Phật học
Phật học là một ngành nghiên cứu học thuật về Phật giáo. Thuật ngữ Phật học (Buddhology) được Estlin Carperter - một mục sư nhất vị luận - đặt ra vào đầu thế kỷ 20, có nghĩa là "nghiên cứu về Phật quả, bản chất của Đức Phật và giáo lý của một vị Phật", nhưng nói chung trong bối cảnh đương đại, hai thuật ngữ Phật học và Phật giáo thường được coi là đồng nghĩa.[1][2] Theo William M. Johnston, trong một số bối cảnh cụ thể, Phật giáo có thể được xem như một tập hợp con của Phật học, tập chung vào các thông điệp, giải kinh , bản thể luận và các thuộc tính của Phật. Các học giả Phật học tập chung vào lịch sử, văn hóa, khảo cổ, nghệ thuật, bác ngữ, nhân chủng, xã hội, thần học, triết học, thực hành, so sánh liên tôn giáo và các môn học khác liên quan đến Phật giáo.[3][4]
Trái ngược với những nghiên cứu về Do Thái giáo hay Ki-tô giáo, lĩnh vực nghiên cứu về Phật giáo bị chi phối bởi "người ngoài" - đối với các nền văn hóa và truyền thống Phật giáo. Mặc dù cũng có những đóng góp lớn từ các trường đại học Nhật Bản, người gốc Á sinh sống tại phương Tây và người phương Tây tín ngưỡng Phật giáo.
Chương trình đại học và học viện
[sửa | sửa mã nguồn]Chương trình đào tạo sau đại học đầu tiên về Phật học ở Bắc Mỹ bắt đầu vào năm 1961 tại Đại học Wisconsin – Madision.[5] Theo Prebish, Phật học tại Hoa Kỳ trước năm 1975 bị chi phối bởi Đại học Wisconsin, Đại học Harvard và Đại học Chicago.[6] Các tổ chức khác tại Hoa Kỳ được công nhận chương trình đào tạo về Phật giáo bao gồm University of the West, Institute of Buddhist Studies, Naropa University, và California Institute of Integral Studies.
Các tổ chức nổi bật về nghiên cứu Phật học tại châu Âu có Đại học Oxford, Đại học Cambridge, Đại học Humboldt Berlin, Đại học Hamburg, Đại học Munich, Đại học Heidelberg, Đại học Bon, Đại học Vienna, Đại học Ghent, Sorbonne và School of Oriental and African Studies. Tại châu Á có Đại học Tokyo và Đại học Rissho là hai trung tâm lớn nghiên cứu Phật học lâu năm, và Đại học Nalanda mới đưa ra một chương trình đào tạo thạc sĩ vào năm 2016.
Hiệp hội
[sửa | sửa mã nguồn]Nhà xuất bản
[sửa | sửa mã nguồn]Tạp chí chuyên nghiên cứu Phật giáo:
- Tạp chí Phật học Lưu trữ 2010-03-10 tại Wayback Machine
- Tạp chí Nghiên cứu Phật giáo Canada
- Phật giáo đương đại
- Phật giáo phương Đông Lưu trữ 2020-03-19 tại Wayback Machine
- Tạp chí Nghiên cứu Phật giáo Quốc tế Ấn Độ Lưu trữ 2014-12-17 tại Wayback Machine
- Tạp chí quốc tế về nghiên cứu Phật giáo nhân văn
- Tạp chí Đạo đức Phật giáo
- Tạp chí Triết học Phật giáo
- Tạp chí nghiên cứu Phật giáo Trung Quốc
- Tạp chí Phật giáo toàn cầu
- Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Phật giáo / Indogaku Bunkkyogaku Kenkyu
- Tạp chí của Hiệp hội Nghiên cứu Phật giáo Quốc tế
- Tạp chí của trường đại học quốc tế về nghiên cứu Phật giáo sau đại học
- Tạp chí của Trung tâm nghiên cứu Phật giáo Oxford
- Thế giới Thái Bình Dương: Tạp chí của Viện nghiên cứu Phật giáo
- Tịnh độ: Tạp chí của Hiệp hội nghiên cứu Phật giáo quốc tế Shin
- Tạp chí Nghiên cứu Phật giáo Sengokuyama
- Tạp chí Phật học quốc tế Thái Lan
- Tạp chí Phật giáo Universal Gate / 普 門
Ngoài ra, nhiều học giả xuất bản bài viết của mình trên các tạp chí khoa học mang tính khu vực (như Nhật Bản, Trung Quốc, v.v.), hay nghiên cứu tôn giáo nói chung, hoặc các ngành khác như lịch sử, nhân chủng học, ngôn ngữ. Một số ví dụ là:
Các nhà xuất bản đại học có ấn phẩm trong lĩnh vực này là Oxford, Cambridge, Indiana, Princeton, SUNY, và các viện đại học California, Michigan, Chicago, Hawaii và Virginia. Các nhà xuất bản phi đại học có Curzon Press, E.J. Brill, Asian Humanities Press, và Motilal Banarsidass.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Buddhology Lưu trữ 2018-11-12 tại Wayback Machine, Oxford English Dictionary
- ^ Amos Yong (2011), On Doing Theology and Buddhology: A Spectrum of Christian Proposals, Buddhist-Christian Studies, Vol. 31, University of Hawai'i Press pp. 103-118
- ^ Minoru Kiyota (1984), Modern Japanese Buddhology: Its History and Problematics, The Journal of the International Association of Buddhist Studies, volume 7, Number 1, pages 17–33
- ^ Paul David Numrich (2008). North American Buddhists in Social Context. BRILL Academic. tr. 4–13. ISBN 978-90-04-16826-8.
- ^ Lopez 1998, tr. 159.
- ^ Prebish, Charles (Spring 2006). “The New Panditas”. Buddhadharma. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2013.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Lopez, Donald S., Jr. (ed.) Curators of the Buddha. University of Chicago Press, 1995.
- Prebish, Charles. "The Academic Study of Buddhism in America: A Silent Sangha." Chapter Eleven of American Buddhism: Methods and Findings in Recent Scholarship (Duncan Ryuken Williams and Christopher S. Queen, eds.). Curzon Press: Surrey (UK), 1999. pp. 183–214
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- de Jong, J. W. A Brief History of Buddhist Studies in Europe and America. Tokyo: Kosei Publishing Company, 1997, ISBN 4-333-01762-9
- Gombrich, Richard (2005). Fifty years of Buddhist studies in britain Lưu trữ 2022-04-10 tại Wayback Machine, Buddhist Studies Review 22 (2), 141-154
- Swearer, Donald K. and Promta, Somparn. The State of Buddhist Studies in the World 1972-1997. Bangkok: Center for Buddhist Studies, Chulalongkorn University, 2000, ISBN 974-346-371-2