Bước tới nội dung

PZL W-3 Sokół

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
W-3 Sokół
Một chiếc W-3 Sokół của Lục quân Ba Lan
Kiểu trực thăng đa nhiệm
Nguồn gốc Ba Lan
Nhà chế tạo PZL-Świdnik
Chuyến bay đầu ngày 16 tháng 11 năm 1979
Tình trạng đang hoạt động
Sử dụng chính Các lực lượng vũ trang Ba Lan
Không lực Czech
Không lực Philippine
Không lực Myanmar
Giai đoạn sản xuất 1986-đến hiện tại
Số lượng sản xuất 149 (tính đến 2011)[1]

PZL W-3 Sokół (Tiếng Anh: "Falcon") là một máy bay trực thăng đa nhiệm, kích cỡ tầm trung, động cơ đôi phát triển và sản xuất bởi công ty trực thăng Ba Lan PZL-Świdnik (hiện tại có tên AgustaWestland Świdnik). Đây là mẫu trực thăng đầu tiên được thiết kế và sản xuất hoàn toàn do Ba Lan.

Phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Mẫu thử nghiệm PZL W-3 thứ tư

Trong năm 1973, dự án chế tạo máy bay mang tên W-3 Sokół bắt đầu hình thành tại PZL Świdnik; công việc thiết kế được thực hiện bởi một nhóm đứng đầu là kỹ sư hàng không Stanisław Kamiński. Ý tưởng thiết kế của máy bay ảnh hưởng bởi nhu cầu dân sự và quân sự rộng lớn của Liên Xô, nhằm đạt mục tiêu làm dòng máy bay chính của dòng tầm trung. Vào ngày 16 tháng 11 năm 1979, chiếc Sokół thực hiện chuyến bay thương mại. Sau khi trải qua chương trình kiểm tra nghiêm ngặt, chứng chỉ bay cho máy bay trực thăng được cấp ở các nước Ba Lan, Nga, Hoa KỳĐức.

Trong tháng 5 năm 1993, chứng nhân tiêu chuẩn FAR Part 29 của Federal Aviation Administration (FAA) được cấp cho chiếc Sokol; ngay sau đó máy bay được chứng nhận từ Đức trong tháng 12 cùng năm. Trong năm 1985, dây chuyền sản xuất chiếc Sokół bắt đầu với năng suất thấp. Cho tới tháng 6 năm 1996, chiếc Sokół thứ 100 được xuất xưởng.

Biến thể Huzar

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt thập niên 1990, PZL-Świdnik tập trung theo đuổi phát triển một trực thăng chiến đấu có tên Huzar, dựa trên khung của chiếc W-3 Sokol và dự tính chế tạo 100 chiếc với tổng giá trị hợp đồng 350 triệu đô la cho Lục quân Ba Lan.[2] Trong khi dự án được khởi đầu bởi công ty, nó liên tục bị trì hoãn do tình trạng tài chính của công ty PZL-Świdnik cũng như quỹ phát triển tài trợ bởi chính phủ Ba Lan để có thể thực hiện các bước phát triển kế tiếp của máy bay. Trong khi đó hợp đồng thiết kế hệ thống điện tử và vũ khí của máy bay được chính phủ đặt hàng cho đối tác Israel thông qua một bản ghi nhớ chung, bao gồm công ty sản xuất vũ khí Rafael Advanced Defense Systems và công ty điện tử quốc phòng Elbit Systems đồng thời giúp cho 2 công ty này thành nhà cung cấp thiết bị điện tử và vũ khí tiềm năng.[2][3]

Trong năm 1998, Hội đồng Bộ trưởng Ba Lan ra thông báo giải ngân khoảng tiền hỗ trợ cho việc chế tạo chiếc Huzar trông đợi.[2] Đặc biệt, kế hoạch này tìm kiếm hệ thống tích hợp điện tử và vũ khí cho rotorcraft mới, dự định thay đối tác Israel ban đầu do đấu thầu bất bình đẳng.[3] Hãng máy bay Mỹ Boeing, tham gia đấu thầu bao gồm hơn 20 công ty khác nhau, đã đứng ra cạnh tranh với hãng Elbit cho hợp đồng hệ thống tích hợp; vào lúc này, việc thay đổi chính trị giúp tạo lợi thế ưu tiên cho Boeing thắng được hợp đồng.[2] Trong khi tên lửa chống tăng NT-D của hãng Rafael vẫn được chọn lựa, do những lần thử nghiệm thành công trước đó; nếu thất bại, các đối thủ đến từ Boeing là AGM-114 Hellfire, đến từ Anh GEC-MarconiBrimstone và công ty Pháp-Đức Euromissile là tên lửa HOT 3.[2][3] Chính phủ Israel khăng khăng phá vỡ hợp đồng riêng rẽ cho hệ thống điện tử, và sẽ không cung cấp tên lửa NT-D nếu họ không được trúng thầu hệ thống điện tử.[2]

