Bước tới nội dung

Natri molybdat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Natri molybdat
Mẫu natri molybdat
Danh pháp IUPACNatri molybdat
Tên khácNatri tetroxomolybdat(VI)
Nhận dạng
Số CAS7631-95-0
PubChem4384450
Số EINECS231-551-7
Số RTECSQA5075000
Thuộc tính
Công thức phân tửNa2MoO4
Khối lượng mol205,9256 g/mol (khan)
241,95616 g/mol (2 nước)
Bề ngoàibột trắng
Khối lượng riêng3,78 g/cm³, rắn
Điểm nóng chảy 687 °C (960 K; 1.269 °F)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước84 g/100 ml (100°C)
Chiết suất (nD)1,714
Các nguy hiểm
MSDSExternal MSDS
Chỉ mục EUkhông có trong danh sách
NFPA 704

0
2
0
 
Điểm bắt lửakhông cháy
Các hợp chất liên quan
Anion khácNatri chromat
Natri tungstat
Cation khácAmoni molybdat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Natri molybdat, Na2MoO4, là nguồn cung cấp molybden.[1] Nó thường gặp dưới dạng hydrat hoá, Na2MoO4·2H2O.

Anion molybdat(VI) có dạng tứ diện. Hai cation natri liên kết với mỗi một anion.[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Natri molybdat được tổng hợp trước tiên bằng phương pháp hydrat hoá.[3] Một cách khác thuận tiện hơn được tiến hành bằng cách hoà tan MoO3 vào natri hydroxide ở 50–70 °C và làm kết tinh sản phẩm thu được.[2] Muối khan được tạo thành khi nung nóng lên nhiệt độ 100 °C.

MoO3 + 2NaOH → Na2MoO4·2H2O

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngành công nghiệp, nông nghiệp sử dụng 1 triệu pound mỗi năm để làm phân bón. Đặc biệt, việc sử dụng nó đang được đề xuất cho việc xử lý ở bông cải xanhsúp lơ ở các cánh đồng thiếu molybden.[4][5] Tuy nhiên, sự chăm bón phải được giới hạn vì một lượng nhỏ khoảng 0,3 ppm natri molybdat có thể gây ra hiện tượng thiếu hụt đồng ở động vật, đặc biệt là gia súc.[2]

Nó được dùng trong công nghiệp cho mục đích ức chế ăn mòn, vì nó là chất ức chế anot không oxi hoá.[2] Sự thêm vào natri molybdat làm giảm đáng kể nhu cầu nitrit của chất lưu bị ức chế với nitrit-amin, và cải thiện khả năng bảo vệ ăn mòn của dung dịch muối carboxylat.[6]

Phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi phản ứng với natri borohydride, molybden bị khử xuống các oxit hoá trị thấp hơn:[7]

Na2MoO4 + NaBH4 + 2H2O → NaBO2 + MoO2 + 2NaOH + 3H2

Natri molybdat phản ứng với các axit của đithiophotphat:[2]

Na2MoO4 + (RO)2PS2H (R = Me, Et) → [MoO2(S2P(OR)2)2]

trong đó phản ứng tiếp tạo ra [MoO3(S2P(OR)2)4].

Natri molybdat kỵ với kim loại kiềm, hầu hết các kim loại thông thường và các chất oxy hoá. Nó sẽ phát nổ khi tiếp xúc magnesi nóng chảy. Nó sẽ phản ứng mãnh liệt với các liên halogen (interhalogen) (ví dụ như brom pentafluoride, chlor trifluoride). Phản ứng của nó với natri, kali hay lithi nóng đều phát sáng.[8]

Enzym chứa molybden như là một đồng cấu tử:

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, Alan (1984). Chemistry of the Elements. Oxford: Pergamon Press. ISBN 978-0-08-022057-4.
  2. ^ a b c d e Braithwaite, E.R.; Haber, J. Molybdenum: An outline of its Chemistry and Uses. 1994. Elsevier Science B.V. Amsterdam, The Netherlands.
  3. ^ Spitsyn, Vikt. I.; Kuleshov, I. M. Zhurnal Obshchei Khimii 1951. 21. 1701-15.
  4. ^ Plant, W. (1950). “Use of Lime and Sodium Molybdate for the Control of 'Whiptail' in Broccoli”. Nature. 165 (4196): 533. doi:10.1038/165533b0.
  5. ^ Davies, E. B. (1945). “A Case of Molybdenum Deficiency in New Zealand”. Nature. 156 (3961): 392. doi:10.1038/156392b0.
  6. ^ Vukasovich, Mark S. Lubrication Engineering 1980. 36(12). 708-12.
  7. ^ Chi Fo Tsang and Arumugam Manthiram. Journal of Materials Chemistry 1997. 7(6). 1003–1006.
  8. ^ http://www.mallbaker.com/americas/msds/english/s4394_msds_us_default.pdf[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]