Bước tới nội dung

Molybdenit

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Molybdenit
Molybdenit tự hình trên thạch anh, mỏ Molly Hill, Quebec, Canada. Tinh thể lớn nhất có kích thước 15 mm
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật sulfide
Công thức hóa họcMoS2
Phân loại Strunz02.EA.30
Hệ tinh thểlục phương
Nhóm không gianTháp đôi sáu phương kép
Ký hiệu H-M: (6/m 2/m 2/m)
Nhóm không gian: P 63/mmc
Ô đơn vịa = 3.16 Å, c = 12.3 Å; Z=2
Nhận dạng
MàuĐen, xám bạc-chì
Dạng thường tinh thểMỏng, tinh thể dạng vảy sáu phương, khối, tấm và hạt nhỏ
Cát khaiHoàn toàn theo phương [0001]
Độ bềnvảy mỏng, không đàn hồi
Độ cứng Mohs1 - 1.5
ÁnhÁnh kim
Màu vết vạchXám xanh dương
Tính trong mờGần mờ đục, trong suốt ở dạng vảy mỏng
Tỷ trọng riêng4,73
Đa sắcRất mạnh
Tính nóng chảyKhông chảy (phân hủy ở 1.185 °C)
Các đặc điểm khácCó cảm giác nhờn và để lại vết trên ngón tay sau khi vuốt
Tham chiếu[1][2][3][4]

Molybdenit là một khoáng vật molybden disulfide, MoS2. Khoáng vật này có hình dạng tương tự như than chì, và có hiệu ứng bôi trơn do cấu trúc phân lớp của nó. Cấu trúc nguyên tử bao gồm các tấm nguyên tử molybden xen kẹp với các tấm nguyên tử lưu huỳnh. Các liên kết Mo-S là mạnh, nhưng tương tác giữa các nguyên tử lưu huỳnh ở đỉnh và đáy của ba lớp xen kẹp riêng biệt thì yếu làm cho chúng dễ trượt lên nhau như mặt phẳng cát khai.

Molybdenit kết tinh theo hệ lục phương thường gặp là các dạng đa hình 2H và cũng có kết tinh theo hệ ba phương như đa hình 3R.[1][2][5]

Cấu trúc tinh thể molybdenit

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]
Mẫu khoáng molybdenit ít nguyên chất hơn so với một tiêu bản tinh thể riêng biệt ở bên phải

Molybdenit có mặt trong các tích tụ quặng nhiệt dịch nhiệt độ cao. Các khoáng vật đi kèm gồm pyrit, chalcopyrit, thạch anh, anhydride, fluorit, và scheelit. Các mỏ quan trọng như ở Questa, New MexicoHendersonClimaxColorado. Molybdenit cũng có mặt trong các mỏ đồng ban tinhArizona, Utah, và México.

Nguyên tố rheni luôn có mặt trong molybdenit ở dạng thay thế cho molybden, thường có hàm lượng vài ppm nhưng có thể lên đến 1–2%. Hàm lượng rheni cao trong nhiều kiểu cấu trúc khác nhau có thể được phát hiện từ các kỹ thuật tán xạ tia X. Các quặng molybdenit là nguồn duy nhất cung cấp rheni. Việc đồng vị phóng xạ rheni-187 và các đồng vị con của osmi-187 cung cấp kỹ thuật định tuổi niên đại địa chất hữu ích.

Chất bán dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]

Các vảy molybdenit là một chất bán dẫnđộ rộng vùng cấm với khả năng linh động điện tử tốt và có thể được sử dụng để tạo ra các transitor điện thế thấp hoặc transitor nhỏ [6] có thể dễ hơn graphen.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Handbook of Mineralogy
  2. ^ a b Mindat.org
  3. ^ Webmineral data for Molybdenite
  4. ^ Dana's Manual of Mineralogy ISBN 0-471-03288-3
  5. ^ Molybdenite 3R on Mindat
  6. ^ “Molybdenite transistor is a first”. 8 tháng 2 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2012.