Tuy nhiên, đến giữa năm 1999, chính phủ Ba Lan hủy bỏ hoàn toàn kế hoạch phát triển biến thể Huzar.[4] Thay vào đó một phi đội W-3 Sokol nhỏ được biến đổi cho vai trò hỗ trợ, trong thời gian ngắn hạn. Các lời mời gói thầu nâng cấp 50 rotorcraft, bao gồm tích hợp cánh quạt mới, động cơ mạnh hơn, bình nhiêu liệu lớn và vũ khí mới được đưa ra sau đó. Vào lúc này Thủ tướng Ba Lan Jerzy Buzek tuyên bố rằng, trong mục tiêu dài hạn, dự án một mẫu trực thăng tấn công nên được hình thành vào cuối tháng 6 cùng năm, và "và chúng tôi dự định sẽ có quyết định cuối cùng vào tháng 10 hoặc tháng 11"; các phương án khả thi bao gồm trực thăng tấn công Agusta A129 Mangusta của Italy, Bell AH-1W/Z Super CobraBoeing AH-64 Apache của Mỹ, Eurocopter Tiger của châu Âu và Denel Rooivalk của Nam Phi.[4][5] Ba Lan cuối cùng đã chọn giải pháp tạm thời là nâng cấp phi đội Mil Mi-24 sẵn có với thiết bị do Israel chế tạo.[6][7]

Phát triển nâng cấp

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào đầu thập niên 2000, PLZ Swidnik đưa ra đề nghị nâng cấp 12 máy bay Sokol đang vận hành bởi Không Lực Ba Lan với vai trò huấn luyện, để chuyển đổi sang vai trò tìm kiếm cứu nạn; một trong những cải tiến bao gồm lắp đặt máy liên lạc ARC-210 của hãng Rockwell Collins và lắp thêm kính nhìn đêm tích hợp trong khoang lái.[8] Năm 2006, đề nghị này được đáp ứng bằng một hợp đồng, cho ra một phiên bản cải tiến rotorcraft, được định danh là W-3PL Gluszec; ngoài những cải tiến trên, một hệ thống điều khiển bay tân tiến và động cơ cải tiến hoạt động trên phần mềm FADEC, cùng với những cải tiến về hệ thống liên lạc, định hướng và phòng thủ. Biến thể này được phát triển nhờ vào kinh nghiệm chiến đấu thu được ở Iraq, thu hút được sự quan tâm của lực lượng mặt đất Ba Lan, dẫn tới các cuộc thảo luận hiện đại hóa các máy bay W-3 nhằm đạt chuẩn Gluszec.[9] Đến tháng 1 năm 2012, một đơn đặt hàng bốn chiếc Sokol chế tạo theo biến thể W-3PL được đưa ra.[10]

Vào giữa thập niên 2000, có thông báo rằng, như là một phần của hợp tác công nghiệp giữa 2 công ty máy bay PLZ Swidnik và Indonesian Aerospace (IAe), các cuộc thương thảo về việc sản xuất các bộ phận của máy bay Sokol được gia công bên ngoài Ba Lan bao gồm khung máy bay và phụ tùng được diễn ra; trong đó một hợp đồng chuyển giao Sokol được hoàn thành, tuy nhiện bên phía IAe chưa chuẩn bị cho việc marketing và bán trực thăng.[11]

Sau sự kiện công ty Anh-Ý AgustaWestland thâu tóm PZL Swidnik, mẫu W-3 Sokol được sát nhập vào dây chuyền sản xuất của công ty mẹ và tiếp tục được quản cáo và bán trên thị trường.[12]

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiếc PZL W-3 Sokół là một máy bay trực thăng đa nhiệm cỡ trung, động cơ đôi, rotorcraft. Máy bay có thiết kế và cấu trúc tương đối phổ thông của trực thăng. Động cơ chính là một cặp turboshaft PZL-10B được chế tạo bởi Pratt & Whitney Rzeszów; động cơ ban đầu PZL-10W, được dựa trên động cơ PZL-10S –một biến thể được cấp phép của động cơ Nga turboprop Glushenkov TVD-10B trên chiếc Antonov An-28. Vật liệu composite được sử dụng để chế tạo ba cánh đuôi và rotor chính 4 cánh.

