Michio Kaku
Michio Kaku 加來 道雄 | |
---|---|
Sinh | 24 tháng 1, 1947 San Jose, California, Hoa Kỳ |
Quốc tịch | Hoa Kỳ |
Trường lớp | Đại học Harvard (cử nhân, 1968) Đại học California, Berkeley (tiến sĩ, 1972) |
Nổi tiếng vì | Lý thuyết dây, khoa học đại chúng |
Sự nghiệp khoa học | |
Ngành | Vật lý lý thuyết |
Nơi công tác | Đại học thị lập New York Đại học New York Viện nghiên cứu cao cấp Princeton |
Người hướng dẫn luận án tiến sĩ | Stanley Mandelstam |
Michio Kaku (加來 道雄 (Gia Lai Đạo Hùng) Kaku Michio , sinh ngày 24 tháng 1 năm 1947) là một nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, là giáo sư về vật lý lý thuyết tại Đại học New York, đồng sáng lập của Lý thuyết dây,[1] và là một "người truyền thông cho khoa học" và là người đưa khoa học hướng tới đại chúng. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm viết về vật lý; Ông có mặt khá thường xuyên trên các chương trình truyền thanh, truyền hình, và phim ảnh; đồng thời ông cũng có nhiều bài viết trên trang blog của chính mình.
Tuổi thơ và học vấn
[sửa | sửa mã nguồn]Kaku sinh tại San Jose, California trong một gia đình di dân người Nhật. Ông nội của ông di cư tới Mỹ theo chương trình dọn dẹp hậu quả của trận động đất 1906 tại San Francisco. Bố mẹ ông đều sinh ra tại Mỹ và được gửi tới Trung tâm tái định cư chiến tranh Tule Lake, nơi họ đã gặp nhau và sinh hạ hai anh em ông sau này.
Tại trường trung học Ellwood P. Cubberley tại Palo Alto, Kaku đã thực hiện việc lắp ghép một Máy gia tốc hạt trong chính gara của bố mẹ mình để thực hiện một nghiên cứu khoa học.[2] Tại Hội chợ khoa học quốc gia ở Albuquerque, New Mexico, ông đã lôi cuốn được sự chú ý của nhà vật lý Edward Teller, người sau này trở thành người bảo hộ cho ông, trao tặng cho ông Học bổng Hertz Engineering. Kaku tốt nghiệp với bằng loại ưu tại đại học Harvard vào năm 1968 và là người giỏi nhất trong lớp. Ông gia nhập vào Phòng thí nghiệm bức xạ Berkeley thuộc đại học University of California, Berkeley và nhận bằng Tiến sĩ vào nănm 1972, cũng vào năm đó ông trở thành giảng viên của đại học Princeton.
Trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Kaku đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản cho quân đội Mỹ tại Fort Benning, Georgia và huấn luyện bộ binh nâng cao tại Fort Lewis, Washington.[3] Tuy nhiên, chiến tranh Việt Nam kết thúc trước khi ông trở thành một người lính.
Sự nghiệp khoa học
[sửa | sửa mã nguồn]Ông trở thành giáo sư thỉnh giảng tại Viện nghiên cứu cao cấp, Princeton,[4] và New York University.[5] Hiện tại ông đang giữ chức Henry Semat Chair và giáo sư vật lý lý thuyết tại City College of New York.[6]
Kaku có hơn 70 bài viết được xuất bản tại các tạp chí vật lý như Physical Review, những bài viết được đặt làm bìa như lý thuyết siêu dây, siêu trọng trường, siêu đối xứng, và vật lý hadron.[7] Năm 1974, cùng với giáo sư Keiji Kikkawa, Đại học Osaka, ông là đồng tác giả của Lý thuyết dây.[8][9]
Kaku là tác giả của nhiều đầu sách giáo khoa nói về lý thuyết dây và thuyết trường lượng tử.
