sự phẫn nộ của Chúa trời. Trong số đó có nhân vật lãnh đạo Ali Hassan Salameh, biệt danh "Hoàng tử Đỏ", là một người con giàu có và khoa trương sinh ra trong một gia đình thượng lưu và là chỉ huy của Lực lượng số 17, đội cận vệ của Yasser Arafat. Salameh chính là kẻ chủ mưu vụ không tặc trên Chuyến bay Sabena 571 năm 1972 từ Viên đến Lod.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Quandt, Jabber & Lesch, tr. 141.
  2. ^ Amos (1980), tr. 222.
  3. ^ Elias Chacour: "Blood Brothers. A Palestinian Struggles for Reconciliation in the Middle East" ISBN 0-8007-9321-8 with Hazard, David, and Baker III, James A., Secretary (Foreword by) 2nd Expanded ed. 2003. tr. 44-61
  4. ^ Sylas, Eluma Ikemefuma (2007). Terrorism: A Global Scourge. United States: Author House. ISBN 978-1-4259-0530-9.
  5. ^ BBC thisworld: The hunt for Black September