Sokół có nhiều biến thể để thực hiện các nhiệm vụ đa dạng, bao gồm chuyên chở hành khách, VIP, chuyên chở hàng hóa, cấp cứu, medevac, cứu hỏatìm kiếm cứu nạn. Khi hoạt động trong môi trường biển, rotorcraft được gắn thêm phao, transponder, một hệ thống định vị toàn cầu, hệ thống nhìn đem, và một Lucas winch.[13]

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Khách hàng dân sự ngoài Ba Lan đầu tiên cho biến thể W-3A là Cảnh sát Liên Bang Đức ở Saxony.[13]

Năm 1995, công ty bay Citiair của Hàn Quốc đặt hàng ba chiếc W-3A Sokół cho mục đích chuyên chở.[13] Citiair yêu cầu nhiều thiết bị cho máy bay, bao gồm phao, 2 trong số chúng được sử dụng cho đường bay đến đảo Ulleungdo, cách đất liền khoảng 180 km (110 mile), trong khi chiếc thứ ba hoạt động ở vùng đồi núi nước này. Cùng năm đó, công ty dầu hỏa Ba Lan Petrobaltic đặt hàng một máy bay trực thăng hàng hải W-3RM Anaconda, trong khi mẫu này được thiết kế cho mục đích tìm kiếm cứu nạn (SAR), công ty lại chủ yếu dùng cho mụch đích chuyên chở nhân sự, nhu yếu phẩm và thiết bị cho giàn khoanBiển Baltic.[13]

Quân đội Ba Lan là khách hàng chủ chốt của Sokol. Giữa thập niên 1990, một kế hoạch hiện đại hóa 15 năm cho 90 máy bay vận tải Sokol, cùng với 100 trực thăng tấn công Huzar (mẫu Sokol sau này bị hủy bỏ).[14] Giữa thập niên 1990, đầu năm 1996, Ba Lan tiến hành dổi 11 máy bay W-3 Sokół cho Cộng hòa Séc để lấy 10 máy bay Mikoyan MiG-29.[14] Phiên bản trực thăng hàng hải W-3RM Anaconda được hải quân Ba Lan đưa vào vận hành cho nhiệm vụ SAR.[13][15]

Kể từ năm 2003, Phi đội Tấn công Độc Lập gồm bốn chiếc W-3WA (tiếng Ba Lan: Samodzielna Grupa Powietrzno-Szturmowa) của Ba Lan tham chiến tại Iraq trong vai trò hỗ trợ đồng minh trong vùng Ba Lan phụ trách trong Chiến tranh Iraq. Tổng cộng có tám chiếc trực thăng Ba Lan được huy động đến khu vực cho đến năm 2008. Trong mùa hè năm 2004, máy bay này tham gia phân phát tờ rơi tuyên truyền trong một nỗ lực hạ bệ giáo sĩ Iraqi Shia Muqtada al-Sadr.[16] Ngày 15 tháng 12 năm 2004, một chiếc Sokol bị tổn thất do tai nạn gần Karbala, giết chết ba người trên máy bay và làm bị thương ba người khác.[17]

Từ tháng 1 năm 2012, một phi đội năm chiếc W-3 Sokol cùng với sáu chiếc Mil Mi-8, được cải tạo cho mục đích VIP đóng tại Căn cứ Không Vận số 1 của Ba Lan sau một giai đoạn tái cấu trúc.[18]

Biến thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Biến thể dân sự

[sửa | sửa mã nguồn]

Các biến thể dân sự.[19][20]

W-3 Sokół
Phiên bản dân sự đa nhiệm cơ bản, 30 chiếc (trừ những chiếc thử nghiệm).
W-3A Sokół
Phiên bản đạt chuẩn FAR-29. Ít nhất 9 chiếc được chế tạo.
W-3AS Sokół
W-3 airframe converted to W-3A standard, 22 converted.
W-3A2 Sokół
Version with two-axis Smith SN 350 autopilot, one built.
W-3AM Sokół
Phiên bản dân sự với phao, 13 chiếc được chế tạo.
W-3 Erka
Phiên bản cứu thương, một chiếc được chế tạo năm 1988