Khoa học đại chúng
[sửa | sửa mã nguồn]Kaku được biết đến nhiều nhất với tư cách là người đưa khoa học đến với đại chúng.[10] Ông cho ra đời nhiều tác phẩm và xuất hiện trên nhiều chương trình truyền hình cũng như phim ảnh. Ông cũng đồng thời làm người thuyết minh của một chương trình phát thanh hàng tuần.
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Kaku là tác giả của nhiều tác phẩm viết về khoa học đại chúng.
- Physics of the Future (Vật lý của tương lai)
- Physics of the Impossible (Vật lý của những điều không thể)
- Hyperspace (Siêu không gian)
- Einstein's Cosmos (Vũ trụ của Einstein)
- Parallel Worlds (Các thế giới song song)
- Beyond Einstein (Xa hơn Einstein) (cùng với Jennifer Thompson)
- Visions: How Science Will Revolutionize the 21st Century (Tầm nhìn về cách Khoa học sẽ cách mạng hóa thế kỷ 21 như thế nào)[11]
Hyperspace (Siêu không gian) từng là một tác phẩm bán chạy và được bầu chọn là một trong những quyển sách khoa học đáng giá nhất bởi cả The New York Times[10] và The Washington Post. Parallel Worlds (Các thế giới song song) từng lọt vào vòng chung kết của giải thưởng Samuel Johnson cho đề tài phi tiểu thuyết tại Vương quốc Anh[12].
Chương trình truyền thanh
[sửa | sửa mã nguồn]Kaku là chủ tọa của một chương trình phát hàng tuần, diễn ra trong vòng 1 giờ Explorations (Khám phá), sản xuất bởi Pacifica Foundation's WBAI tại New York. "Explorations" cung cấp cho cộng đồng và các đài phát thanh độc lập, được phát sóng trước khi xuất hiện trên website của chương trình này. Kaku lập và diễn giải những chủ đề tổng quát như khoa học, chiến tranh, hòa bình và môi trường tự nhiên.
Tháng 4 năm 2006, Kaku bắt đầu phát sóng chương trình Science Fantastic trên 90 đài phát thanh thương mại, chương trình khoa học mang tính quốc gia duy nhất trên làn sóng thương mại tại Hoa Kỳ. Được cung cấp bởi Talk Radio Network và hiện giờ là 130 đài phát thanh và America's Talk trên XM. Chương trình này được sửa đổi lại thành một chương trình vấn đáp trực tiếp, tập trung vào "việc dự đoán tương lai," được ông giải thích giống như là tương lai của khoa học vậy.[cần dẫn nguồn] Các khách mời nổi bật bao gồm những người đoạt giải Nobel và những nhà nghiên cứu hàng đầu về lý thuyết dây, du hành thời gian, hố đen, liệu pháp gen, lão hóa, du hành không gian, trí thông minh nhân tạo, và SETI (tìm kiếm văn minh ngoài Trái Đất). Khi ông bận làm chương trình truyền hình, chương trình Science Fantastic bị gián đoạn, đôi khi là cả nhiều tháng. Kaku cũng là một khách mời khá thường xuyên trong nhiều chương trình phát thanh, về tất cả các lĩnh vực mà ông quan tâm, như "Coast to Coast AM", trong chương trình này, vào ngày 30 tháng 11 năm 2007, ông xác nhận lại lần nữa rằng ông tin rằng có 100% sự sống ngoài Trái Đất trong vũ trụ.[13]
Kaku cũng xuất hiện trên The Opie and Anthony Show một đôi lần, thảo luận về các hư cấu nổi tiếng như Back to The Future (Quay về tương lai), Lost (Đánh mất) và các lý thuyết đằng sau việc du hành thời gian mà các chương trình giải trí hư cấu đề cập tới.
