Bước tới nội dung

Ryu (Street Fighter)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ryu
Nhân vật trong Loạt trò chơi Street Fighter
Ryu trong trò chơi Street Fighter IV
Trò chơi đầu tiênStreet Fighter (1987)
Sáng tạo bởiManabu Takemura
Thông tin
Nơi sinhNhật Bản
Quốc tịchNhật Bản Người Nhật
Chiều cao1.75 mét
Cân nặng68 kilogam
Nhóm máuO
Phong cách chiến đấuMarvel vs Capcom 3:Shotokan+Taekwondo+JudôSF III: Karate tự do.[1]

SF Alpha 3: Karate Shotokan + Judo tự do[2]

SF IV: Võ thuật có nguồn gốc ansatsuken (暗殺拳をルーツとした格闘術 ansatsuken o rūtsu toshita kakutō jutsu?)[3]

Ryu (リュウ Ryū, được viết là 隆 trong bản Street Fighter đầu tiên) là một nhân vật trò chơi điện tử được tạo ra bởi Capcom. Ryu là nhân vật chính của loạt trò chơi đối kháng nổi tiếng Street Fighter.[4]

Xuất hiện đầu tiên trong trò chơi Street Fighter, Ryu là nhân vật chính cùng người bạn của mình là Ken tham dự cuộc đấu Street Figher. Ryu là người tập trung cao độ vào việc tập luyện, nhằm trở thành người mạnh mẽ nhất mà mình có thể. Chính sức mạnh của mình đã khiến Ryu trở thành mục tiêu săn đuổi của các tập đoàn tội ác.

Ryu là nhân vật chính của loạt trò chơi Street Fighter và cũng xuất hiện trong tất cả các trò chơi liên quan, cũng như trong một số phim hoạt hình (anime), truyện tranh (manga) và trong bộ phim được thực hiện năm 1994.

Ngoại hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trò chơi Street Fighter đầu tiên, Ryu mặc một bộ đồng phục tập luyện màu trắng rách nát, đeo dải buộc đầu (tiếng Nhật là hachimaki) màu đỏ (mà theo phim hoạt hình Street Fighter Alpha: The Animation, dải buộc đầu này là do Ken tặng), đôi găng tay và đôi giày màu đỏ.[5]

Trong Street Fighter II, Ryu được thiết kế trông có vẻ già hơn, với mái tóc nâu, găng tay màu nâu và dải buộc đầu (hachimaki) màu đỏ.[6] Trong loạt trò chơi Alpha, Ryu được trở về ngoại hình trông giống như phiên bản đầu tiên.

Trong Street Fighter III, Ryu có mái tóc màu đen và có sự biến đổi trên khuôn mặt để thể hiện sự già dặn. Còn trong Street Fighter IV, nhân vật này được thiết kế "ở giữa" IIIII, tức là trông trưởng thành hơn Street Fighter II nhưng kém hơn Street Figher III.

Xuất hiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Loạt trò chơi Street Fighter

[sửa | sửa mã nguồn]

Ryu ra mắt lần đầu trong trò chơi đầu tiên của loạt game, Street Fighter với vai trò là nhân vật chính và là nhân vật có thể điều khiển. Cùng với đối thủ và cũng là người bạn học, Ken (Ryu và Ken cùng nhau tập võ với cùng một sư phụ là Gouken), Ryu đã tham gia giải đấu để kiểm tra sức mạnh của mình khi chiến đấu với đương kim vô địch của giải là Sagat.[7]

Lần xuất hiện tiếp theo là tại Street Fighter II. Sau khi đánh bại Sagat, Ryu tham gia một giải đấu lần thứ hai. Trong phần cuối của trò chơi, Ryu chiến thắng giải đấu khi đánh bại Sagat và M. Bison và nhanh chóng rời đi để tìm kiếm thử thách mới, để lại đoạn trích "Chiến đấu là tất cả" ("The Fight Is Everything"). Đoạn kết này cho thấy rằng Ryu là một chiến binh lang thang.[8]

Cuộc đời của Ryu và nhiều nhân vật khác đều được tiết lộ nhiều hơn trong loạt trò chơi Street Fighter Alpha. Trong trò chơi đầu tiên, Street Fighter Alpha: Warriors' Dream, Ryu đối đầu với đối thủ chính ở trò chơi đầu tiên, Sagat.[9] Trong Street Fighter Alpha 2, Ryu tìm kiếm để đối đầu với Akuma (ở Nhật là Gouki), người em trai của Gouken, sư phụ của anh và cũng là kẻ thù đã giết chết Gouken. Sau trận đấu, Akuma tiết lộ rằng Ryu đang có trong người mình một "tâm thức ác quỷ" hay "Satsui no Hadou"[10], thứ sức mạnh mà Akuma đang sử dụng[11] và biến hắn thành quỷ. Điều này làm xuất hiện một nhân vật Ryu khác sử dụng sức mạnh này, được gọi là Evil Ryu.[12] Trong Street Fighter Alpha 3, Ryu bị lùng bắt bởi Bison. Với sự giúp đỡ của Sagat và Sakura, Ryu đã đánh bại được Bison.[13][14][15]