Phiên bản quân sự

[sửa | sửa mã nguồn]
W-3WA – armed version of the 7th Aviation Squadron in Nowy Glinnik
PZL W-3RM Anakonda of Polish Navy
Tập tin:Sokol05th2.jpg
PZL W-3PL Głuszec of Polish Land Forces

Các phiên bản quân sự.[19]

W-3 / W-3T / W-3P Sokół
Phiên bản Basic (unarmed) transport/passenger used by Không lực Ba Lan (6), Navy (2) and Myanmar Air Force (13, inc. two for VIP).[20]
W-3A Sokół
Military transport variant of the W-3A version used by Czech (11) and Philippine Air Force (8). Some of the Czech helicopters were modified for the emergency medical services. Filipino examples can carry M60 machine gun on each side.[21] Iraqi Air Force returned two VIP-configured Sokół to the intermediary company after cancelling the order.[22]
W-3P/S/A VIP Sokół
VIP transport version used by Polish Air Force. Eight built.[20][23]
W-3W/WA Sokół
Armed version, with twin 23 mm GSz-23Ł cannon and four pylons for weapons used by Polish Land Forces. W-3WA is a variant with FAR-29 certificate. 34 built.[20]
W-3AE Sokół
Medical evacuation version used by Polish Land Forces (AE for "Aero Ewakuacja"). Three W-3WA upgraded.[24]
W-3R Sokół
Medical evacuation version used by Polish Air Force. Two built.[20]
W-3RL Sokół
Land search and rescue version used by Polish Air Force. Six built.[20]
W-3RM / W-3WARM Anakonda
"Anakonda" (en: "Anaconda") Navalized search and rescue version used by Polish Navy. W-3WARM is a variant with FAR-29 certificate. Eight built.[20]
W-3PSOT / W-3PPD Gipsówka
"Gipsówka" (en: "Gypsophila") W-3PPD was a flying command centre variant (PPD stands for "Powietrzny Punkt Dowodzenia" – "Airborne Command Post"). In 2006 this variant received new digital battlefield (after modernization helicopter is able to guide artillery equipped with Topaz fire control system) and observation systems and was adopted by Polish Land Forces Aviation under new name W-3PSOT (PSOT stands for "Powietrzne Stanowisko Obserwacji Terenu" – "Airborne Observation Post"). This variant is equipped with pylons for weapons (same like in W-3W) but has no 23 mm fixed cannon. One built.
W-3RR Procjon
"Procjon" (en: "Procyon") is a radioelectronic reconnaissance version (RR stands for "Rozpoznanie Radioelektroniczne" – "Radioelectronic Reconnaissance"). Three built.[20]
W-3PL Głuszec
"Głuszec" (en: "Capercaillie") là một chương trình nâng cấp PZL W-3WA để to bring armed variant of Sokół up to 21st century standards by including advanced avionic systems (in Glass cockpit configuration) and other changes like FADEC-equipped engines. Avionics include two 10″ MFD displays, single tactical display (maps and Elbit Toplite FLIR), INS/GPS, TACAN, VOR/ILS, DME navigation, HUD, IFF, PNL-3 night vision goggles, HOCAS (Hands on Colective and Stick) control, infrared and radar warning receiver, MIL-STD-1553B data link.[25] Twin 23 mm cannon was replaced by single pilot's controlled 12,7 mm WKM-Bz machine gun with 350 rounds. Designed for Combat Search and Rescue duties.[26] The first prototype (s/n: 360901) was tested by the Land Forces aviation in 2009. Eight W-3WA are to be upgraded.[20][27]

Mẫu thử nghiệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Prototypes and proposals that were not adopted by armed forces.[19]

W-3B Jastrząb
Proposed armed version with tandem-seat cabin and guided AT rockets.
W-3K/W-3WB Huzar
Proposed armed version with guided ZT3 Ingwe ATGM, FLIR and 20 mm GA-1 cannon with helmet-mounted sight. Modification by Kentron (Denel) company in 1993 tested in Nam Phi. Some elements like hardpoint were used in serial W-3W/W-3WA variant. One built.
W-3L Sokół Long
Proposed stretched version seating up to 14 passengers, mockup only.
W-3MS/W-3WS Sokół
Proposed gunship version.
W-3U Salamandra
Armed version, with avionics and armament from Mi-24W. Only one built, later converted into transport variant and sold to Myanmar.
W-3U-1 Aligator
Proposed anti-submarine version.
W-3PL/N
Proposed navalised version of W-3PL with folding rotor, radar, dipping sonar, air-to-surface missiles and torpedoes.[28]