Chương trình truyền hình và phim ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Kaku xuất hiện trong nhiều chương trình truyền hình và network khác nhau, bao gồm Good Morning America (Chào buổi sáng nước Mỹ), The Screen Savers (Trình bảo vệ màn hình), Larry King Live, 60 Minutes, Nightline, 20/20, Naked Science, CNN, ABC News, CBS News, NBC News, Al Jazeera English, Fox News Channel, The History Channel, Conan, The Science Channel, The Discovery Channel, TLC, Countdown with Keith Olbermann, The Colbert Report, The Art Bell Show and its successor, Coast To Coast AM, BBC World News America, The Opie & Anthony Show, The Covino & Rich Show, Head Rush, The Late Show with David Letterman, và Real Time with Bill Maher.
- We Are the Guinea Pigs (1980) (Chúng ta là những chú chuột lang)
- Borders (1989) (Các biên giới)
- Synthetic Pleasures (1995) (Niềm vui nhân tạo)
- Einstein Revealed (1996) (Tiết lộ về Einstein)
- Future Fantastic (1996)
- Stephen Hawking's Universe (1997) (Vũ trụ của Stephen Hawking)
- Bioperfection: Building a New Human Race (1998)
- Exodus Earth (1999) (Rời khỏi Trái Đất)
- Me & Isaac Newton (1999) (Tôi và Isaac Newton)
- Space: The Final Junkyard (1999) (Không gian: Bãi đồng nát cuối cùng)
- Big Questions (2001)
- Parallel Universes (2001)
- Horizon: "Time travel" (2003) (Du hành thời gian)
- Robo sapiens (2003) (Robo thông minh)
- Brilliant Minds: Secret Of The Cosmos (2003) (Bí ẩn của Vũ trụ)
- Nova: "The Elegant Universe" (2003) (Vũ trụ tao nhã)
- Hawking (2004)
- The Screen Savers (2004)
- Unscrewed with Martin Sargent (2004)
- Alien Planet (2005)
- ABC News "UFOs: Seeing Is Believing" (2005)
- HARDtalk Extra (2005)
- Last Days on Earth (2005)
- Obsessed & Scientific (2005)
- Horizon: "Einstein's Unfinished Symphony" (2005) (Bản giao hưởng dang dở của Einstein)
- Prophets of Science Fiction (2006)
- Time (2006)
- 2057 (2007)
- The Universe (2007)
- Futurecar (2007)
- Attack of the Show! (2007)
- Visions of the Future (2008)
- Horizon: "The President's Guide to Science" (2008)
- Stephen Hawking: Người thầy của Vũ trụ (2008)
- Horizon: "Ai sợ Lỗ Đen" (2009–2010)
- Sci Fi Science: Physics of the Impossible (2009–2010)(Vật lý của những điều không thể)
- Horizon: "What Happened Before the Big Bang?" (2010)(Điều gì xảy ra trước Big Bang)
- GameTrailers TV With Geoff Keighley: "Khoa học của trò chơi" (2010)
- How The Universe Works: "Vũ Trụ hoạt động như thế nào" (2010)
- Through the Wormhole (2011)
- Horizon: "Điều gì xảy ra trước Big Bang?" (2011)
Năm 1999, Kaku là một trong những nhà khoa học được nhắc đến trong bộ phim dài tập Tôi và Isaac Newton, được đạo diễn bởi Michael Apted. Được chiếu ở nhà hát tại Mỹ, và sau đó phát sóng lên chương trình truyền hình quốc gia, đã giành nhiều giải thưởng lớn.[cần dẫn nguồn]
Năm 2005, Kaku xuất hiện trong một bộ phim tài liệu ngắn Obsessed & Scientific(ám ảnh và khoa học). Bộ phim nói về khả năng du hành thời gian và những người mơ về điều này. Nó được chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Montreal và một bộ phim truyện nhựa được mở rộng ra trong các cuộc nói chuyện về sau. Kaku cũng xuất hiện trong một bộ phim tài liệu của đài ABC: UFOs: Seeing Is Believing(Cái thấy và cái tin vào), trong đó ông đề xuất rằng ông tin vào một điều khó tin là những người ngoài hành tinh đã thật sự từng viếng thăm Trái Đất, chúng ta phải phá bỏ nghi ngờ để tin vào sự tồn tại của các nên văn minh đi trước chúng ta 1 triệu năm về công nghệ, nơi mà toàn bộ con đường mới của vật lý được khai thông. Ông cũng đề cập đến khả năng du hành giữa các vì sao và cuộc sống của người ngoài hành tinh trong chương trình Alien Planet của kênh Discovery Channel với tư cách là một trong những diễn giả đồng chủ tọa chương trình, và thuyết Tương đối của Einstein trên kênh History Channel.