Ryu và Ken tái xuất hiện trong Street Fighter III, với nhân vật mới là Alex đóng vai trò là nhân vật chính. Trong loạt trò chơi này, Ryu có quan hệ thân thuộc với một số nhân vật mới, chẳng hạn như trở thành bạn của Hugo hoặc học trò của Oro.[16][17] Ryu xuất hiện trong Street Fighter IV, lấy bối cảnh sau Street Fighter II nhưng trước Street Fighter III.

Ryu cũng xuất hiện trong các loạt trò chơi có liên quan đến Street Fighter, chẳng hạn như Street Fighter EX được thiết kế bởi Akira.[18]

Nhân vật Evil Ryu xuất hiện trong Street Fighter Alpha, các loạt trò chơi liên quan gồm Street Fighter EX, và Capcom vs SNK. Nhân vật này mặc một bộ đồng phục tập luyện mày xám và có đôi mắt màu đỏ.

Những trò chơi khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Ryu cũng xuất hiện trong các loạt trò chơi có liên kết với các công ty khác của Capcom, chẳng hạn như Marvel vs. Capcom, SNK vs. Capcom, Namco x CapcomTatsunoko vs. Capcom: Ultimate All-Stars.[19][20] Nhân vật này cũng xuất hiện trong Super Puzzle Fighter II Turbo, một trò chơi đố và Super Gem Fighter Mini Mix. Ryu là nhân vật có thể điều khiển trong hai trò chơi đối kháng Marvel vs. Capcom 3: Fate of Two WorldsStreet Fighter X Tekken. Ryu và Chun-Li là hai nhân vật xuất hiện trong tất cả các trò chơi hợp tác của Capcom.

Trong các tác phẩm truyền thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng như trong trò chơi, Ryu cũng là nhân vật chính của tất cát các phim hoạt hình (anime) được sản xuất dực trên loạt trò chơi Street Fighter, đầu tiên là Street Fighter II: The Animated Movie (1994), tiếp theo đó là hai phim hoạt hình Street Fighter Alpha: The Animation (1999) và Street Fighter Alpha: Generations (2005). Nhân vật này cũng xuất hiện trong loạt chương trình TV Street Fighter II V của Nhật (1995).

Trong phim Street Fighter sản xuất năm 1994, vai Ryu được đóng bởi diễn viên Byron Mann. Trong bộ phim 2009 Street Fighter: The Legend of Chun-Li, Ryu được nhắc đến là một đấu sĩ người Nhật tham dự giải đấu.

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Ryu, dĩ nhiên, là một trong những nhân vật phổ biến nhất và đáng nhớ nhất của Street Figher. IGN xếp nhân vật này ở vị trí đầu tiên trong "Top 25 Nhân vật của Street Fighter" với lời nhận xét: "Ryu là hình mẫu của sự đức hạnh mộc mạc trong các nhân vật. Bộ đồ trắng, găng màu tối, dải buộc màu đỏ cho thấy một chút cảm giác về màu sắc, và chỉ có thế. Nó hiếm gặp, và khi bạn nghĩ đến nó, là khi bạn thấy một hình mẫu đẹp và trở thành một biểu tượng".[21]

GameDaily xếp Ryu ở vị trí thứ hai trong danh sách "Top 20 Nhân vật Street Fighter của mọi thời đại".[22] Cũng trên GameDaily, Robert Workman xếp Ryu ở vị trí thứ 6 cùng với Ken và nhận xét "thật khó để chọn một trong những chiến binh của thế giới này".[23] Ryu xếp thứ 71 trong "Top 100 Người hùng của mọi thời đại".[24]

Tháng 2 năm 1992, tạp chí Gamest của Nhật xếp Ryu ở vị trí thứ 3 trong Nhân vật Tốt nhất năm 1991.[25] Ngày 30 tháng 1 năm 1997, tạp chí này xếp Ryu ở vị trí 13 trong top 50 nhân vật năm 1996.[26] Anh đồng thời cũng xếp ở vị trí số một trong top 20 nhân vật năm 2008 của tạp chí Arcadia.