Bên vận hành

[sửa | sửa mã nguồn]
 Algérie
Czech Air Force PZL W-3A, SAR version
 Chile
 Cộng hòa Séc
 Myanmar
 Philippines
 Ba Lan
A Philippine Air Force W-3A Sokol on combat helicopter paint scheme before transferring to search and rescue role.
 Hàn Quốc
  • Nha cứu hỏa Choong Nam[34]
 Uganda

Former operators

[sửa | sửa mã nguồn]
 Đức
 Bồ Đào Nha
  • Helibravo Aviação[34]
 United Arab Emirates

Specifications (W-3A)

[sửa | sửa mã nguồn]

Dữ liệu lấy từ Jane's All The World's Aircraft 2003–2004,[37] PZL-Świdnik[38]

Đặc tính tổng quan

  • Kíp lái: 2
  • Sức chứa: 12 passengers or four stretcher cases and one attendant / 2.100 kg (4.630 lb) payload
  • Chiều dài: 14,21 m (46 ft 7 in) fuselage
  • Chiều cao: 5,14 m (16 ft 10 in)
  • Trọng lượng rỗng: 3.850 kg (8.488 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 6.400 kg (14.110 lb)
  • Động cơ: 2 × Pratt & Whitney Rzeszów PZL-10B động cơ turboshaft, 671 kW (900 hp) mỗi chiếc
  • Đường kính rô-to chính: 15,7 m (51 ft 6 in)
  • Diện tích rô-to chính: 193,6 m2 (2.084 foot vuông) NACA 23012M[39]

Hiệu suất bay

  • Vận tốc hành trình: 238 km/h (148 mph; 129 kn)
  • Tốc độ không vượt quá: 260 km/h (162 mph; 140 kn)
  • Tầm bay: 745 km (463 mi; 402 nmi)
  • Tầm bay chuyển sân: 1.224 km (761 mi; 661 nmi)
  • Trần bay: 4.910 m (16.109 ft)
  • Vận tốc lên cao: 9,3 m/s (1.830 ft/min)

