Bước tới nội dung

Nghệ thuật Ba Lan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sầu muộn (Melancholy, 1894), họa sĩ Jacek Malczewski

Trong bài viết này, nghệ thuật Ba Lan đề cập đến tất cả các mảng nghệ thuật thị giác tại quốc gia Ba Lan.

Stańchot (1862), họa sĩ Jan Matejko
Józef Czajkowsk tại Paris, 1925.

Thế kỷ XIX

[sửa | sửa mã nguồn]

Nghệ thuật Ba Lan phản ánh xu thế châu Âu nhưng vẫn mang những nét độc đáo riêng.

Trường phái vẽ tranh theo chủ nghĩa lịch sử tại Kraków do Jan Matejko phát triển, đã cho ra những bức vẽ hoành tráng về phong tục cũng như các sự kiện quan trọng trong dòng chảy lịch sử Ba Lan. Ông được coi là họa sĩ người Ba Lan nổi tiếng nhất, thậm chí được tôn lên là "họa sĩ dân tộc" Ba Lan.[1][2][3] Stanisław Witkiewicz là người ủng hộ nhiệt tình cho chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật Ba Lan, một trường phái do Jozef Chełmoński đứng đầu.

Phong trào Młoda Polska (tạm dịch: Ba Lan Trẻ) chứng kiến sự ra đời của nghệ thuật Ba Lan hiện đại. Các gương mặt tiêu biểu gồm Jacek Malczewski (tường phái Tượng trưng), Stanisław Wyspiański, Józef Mehoffer, và một nhóm họa sĩ dẫn đầu trường phái Ấn tượng.

Thế kỷ XX

[sửa | sửa mã nguồn]

Nghệ thuật của Tadeusz Makowski chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Lập thể. Các nghệ sĩ đương đại nổi bật gồm Roman Opałka, Wilhelm Sasnal, Leon Tarasewicz, Jerzy Nowosielski, Wojciech Siudmak, Mirosław Bałka, Katarzyna Kozyra và Zbigniew Wąsiel. Tamara de Lempicka là nghệ sĩ Ba Lan sáng tác ra bức tranh Art Deco. Các nhà điêu khắc Ba Lan nổi tiếng nhất thời bấy giời gồm Xawery Dunikowski, Katarzyna Kobro, Alina SzapocznikowMagdalena Abakanowicz. [cần dẫn nguồn] Từ những năm giữa chiến tranh, nghệ thuật và tranh ảnh tư liệu của Ba Lan đã được công nhận trên toàn thế giới.

Sau chiến tranh, một số cá nhân và tập thể tiêu biểu cho nghệ thuật Ba Lan gồm: nhóm hội họa Kapists (gồm Jan Cybis, Jan Szancenbach, Artur Nacht-Samborski, Hanna Rudzka-Cybisowa), Andrzej Wroblewski, nhóm hội họa Grupa Krakowska (Tadeusz Kantor, Maria Jarema, Jerzy Nowosielski), các cá nhân như Piotr Potworowski, Władysław Hasior, Ludwik Konarzewski, Jerzy Duda-Gracz, Zdzisław Beksiński.

Vào những năm 60, Trường phái tranh tuyên truyền Ba Lan được thành lập. Henryk TomaszewskiWaldemar Świerzy là người đứng đầu.[4]

Nghệ thuật đương đại từ năm 1989

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số gương mặt quan trọng nhất của nghệ thuật đương đại là Wilhelm Sasnal, Rafał Bujnowski, Józef Robakowski, Paweł Althamer, Artur Żmijewski, Mirosław Balka, Leszek Knaflewski, Robert Kuśmirowski, Zuzanna Janin, Krzysztof Wodiczko, Paulina Ołowska, Katarzyna Kozyra, Joanna Rajkowska và Gruppa Azorro.

Nhiều phòng trưng bày độc lập chủ yếu đặt tại Warsaw, Krakow và Poznań đóng một vai trò quan trọng. Ở nhiều thành phố, các bảo tàng nghệ thuật hiện đại đang được xây dựng, tập hợp không chỉ các bức tranh nghệ thuật trong nước mà cả ở trên trường quốc tế (Krakow, Wrocław, và Toruń). Tại Warsaw, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại quốc tế. Bảo tàng mở cửa cho công chúng tham quan kể từ năm 2013.

Bức tranh Công. Chân dung Zofia Borucińska do họa sĩ Kazimierz Stabrowski sáng tác năm 1908

Bộ sưu tập

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Jan Matejko: The Painter and Patriot Fostering Polish Nationalism”. Info-poland.buffalo.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2011.
  2. ^ “History's Impact on Polish Art”. Info-poland.buffalo.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2011.
  3. ^ William Fiddian Reddaway (1971). The Cambridge History of Poland. CUP Archive. tr. 547. GGKEY:2G7C1LPZ3RN.
  4. ^ Ministry of Foreign Affairs of Poland, 2002–2007, AN OVERVIEW OF POLISH CULTURE. Lưu trữ 2009-04-02 tại Wayback Machine Access date 13 Dec 2007.