Bước tới nội dung

Malyutka (lớp tàu ngầm)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khái quát lớp tàu
Bên khai thác  Hải quân Liên Xô
Thời gian phục vụ 1933
Thời gian hoạt động 1933
Hoàn thành 111
Bị mất 33
Đặc điểm khái quát
Trọng tải choán nước
  • VI: 158 tấn khi nổi, 198 tấn khi lặn
  • VI-bis: 161 tấn khi nổi, 201 tấn khi lặn
  • XII: 206 tấn khi nổi, 256 tấn khi lặn
  • XV: 281 tấn khi nổi, 351 tấn khi lặn
  • Chiều dài
  • VI đến XII: 37,50 m
  • XV: 50,0 m
  • Sườn ngang
  • VI và VI-bis: 3,1 m
  • XII: 3,3 m
  • XV: 4,9 m
  • Mớn nước
  • VI và VI-bis: 2,6 m
  • XII: 2,9 m
  • XV: 3,6 m
  • Tốc độ
  • VI và VI-bis: 13,1 knot (24 km/h) khi nổi; 7.4 knot (14 km/h) khi lặn
  • XII: 14,1 knots (26 km/h) khi nổi; 8,2 knots (15 km/h) khi lặn
  • XV: 15 knot (28 km/h) khi nổi; 10 knot (19 km/h) khi lặn
  • Thủy thủ đoàn tối đa
  • VI đến XII: 16-19 hoa tiêu và thủy thủ
  • XV: 32 hoa tiêu và thủy thủ
  • Vũ khí
  • VI đến XII: 2 ống phóng ngư lôi 53,3 cm phía trước
  • XV: 4 ống phóng ngư lôi 53,3 cm (2 phía trước, 2 phía sau)
  • Tất cả các mẫu: 1 pháo tự động 45 mm
  • Tàu ngầm lớp Malyutka còn biết đến như tàu ngầm lớp M (Tiếng Nga: Малютка; Nhóc tì) là lớp tàu ngầm nhỏ có một lớp vỏ tàu, đôi khi có thêm một lớp vỏ mỏng nữa được đóng bởi Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai. Loại tàu ngầm này được đóng với tiêu chí chúng có thể dễ dàng vận chuyển bằng đường sắt. Việc đóng tàu được thực hiện tại nhiều nơi, phần thân giữa được đóng tại xưởng đóng tàu Gorky trên sông Volga sau đó chúng được chở bằng tàu hỏa đến Leningrad để lắp ráp và hàn lại. Đây là lần đầu tiên công nghệ hàn được Liên Xô sử dụng để đóng tàu ngầm.

    Lớp tàu ngầm này có 4 dòng là: VI, VI-bis, XII và XV. Số lượng đóng VI và VI-bis gần như bằng nhau. Dòng XII thực tế là loại đã được phát triển lại để có tính chiến thuật cao hơn. Những dòng đầu tiên sử dụng động cơ diesel và một mô tơ điện. Dòng XV cũng được phát triển thành hai dòng riêng biệt và có các cải tiến như bộ phận dằn tàu ở vỏ tàu cùng hai trục chân vịt. Loại tàu này thường được sử dụng bởi hạm đội biển Đenhạm đội biển Baltic. Cho dù chúng được thiết kế khá tốt nhưng lại thu được kết quả khá ít và bị đánh chìm với số lượng khá lớn là 33 chiếc vào những năm từ 1941 đến 1945. Năm 1945 khoảng 111 chiếc Malyutka đã được hoàn thành với 30 chiếc dòng XV được hoàn tất trong khoảng 1945 đến 1947. Hai chiếc cũ nhất của lớp Malyutka (S-52 và S-53) và hai chiếc thuộc lớp Shchuka (S-52 and S-53) (S-121 và S-123) đã được giao cho hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc vào tháng 6 năm 1954 và đã trở thành nền tảng của đội tàu ngầm Trung Quốc. Các tàu ngầm của hai lớp Malyutka và Shchuka sau đó được bán cho Trung Quốc, hai chiếc lớp Malyutka là M-278 và M-279 vài năm sau đó. Các tàu ngầm lớp Malyutka được đặc tên Trung Quốc trong khi hai chiếc lớp Shchuka thì không (do chúng không hẳn là được chuyển giao hoàn toàn cho phía Trung Quốc mà giống như cho mượn). Bốn chiếc lớp Malyutka được Trung Quốc mua được đưa vào đội vệ binh quốc gia với tên mới là Số 21, 22, 23 và 24.

    Các dòng

    [sửa | sửa mã nguồn]

    Dòng VI

    30 chiếc được đóng khoảng năm 1932 đến 1934.

    Dòng VI-bis

    19 chiếc được đóng khoảng năm 1934 đến 1936. Với chiều dài 37,5 m và thể tích chiếm chỗ 202 tấn khi lặn (161 tấn khi nổi). Việc chế tạo chúng chia ra 4 giai đoạn.

    Dòng XII

    45 chiếc được đóng khoảng năm 1936 đến 1941. Với chiều dài 44,5 m và thể tích chiếm chỗ 258 tấn khi lặn (206 tấn khi nổi). Việc chế tạo chúng chia ra 6 giai đoạn.

    Dòng XV

    4 chiếc được đóng trong chiến tranh thế giới thứ hai và 50 chiếc khác đóng sau đó. Với chiều dài 53 m và thể tích chiếm chỗ 420 tấn khi lặn (350 tấn khi nổi). Việc chế tạo chúng chia ra 7 giai đoạn.

    Tham khảo

    [sửa | sửa mã nguồn]
    • Erminio Bagnasco, Submarines of World War II, Cassell & Co, London. 1977 ISBN 1-85409-532-3