Máy bay tương tự

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Trích dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lorencowicz, Wojciech. Pierwszy śmigłowiec Sokół w Ameryce Południowej (First Sokół helicopter in South America) in: Lotnictwo 2-3/2011, p. 30-32. (tiếng Ba Lan)
  2. ^ a b c d e f "Polish recommendation opens Huzar's avionics door for Boeing." Lưu trữ 2017-09-14 tại Wayback Machine Flight International, ngày 12 tháng 8 năm 1998.
  3. ^ a b c Jeziorski, Andrzej. "Take your partners." Lưu trữ 2017-09-14 tại Wayback Machine Flight International, ngày 2 tháng 9 năm 1998.
  4. ^ a b "Arms makers square up for Polish bidding war." Lưu trữ 2017-09-14 tại Wayback Machine Flight International, ngày 19 tháng 5 năm 1999.
  5. ^ Simon 2004, p. 92.
  6. ^ Stewart, Penny."Mobile manoeuvres." Lưu trữ 2017-09-14 tại Wayback Machine Flight International, ngày 28 tháng 3 năm 2000.
  7. ^ "Poland studies Mi-24 upgrade possibility." Lưu trữ 2017-09-14 tại Wayback Machine Flight International, ngày 21 tháng 3 năm 2000.
  8. ^ Jaxa-Malakowski, Ryzsard. "SW-4 five-seater goes into series production." Lưu trữ 2017-09-15 tại Wayback Machine Flight International, ngày 1 tháng 10 năm 2002.
  9. ^ Hoyle, Craig. "PICTURE: Poland receives upgraded W-3PL 'Gluszec' helicopters." Lưu trữ 2017-09-14 tại Wayback Machine Flight International, ngày 14 tháng 2 năm 2011.
  10. ^ Glowacki, Bartosz. "Warsaw details plans for military helicopter buy." Lưu trữ 2017-09-14 tại Wayback Machine Flight International, ngày 4 tháng 1 năm 2012.
  11. ^ Sobie, Brendan. "Sokol work could go to Indonesia." Lưu trữ 2017-09-14 tại Wayback Machine Flight International, ngày 30 tháng 3 năm 2004.
  12. ^ Peruzzi, Luca. "FARNBOROUGH: Face the facts with AgustaWestland's Giuseppe Orsi." Lưu trữ 2017-09-15 tại Wayback Machine Flight International, ngày 20 tháng 7 năm 2010.
  13. ^ a b c d e "Swidnik wins Sokol successes." Lưu trữ 2017-09-14 tại Wayback Machine Flight International, ngày 13 tháng 9 năm 1995.
  14. ^ a b Simon 2004, p. 67.
  15. ^ Simon 2004, p. 85.
  16. ^ Ripley 2010, p. 417.
  17. ^ Glowacki, Bartosz. "Polish military continues expeditionary focus." Lưu trữ 2017-09-14 tại Wayback Machine Flight International, ngày 8 tháng 6 năm 2010.
  18. ^ Glowacki, Bartosz. "Poland disbands VIP transport unit." Lưu trữ 2017-09-15 tại Wayback Machine Flight International, ngày 4 tháng 1 năm 2012.
  19. ^ a b c Wersje W-3 Sokół. Lưu trữ 2013-03-14 tại Wayback Machine lotniczapolska.pl
  20. ^ a b c d e f g h i PZL W-3 Sokół production list. Lưu trữ 2014-04-17 tại Wayback Machine gdziewojsko.wordpress.com
  21. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2013.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  22. ^ Grzegorz Hołdanowicz: Raport WTO - 12/2006. Lưu trữ 2014-08-17 tại Wayback Machine Altair
  23. ^ Sokół W-3WA VIP po oblocie. Lưu trữ 2013-09-19 tại Wayback Machine Altair
  24. ^ “PZL-Swidnik to modernise Polish army W-3s”. ngày 17 tháng 4 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2013.
  25. ^ e-RAPORT MSPO 0/2007. Lưu trữ 2016-01-26 tại Wayback Machine Altair
  26. ^ W-3PL Lưu trữ 2013-07-25 tại Wayback Machine mon.gov.pl
  27. ^ PZL-Świdnik Signs Contracts For Five New Helicopters and 14 Helicopter Upgrades With The Polish Ministry of National Defence. Lưu trữ 2012-01-28 tại Wayback Machine pzl.swidnik.pl
  28. ^ Group, EOL. “PZL-Świdnik SA Starts Development of the W-3PL/N Naval Helicopte”. www.pzl.swidnik.pl. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2013.
  29. ^ a b c d e f g “World Air Forces 2018”. Flightglobal Insight. 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2018.
  30. ^ “CONAF ENAJENARÁ HELICOPTERO SW-3A SOKOL”. aviaciontotal.cl. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2013.
  31. ^ “Aviación ejecutiva llega a su madurez en FIDAE 2012”. gacetaeronautica.com. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2013.
  32. ^ e-RAPORT MSPO 1/2011. Lưu trữ 2013-05-27 tại Wayback Machine Altair
  33. ^ Policja, Polska. “Lotnictwo w Policji”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2013.
  34. ^ a b c d Sałata, Dariusz; Sałata, Krzysztof; Wrona, Andrzej (2004). “Użytkownicy śmigłowców W-3” [W-3 helicopter users]. Aeroplan (bằng tiếng Ba Lan). Agencja Lotnicza Altair (5-6/2004 (50/51)): 17–33. ISSN 1232-8839.
  35. ^ DefenceWeb, . (ngày 15 tháng 7 năm 2014). “Uganda Orders W-3A, A109 Helicopters”. DefenceWeb.Co.Za (DefenceWeb). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2014.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
  36. ^ Girke, Thomas. “Helicopter-DataBase - PZL W-3”. www.helicopter-database.de. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2017.
  37. ^ Jackson 2003, pp. 340–342.
  38. ^ W-3A technical data. Lưu trữ 2013-07-02 tại Wayback Machine pzl.swidnik.pl
  39. ^ Lednicer, David. “The Incomplete Guide to Airfoil Usage”. m-selig.ae.illinois.edu. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2019.
  • Jackson, Paul. Jane's All The World's Aircraft 2003–2004. Coulsdon, UK: Jane's Information Group. ISBN 0-7106-2537-5.
  • Ripley, Tim. Middle East Air Power in the 21st Century. Casemate Publishers, 2010. ISBN 1-8488-4099-3.
  • Simon, Jeffery. Poland and NATO: A Study in Civil-military Relations. Rowman & Littlefield, 2004. ISBN 0-7425-2994-0.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]