Bước tới nội dung

Tầng Aquitane

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hệ/
Kỷ
Thống/
Thế
Bậc/
Kỳ
Tuổi
(Ma)
Đệ Tứ Pleistocen Gelasia trẻ hơn
Neogen Pliocen Piacenza 2.588 3.600
Zancle 3.600 5.333
Miocen Messina 5.333 7.246
Tortona 7.246 11.63
Serravalle 11.63 13.82
Langhe 13.82 15.97
Burdigala 15.97 20.44
Aquitane 20.44 23.03
Paleogen Thế Oligocen Chatti già hơn
Phân chia kỷ Neogen theo ICS năm 2017.[1]

Tầng Aquitane trong niên đại địa chấtkỳ đầu tiên của thế Miocen, và trong thời địa tầng họcbậc dưới cùng của thống Miocen và của hệ Neogen. Kỳ Aquitane tồn tại từ ~ 23.03 Ma đến 20.44 Ma (Ma: Megaannum, triệu năm trước).[2]

Kỳ Aquitane kế tục kỳ Chatti của thế Oligocen, và tiếp sau là kỳ Burdigala của cùng thế Miocen.[3]

Kỳ Aquitane trùng với Harrisonia, Agenia, Pareora, Landon, Otaia và Waitakia từ các thang địa chất khác nhau trong khu vực.

Địa tầng

[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ Aquitane được đặt tên theo vùng AquitainePháp và được nhà địa tầng học Thụy Sĩ Karl Mayer-Eymar giới thiệu trong tài liệu khoa học vào năm 1858.

Đáy của Aquitane (cũng là đáy của thống Miocen và hệ Neogen) được xác định là vị trí trong cột địa tầng ở lần xuất hiện đầu tiên của loài trùng lỗ Paragloborotalia kugleri, tuyệt chủng của loài nanoplankton Reticulofenestra bisecta (tạo thành đáy của đới sinh vật phù du nanoplankton NN1), và đáy của đới địa thời (chronozone) từ tính C6Cn.2n.

Phẫu diện và điểm kiểu địa tầng ranh giới toàn cầu (GSSP) chính thức cho kỳ Aquitane nằm trong khu vực Lemme-Carrosio gần ngôi làng nhỏ Carrosio (phía bắc Genoa) ở phía bắc Italy.[4]

Đỉnh của tầng Aquitane (đáy của Burdigala) là ở lần xuất hiện đầu tiên của loài trùng lỗ Globigerinoides altiaperturus và đỉnh của đới địa thời từ tính C6An.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “ICS Timescale Chart”. www.stratigraphy.org.
  2. ^ “Global Boundary Stratotype Section and Point”. International Commission of Stratigraphy. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2020.
  3. ^ See for a detailed geologic timescale Gradstein et al. (2004)
  4. ^ The Aquitanian GSSP was established by Steininger et al. (1997)
Văn liệu
  • Gradstein, F.M.; Ogg, J.G. & Smith, A.G.; 2004: A Geologic Time Scale 2004, Cambridge University Press.
  • Mayer-Eymar, K.; 1858: Versuch einer neuen Klassifikation der Tertiär-Gebilde Europa’s, Verhandlungen der Schweizerischen Naturforschenden Gesellschaft 17–19 (August 1857), p. 70–71 & 165–199. (tiếng Đức)
  • Steininger, F.F.; Aubry, M.P.; Berggren, W.A.; Biolzi, M.; Borsetti, A.M.; Cartlidge, J.E.; Cati, F.; Corfield, R.; Gelati, R.; Iaccarino, S.; Napoleone, C.; Ottner, F.; Rogl, F.; Roetzel, R.; Spezzaferri, S.; Tateo, F.; Villa, G. & Zevenboom, D.; 1997: The Global Stratotype Section and Point (GSSP) for the base of the Neogene, Episodes 20(1), p. 23-28.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Kỷ Tân Cận
Miocen Pliocen Pleistocen Holocen
Aquitane | Burdigala | Langhe
Serravalle | Tortona | Messina
Zancle | Piacenza Gelasia | Calabria
Chibania (Pleistocen giữa)
Tarantia (Pleistocen trên)
Greenland | Northgrip
Meghalaya