Trong bài viết "56 nhân vật của Marvel vs. Capcom 2" của GameRadar, Ryu được miêu tả là "trái tim và linh hồn của loạt trò chơi Street Fighter" và "có thể là nhân vật trò chơi điện tử đối kháng được biết đến nhiều nhất trên thế giới".[27]

Trong bài viết "Tình yêu Vĩ đại" ("Great Loves") của GameSpot, Ryu được miêu tả là "một trong những người đàn ông độc lập nhất trong thế giới trò chơi điện tử".[28] GameSpot cũng đề cao nhân vật này trong bài viết "Những người hùng trong trò chơi điện tử vĩ đại nhất mọi thời đại".[29]

UGO.com xếp dải buộc đầu của Ryu ở vị trí thứ 26 trong danh sách "những cái mũ sắt và khăn đội đầu đẹp nhất trong trò chơi điện tử".[30]

Trong trò chơi Street Fighter IVSuper Street Fighter IV, Ryu là nhân vật chủ yếu của Umehara Daigo, game thủ Street Fighter vĩ đại nhất. Daigo, điều khiển Ryu đã giành chiến thắng tại EVO 2009, EVO 2010 và nhiều giải đấu khác.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Street Fighter III 2nd Impact (wayback)” (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 1998. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2011. 空手をベースにした独自の格闘技を使う。 (Uses an original martial art based on Karate).
  2. ^ Studio Bent Stuff. All About Capcom Head-to-Head Marvel vs Capcom 3:Taekwondo+Shotokan+Judô Fighting Games. tr. 345. line feed character trong |title= tại ký tự số 31 (trợ giúp)
  3. ^ Street Fighter IV Master Guide, p. 6
  4. ^ "Street Fighter IV: Return of the World Warriors," GameInformer 178 (February 2008): 90.
  5. ^ “Street Fighter Ryu artwork”. FightingStreet.com. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2011.
  6. ^ “Street Fighter II Ryu artwork”. FightingStreet.com. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2011.
  7. ^ All About Capcom Fighting Games 1987-2000. Denpa Shinbunsha. 2000. tr. 345. ISBN 978-4885546761.
  8. ^ Capcom (1991). Street Fighter II. Arcade. Capcom. Cấp/khu vực: Ryu ending.
  9. ^ Capcom (ngày 27 tháng 6 năm 1995). Street Fighter Alpha: Warriors' Dreams. Arcade. Capcom. Cấp/khu vực: Ryu ending.
  10. ^ “Satsui no Hadou”. sfrpg.com.br. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2011.
  11. ^ Capcom (ngày 6 tháng 3 năm 1996). Street Fighter Alpha 2. Arcade. Capcom. Cấp/khu vực: Ryu ending.
  12. ^ “Street Fighter Alpha 2 Hints & Cheats”. GameSpot. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2011.
  13. ^ Capcom (ngày 29 tháng 6 năm 1997). Street Fighter Alpha 3. Arcade. Capcom. Cấp/khu vực: Sagat ending.
  14. ^ Capcom (ngày 29 tháng 6 năm 1997). Street Fighter Alpha 3. Arcade. Capcom. Cấp/khu vực: Sakura ending.
  15. ^ Capcom (ngày 29 tháng 6 năm 1997). Street Fighter Alpha 3. Arcade. Capcom. Cấp/khu vực: Ryu ending.
  16. ^ Capcom (ngày 4 tháng 3 năm 1997). Street Fighter III 2nd Impact. Arcade. Capcom. Cấp/khu vực: Hugo ending.
  17. ^ Capcom (ngày 12 tháng 5 năm 1999). Street Fighter III 3rd Strike. Arcade. Capcom. Cấp/khu vực: Oro ending.
  18. ^ Akira (ngày 30 tháng 11 năm 1996). Street Fighter EX. Arcade. Capcom.
  19. ^ “Namco × Capcom” (bằng tiếng Nhật). Namco × Capcom official website. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2011.
  20. ^ “Tatsunoko vs. Capcom” (bằng tiếng Nhật). Tatsunoko vs. Capcom official website. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2011.
  21. ^ IGN's Top 5 Street Fighter Characters Ryu's entry at number one.
  22. ^ Top 20 Street Fighter Characters of All Time. GameDaily.
  23. ^ Workman, Robert (ngày 26 tháng 9 năm 2008). “Top 25 Capcom Characters of All Time”. Game Daily. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2011.
  24. ^ Top 100 Heroes of All Time Lưu trữ 2009-02-03 tại Wayback Machine. UGO.com.
  25. ^ “第5回ゲーメスト大賞”. GAMEST (bằng tiếng Nhật) (68): 4.
  26. ^ Ishii, Zenji (1996). “第10回ゲーメスト大賞”. Gamest Magazine. 188: 46. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2011.
  27. ^ Gilbert, Henry. “The 56 characters of Marvel vs Capcom 2”. GamesRadar. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2011.
  28. ^ “Great Loves”. GameSpot.
  29. ^ “All Time Greatest Game Hero - The Standings”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2011.
  30. ^ Marissa Meli (ngày 4 tháng 3 năm 2011). “The Coolest Helmets and Headgear in Video Games - UGO.com”. UGO.com. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2011.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]