Tháng 2 năm 2006, Kaku làm người dẫn chương trình cho bộ phim tài liệu 4 phần của đài BBC Thời gian, nói về việc khám phá những đặc tính bí ẩn của thời gian. Phần một đề cập về thời gian của mỗi cá nhân, và cách mà chúng ta nhận thức và đo lường được nó. Phần hai đề cập tới cách "ăn gian" thời gian, khám phá về khả năng kéo dài sự sống của các cơ quan sống. Thời gian địa chất được nói đến trong phần ba nói về tuổi của Trái Đất và Mặt Trời. Phần bốn nói về thời gian vũ trụ, sự khởi đầu của thời gian và các sự kiện xảy ra tại thời điểm của Big Bang.
Ngày 28 tháng 1 năm 2007, Kaku chỉ đạo sản xuất seri phim "2057" trên kênh Discovery Channel. Đây là chương trình có thời lượng 3 giờ thảo luận về sự biến đổi của y tế, thành thị, và năng lượng có thể xảy ra trong vòng 50 năm tới.
Năm 2008, Kaku chỉ đạo sản xuất bộ phim tài liệu kéo dài 3 giờ của đài BBC-TV Visions of the Future (tầm nhìn của tương lai), bàn về tương lai của máy tính, y dược, và vật lý lượng tử. Ông cũng xuất hiện trong nhiều tập của seri phim "Vũ trụ" của kênh History Channel. Ngày 1/12/2009, ông bắt đầu chỉ đạo sản xuất một seri phim hàng tuần dài 12 tập cho kênh Science Channel vào 10 giờ tối với tự đềSci Fi Science: Physics of the Impossible(Vật lý của những điều không thể), dựa trên quyển sách bán chạy nhất của ông. Mỗi tập kéo dài 30 phút thảo luận về nền tảng khoa học đằng sau các cảnh tượng không thực, như du hành thời gian, vũ trụ song song, du hành vũ trụ với vận tốc nhanh hơn vận tốc ánh sáng, du thuyền không gian, light saber (vũ khí ánh sáng), các trường lực, teleportation (vận chuyển không thiết bị mang vác), vô hình, các sao chết, và thậm chí nói đến cả các siêu cường và đĩa bay.
Ngày 11 tháng 10 năm 2010, Michio Kaku xuất hiện trên chương trình "Điều gì xảy ra trước Big Bang" trên đài BBC (cùng với Laura Mersini-Houghton, Andrei Linde, Roger Penrose, Lee Smolin, Neil Turok và các nhà vũ trụ học cũng như nhà vật lý tên tuổi khác), trong chương trình này ông đã đề xuất lý thuyết mới của ông rằng vũ trụ được tạo ra từ hư không (không gì cả).[14]
Đời tư
[sửa | sửa mã nguồn]Kaku lập gia đình với Shizue Kaku và có hai con gái.[15]
Thư mục sách
[sửa | sửa mã nguồn]- Kaku, Michio; Trainer, Jennifer biên tập (1982). Nuclear Power: Both Sides. New York: Norton. ISBN 0393016315.
- Kaku, Michio (1987). To Win a Nuclear War: The Pentagon's Secret War Plans. Daniel Axelrod. Boston: South End Press. ISBN 0896083217.
- Kaku, Michio (1993). Quantum Field Theory: A Modern Introduction. New York: Oxford University Press. ISBN 0195076524.
- Kaku, Michio (1994). Hyperspace: A Scientific Odyssey Through Parallel Universes, Time Warps, and the Tenth Dimension. Oxford: Oxford University Press. ISBN 0192861891.
