Bước tới nội dung

Phương Quang

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ Ưu tú
Phương Quang
Biệt danhVua Riêm
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Tô Văn Quang
Ngày sinh
(1942-10-27)27 tháng 10, 1942
Nơi sinh
Dĩ An, Bình Dương, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
13 tháng 7, 2018(2018-07-13) (75 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyên nhân
Thoái hóa não
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcKinh
Nghề nghiệpNghệ sĩ
Gia đình
Vợ
Kim Hương (cưới 1973)
Con cái
Tô Quế Phương
Tô Quang Bảo
Lĩnh vựcCải lương
Nổi tiếng vìCải lương
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (1993)
Sự nghiệp âm nhạc
Dòng nhạcTân cổ, vọng cổ
Tác phẩmChiều cuối tuần
Ngày xưa...bây giờ
Tình anh bán chiếu
Sự nghiệp sân khấu
Năm hoạt động1960–2018
Thể loạiCải lương
Vai diễnVua Riêm trong Nàng Xê-đa
Giải thưởng
Giải Thanh Tâm (1966)
Huy chương vàng

Ảnh hưởng bởi

Phương Quang (27 tháng 10 năm 194213 tháng 7 năm 2018) là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng người Việt Nam. Với những cống hiến cho bộ môn nghệ thuật cải lương, ông đã được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.[1]

Cuộc đời và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước 1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông tên thật là Tô Văn Quang, sinh năm 1942, quê quán ở Dĩ An, Bình Dương. Từ nhỏ, ông đã mê cải lương nên rất chịu khó theo các thầy học ca diễn. Năm 18 tuổi, Phương Quang lên Sài Gòn theo học nghề với nhạc sĩ Văn Còn, thầy đờn của đoàn hát Thanh Minh. Với chất giọng mộc, trầm buồn, làn hơi khỏe, giọng ca mang âm hưởng của đệ nhất danh ca Út Trà Ôn, nên ông được thầy rất thương, đã chỉ dẫn cho ông tận tình những kỹ năng ca diễn để phát huy hết tố chất của giọng ca trời phú. Với hành trang đó, ông mải mê theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật sân khấu, tham gia vào một số đoàn hát. Ngoài giọng ca cuốn hút người nghe, ông còn có lợi thế về ngoại hình, phong cách đĩnh đạc, trang nghiêm, dễ dàng hóa thân trong những vai dũng tướng, quan võ và thành công qua nhiều vở diễn như: Hai chiều ly biệt, Song long thần chưởng, Huyết phiến lôi phong, Mặt trời đêm, Người nhạn trắng, Ảo ảnh Châu Bích Lệ, Sương gió biệt vương cung,... Năm 1966, ông đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm với vai Kỳ Thanh Lang trong vở Tình nào cho em.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông tiếp tục góp sức cho sân khấu cải lương miền Nam, tham gia hoạt động trong một số đoàn hát trước khi đầu quân về Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang vào năm 1983. Thời gian này, ông thành công với nhiều vai diễn trong các vở Hòn đảo thần Vệ Nữ, Tình yêu và lời đáp,... Vai diễn để đời của ông, tạo nên ấn tượng sâu sắc cho khán giả chính là vai vua Riêm trong vở cải lương kinh điển Nàng Xê-đa (Tác giả: Lưu Quang ThuậnLưu Quang Vũ; chuyển thể cải lương: Thể Hà Vân; đạo diễn: NSƯT Đoàn Bá) – một vở diễn thành công của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khi số lượng đêm diễn lên đến hơn 1.500 suất, phục vụ khán giả nhiều tỉnh, thành trên cả nước, vở còn được thu hình và phát sóng nhiều lần trên các đài truyền hình.[2]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông kết hôn với bà Kim Hương vào năm 1973 và có hai người con, một trai, một gái.[3]

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông trút hơi thở cuối cùng vào lúc 9h30, ngày 13 tháng 7 năm 2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh.[4] Nhiều năm qua, ông mắc chứng thoái hóa não nên trí nhớ giảm sút.

Theo di nguyện, cố nghệ sĩ muốn hiến xác cho y học. Do đó, chiều 13/7, sau khi làm lễ cúng tại nhà, các bác sĩ tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TPHCM) đã đến nhận thi hài ông. Ngày 14/7, gia đình lập bàn thờ để đồng nghiệp, bạn bè và người thân đến viếng nghệ sĩ Phương Quang.[2]

Nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]

Các vai diễn nổi bật

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bão biển (vai Mộc Thiên)
  • Chuyện tình Hàn Mặc Tử (vai bác sĩ Tùng)
  • Đường gươm Nguyên Bá (vai Ngũ Thạnh)
  • Gia tài của mẹ (vai Trung)
  • Giấc mộng đêm xuân (vai Vân)
  • Kiếm sĩ điên
  • Nàng Xê-đa (vai vua Riêm)
  • Người tình trên chiến trận (vai Tiêu phụ)
  • Nỗi oan Thị Kính (vai N��)
  • Nửa đời hương phấn (vai Cang)
  • Quỷ bão
  • Sân khấu về khuya (vai Quốc Sơn)
  • Tần nương thất (vai Trần Lộ)
  • Thiên hạ đệ nhất kiếm (vai Gia Cát Bảo)
  • Tiếng sáo trăng khuya
  • Tình nào cho em (vai Kỳ Thanh Lang)
  • Tướng cướp Bạch Hải Đường (vai ông cò Bằng)

Tân cổ, vọng cổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thanh Hiệp (14 tháng 7 năm 2018). “Nghệ sĩ Phương Quang đã nhờ cơm Tổ nuôi sống cả nhà”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập 17 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ a b Mai Nhật (13 tháng 7 năm 2018). “Nghệ sĩ cải lương Phương Quang qua đời, hiến xác cho y học”. Vnexpress. Truy cập 17 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ Mai Nhật (14 tháng 7 năm 2018). “Cố nghệ sĩ Phương Quang - 'ông vua' hiền hậu của làng sân khấu”. Vnexpress. Truy cập 17 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ VnExpress. “Nghệ sĩ cải lương Phương Quang qua đời, hiến xác cho y học”. vnexpress.net. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2023.
  5. ^ Hải Thanh (13 tháng 7 năm 2018). “Nghệ sĩ cải lương Phương Quang qua đời, hiến xác cho y học”. Truy cập 24 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ Thanh Hiệp (14 tháng 7 năm 2018). “Nghệ sĩ tiếc thương "vua Riêm" Phương Quang”. Người Lao Động. Truy cập 24 tháng 6 năm 2021.