Bước tới nội dung

Ma làng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ma làng
Thể loạiNông thôn
Lịch sử
Định dạngPhim truyền hình
Dựa trêntiểu thuyết cùng tên của Trịnh Thanh Phong
Kịch bảnPhạm Ngọc Tiến
Đạo diễnNSND Nguyễn Hữu Phần
Hoàng Lâm
Diễn viênNSND Bùi Bài Bình
NSƯT Kim Oanh
NSND Trung Hiếu
Phùng Cường
Dịu Hương
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữtiếng Việt
Số tập19
Sản xuất
Địa điểmLương Sơn, Hòa Bình
Thời lượng52 phút/tập (không bao gồm quảng cáo)
Đơn vị sản xuấtTrung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV1
Phát sóng8 tháng 10 năm 2007 – 1 tháng 11 năm 2007
Thông tin khác
Chương trình trướcCảnh sát hình sự: Đột kích
Chương trình sauLuật đời
Chương trình liên quanLàng ma - 10 năm sau

Ma làng là nhan đề một bộ phim truyền hình do Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam chế tác, với NSND Nguyễn Hữu Phần và Hoàng Lâm đồng đạo diễn.[1] Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Trịnh Thanh Phong.[1] Phim phát sóng vào lúc 21h00 và phát lại lúc 01h40 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần bắt đầu từ ngày 8 tháng 10 năm 2007 và kết thúc vào ngày 1 tháng 11 năm 2007 trên kênh VTV1.[2][3]

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Ma làng xoay quanh câu chuyện của một vùng quê nghèo miền Bắc những năm 1980, qua đó phản ánh một giai đoạn khó khăn và biến động của xã hội khi cơ chế bao cấp trở nên lạc hậu, sự suy thoái đạo đức của tầng lớp cán bộ địa phương vì lợi ích cho cá nhân, dòng họ...[4]

Kĩ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn xuất

[sửa | sửa mã nguồn]
  • NSND Bùi Bài Bình trong vai Phạm Thế Tòng[5]
  • NSƯT Kim Oanh trong vai [5]
  • NSND Trung Hiếu trong vai Lã Văn Dỏ phần 2[5]
  • Phùng Hoàng Cường trong vai Phạm Văn Ất[5]
  • Lê Dịu Hương trong vai Mưa[6]
  • Trần Anh Tuấn trong vai Tâm
  • Phạm Ngọc Quỳnh trong vai Nghiệp
  • Thúy An trong vai Phạm Thị Lở
  • NSƯT Đỗ Bạch Diện trong vai Phạm Văn Hò
  • NSƯT Lý Thanh Kha trong vai Cụ Tĩnh
  • Phạm Tuấn Quang trong vai Thành
  • Bùi Bá Thiện trong vai Bùi Văn Tố - môi giới đầu tư
  • Nguyễn Thanh Tú trong vai Hồng Nhung - vợ ông Thiếu
  • Ngọc Hoa trong vai Xuân Bẹo
  • Nguyễn Anh Tuấn trong vai Phạm Văn Nợi
  • Thiên Anh trong vai Phạm Văn Hẹn
  • Việt Dương trong vai Lã Văn Đơm
  • Thu Hằng trong vai Lập
  • Hồng Sơn trong vai Lã Văn Dỏ phần 1

Cùng một số diễn viên khác...

Nhạc đề

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc chủ đề là bài "Ma làng" do Nguyễn Hữu Phần viết lời, Quang Hưng phổ nhạc và ban Hồn Tre thể hiện, với tiếng đàn môi của nghệ sĩ Đức Minh.[7][8]

Nhạc kết thũc là bài Đêm Cuối Cùng Của Mùa Đông qua giọng ca Minh Chuyên. Bài hát từng được đài truyền hình kỹ thuật số VTC bình chọn là nhạc chuông ấn tượng nhất năm 2008 qua số lượt khách hàng tải về.

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi đạo diễn Nguyễn Hữu Phần tình cờ đọc được cuốn tiểu thuyết Ma làng của tác giả Trịnh Thanh Phong, ông đã quyết định chuyển thể cuốn tiểu thuyết thành 700 trang kịch bản nhan đề Đêm cuối cùng của mùa đông. Bối cảnh ban đầu được chọn là Tuyên QuangHà Giang, nhưng gặp phải sự phản đối của địa phương nên đạo diễn đã chọn xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, Hòa BìnhNho Quan, Ninh Bình. Đoàn làm phim gồm 30 người được bố trí ở lại căn nhà bỏ hoang của công ty khai thác đá.[8][9] Những người dân địa phương tại đây đã hỗ trợ đoàn phim rất tích cực trong suốt quá trình quay phim.[8]

So với tiểu thuyết, bối cảnh phim lùi về hơn chục năm khi chưa có phong trào khoán hộ. Ở tiểu thuyết, nhân vật Nghiệp không mấy sắc sảo, tuổi đời lớn hơn Tâm gần một giáp. Còn trong phim, nhân vật Ất không phải trưởng thôn mà chỉ là học sinh cấp ba, tuổi đời cũng được nâng lên (theo truyện, anh ta nhỏ hơn Mưa sáu tuổi). Mọi biến động trong làng Lộc xã Lâm Giang (tục gọi Bâm Dương) vốn dĩ đều do âm mưu thao túng của ông Phạm Văn Tòng đã được các nhà làm phim san bớt cho một số nhân vật khác. Như trào lưu "xem vi déo" do ông làm ra để thu tiền làng xóm thì được đổi sang Ất. Bối cảnh truyện là thời điểm 1986 khi chính sách khoán hộ đã đi vào cuộc sống và Nghiệp đã ra bến Gáy sau khi thoát án tù, nhưng ở phim thì các xung đột và biến cố được cắt gọn hơn. Phần cuối tiểu thuyết sau này được chuyển thể thành phần hai nhan đề Làng ma 10 năm sau, có hư cấu thêm nhiều tình tiết.