- Kaku, Michio (1995). Beyond Einstein: Superstrings and the Quest for the Final Theory. Jennifer Trainer Thompson. Oxford: Oxford University Press. ISBN 0192861964.
- Kaku, Michio (1999). Introduction to Superstrings and M-Theory. New York: Springer. ISBN 0387985891.
- Kaku, Michio (1999). Strings, Conformal Fields, and M-Theory. New York: Springer. ISBN 0387988920.
- Kaku, Michio (1999). Visions: How Science Will Revolutionize the 21st century and Beyond. New York: Oxford University Press. ISBN 0192880187.
- Kaku, Michio (2004). Einstein's Cosmos: How Albert Einstein's Vision Transformed Our Understanding of Space and Time. London: Weidenfeld & Nicolson. ISBN 0297847554.
- Kaku, Michio (2004). Parallel Worlds: The Science of Alternative Universes and Our Future in the Cosmos. London: Allen Lane. ISBN 0713997281.
- Kaku, Michio (2008). "M-Theory: The Mother of All Superstrings" in Riffing on Strings: Creative Writing Inspired by String Theory. New York: Scriblerus. ISBN 9780980211405.
- Kaku, Michio (2008). Physics of the Impossible. New York: Doubleday. ISBN 9780385520690.
- Kaku, Michio (2011). Physics of the Future: How Science will Shape Human Destiny and our Daily Lives by the Year 2100. New York: Doubleday. LCCN 2010026569.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ About Michio Kaku
- ^ Kaku, Michio. “Physics of the Impossible”. pp 11. Doubleday. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2011.
- ^ Kaku, Michio (1994). Hyperspace: a scientific odyssey through parallel universes, time warps, and the tenth dimension. Oxford University Press US. tr. 146. ISBN 0195085140.
- ^ “Previous People”. Institute for Advanced Study. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2011.
- ^ Long Hua & Michio Kaku (1994). “Non-polynomial closed string field theory”. Thesis (Ph.D.). New York University: 107 p. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2011.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ “Physics Department”. The City College of New York. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2011.
- ^ “List of research papers in American Physical Society Journals”.
- ^ Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).
- ^ Kaku, Michio (1974). Michio Kaku and K. Kikkawa. “Field theory of relativistic strings. II. Loops and Pomerons”. Phys. Rev. D. 1110. 10 (6): 1823–1843. Bibcode:1974PhRvD..10.1823K. doi:10.1103/PhysRevD.10.1823.
- ^ a b “Notable books of 1994”. The New York Times. ngày 4 tháng 12 năm 1994. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Amazon.com: Visions: How Science Will Revolutionize the 21st Century (9780385484992): Michio Kaku: Books”. amazon.com. 2011 [cập nhật gần nhất]. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|year=
(trợ giúp) - ^ Kaku, Michio. “Samuel Johnson Prize for Non Fiction 2005 - Longlist”. Parallel Worlds. BBC. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2011.
- ^ Michio Kaku (ngày 30 tháng 11 năm 2007). “Universe, Energy & SETI” (Phỏng vấn). Phỏng vấn viên Art Bell. Bản gốc (Audio) lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ
|program=
(trợ giúp); Chú thích có tham số trống không rõ:|callsign=
(trợ giúp) - ^ “www.bbc.co.uk/programmes/b00vdkmj”.
- ^ Physics of the Future: How Science Will Shape Human Destiny and Our Daily Lives by the Year 2100. Michio Kaku. Knopf Doubleday Publishing Group, 2011
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Website chính thức
- Getting Physical: Dr. Michio Kaku Explains Einstein's Genius Lưu trữ 2012-08-23 tại Wayback Machine
- Russia Takes Aim at Asteroids, op-ed on asteroid defense, Wall St. Journal, Jan.ngày 1 tháng 5 năm 2010
- The Skeptics' Guide To The Universe interview
- Michio Kaku trên IMDb
- Michio Kaku Lưu trữ 2012-04-21 tại Wayback Machine on National Public Radio
- About Michio Kaku