  • Nợi lợn nòi: So với tiểu thuyết, tính cách Nợi bớt hoang dại hơn. Đặc biệt sau biến cố cái chết của bà Lâm Nghiệp, Nợi bỏ tổ bảo nông để gia nhập cộng đồng khai hoang.
  • Mưa: Theo truyện, một thiếu nữ có trình độ văn hóa cao nhất xã, đến với Ất vì tình yêu trong sáng, nhưng cả hai đứt gánh sau một tháng mặn nồng. Sau này Mưa mở hàng xén ở ngã ba sông mà trở nên cự phú của cả huyện. Còn phim mô tả cô là thiếu nữ ngây thơ cả tin, nhờ sự chăm lo của vợ chồng anh Tâm và chị Ló mà nên cơ nghiệp.
  • Lã Văn Dỏ: Nhân vật gần nhất với nguyên tác. Tuy nhiên Dỏ trong phim đỡ thụ động cam chịu hơn. Pha trộm tình của Nợi với chị Dỏ đã khắc sâu mối thù của Dỏ với họ Phạm, nhưng đoạn này được chiết khỏi kịch bản.
  • Ló: Tuổi của Ló được nâng lên cao hơn Mưa. Số phận cô là sự phối hợp nhân vật cái Ló, cô Cún và chị Cồi. Nhà làm phim cũng bổ sung nhân vật Hẹn con ông Hò để nối dần lại quan hệ giữa Ló và họ Phạm.
  • Phạm Văn Ất: Ất ở trong phim được gia thêm tình tiết để sinh động hơn. Còn ở truyện, anh ta chỉ nổi bật từ sau cái chết của ông Tòng. Ất lấy cô Duyên Sứt sinh được mụn con gái và rất hạnh phúc, nhưng trong phim, họ nửa đường gãy gánh.

Ngoài ra, nhân vật Lập nguyên tác là nam giới nhưng được đổi là một phụ nữ muộn chồng. Bà Lâm Nghiệp vốn chỉ xuất hiện qua vài dòng kể qua loa của nhân vật Dỏ nhưng được tái tạo cho sắc nét nhiều đất diễn hơn. Bà Cả Bẹo bán thịt lợn nghĩa vụ ở ngã ba vụng đá Gáy dưới gốc si già được sửa thành mụ Bẹo buôn rượu chui. Mối quan hệ giữa Bẹo và Nợi vốn dĩ được hoán chuyển từ những vụ trộm tình của Nợi quanh làng.

Ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Dư luận

[sửa | sửa mã nguồn]

Ma làng được xem là một trong những tác phẩm kinh điển nói về đề tài nông thôn trước thời kì đổi mới của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần.[1] Bộ phim thành công thu hút khán giả nhờ dàn diễn viên có thực lực và kịch bản độc đáo.[1] Dù vậy, đoạn kết phim vẫn bị đánh giá là "gượng ép" và "khuôn mẫu" theo hướng "ác giả ác bảo" giống đồng thoại xưa.[3] Vào năm 2011, Nguyễn Hữu Phần đã được xét tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt III trong lĩnh vực điện ảnh với hai bộ phim Đất và ngườiMa làng.[10]

Năm Giải thưởng Hạng mục (Người) đề cử Kết quả Tham khảo
2007 Giải Cánh diều Phim truyện truyền hình Cánh diều bạc [11]
Đạo diễn xuất sắc NSND Nguyễn Hữu Phần Đoạt giải [12]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Đông Du (12 tháng 10 năm 2020). “Dàn sao phim "Ma làng" sau 13 năm: Người bạc mệnh, người ly hôn”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Hoàng Lê (9 tháng 10 năm 2007). “Ma làng - bức tranh quê trước thời đổi mới”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ a b Kim Ửng (2 tháng 11 năm 2007). “Kết thúc phim "Ma làng" đơn giản, gượng ép”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ Mai Vy (30 tháng 10 năm 2007). "Ma làng" - một bộ phim truyền hình đáng xem”. Dân trí. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ a b c d Tam Kỳ (21 tháng 6 năm 2019). “Dàn diễn viên chính phim 'Ma làng' ngày ấy - bây giờ”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ Hà Hương (15 tháng 10 năm 2008). "60 phút bạn và tôi" cùng MC trẻ Dịu Hương”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ TUANPHONG, Thi Thi (26 tháng 11 năm 2008). “Nhạc sĩ Quang Hưng: Âm nhạc dân tộc cho tôi cảm hứng”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ a b c ANHTHU (6 tháng 11 năm 2007). “Nguyễn Hữu Phần kể chuyện "Ma làng". Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2022.
  9. ^ “Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần: Sẽ có Ma làng 2 nếu...”. Công an nhân dân. 3 tháng 11 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2022.
  10. ^ “Chỉ 2 phim truyền hình được xét tặng giải thưởng Nhà nước”. Báo Bình Dương. VietNamNet. 16 tháng 7 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ Mai Xuân Nghiên (11 tháng 3 năm 2008). “Cánh diều vàng 2007: Nhàn nhạt và cào bằng”. Nông nghiệp Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021.
  12. ^ Minh Nhật (9 tháng 3 năm 2008). “Trao giải Cánh diều vàng 2007: Mất mùa vàng”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021.

Trang ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
VTV1: Phim truyền hình
21:00 thứ Hai đến thứ Sáu (8/10 - 01/11/2007)
Chương trình trước Ma làng
(8/10 - 01/11/2007)
Chương trình kế tiếp
Cảnh sát hình sự: Đột kích
(20/09 - 5/10/2007)
Luật đời
(2/11 - 10/12/2007)