Bước tới nội dung

Lev Schnirelmann

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lev G. Schnirelmann
L.G. Schnirelmann trong 1925
(từ bộ sưu tầm của A. O. Gelfond)
Sinh(1905-01-02)2 tháng 1 năm 1905
Gomel, Đế chế Nga
Mất24 tháng 9 năm 1938(1938-09-24) (33 tuổi)
Nga, RSFSR, Liên Xô
Quốc tịchNga
Trường lớpĐại học quốc gia Moskva
Nổi tiếng vìPhạm trù Lusternik–Schnirelmann
Mật độ Schnirelmann
Hằng số Schnirelmann
Định lý Schnirelmann
Sự nghiệp khoa học
NgànhToán học
Nơi công tácHọc viện toán học Steklov
Người hướng dẫn luận án tiến sĩNikolai Luzin

Lev Genrikhovich Schnirelmann (hay Shnirelman, Shnirel'man; Лев Ге́нрихович Шнирельма́н; Sinh ngày 2 tháng 1 năm 1905 – Mất ngày 24 tháng 9 năm 1938) là nhà toán học Liên Xô làm việc trên lý thuyết số, tôpôhình học vi phân.

Công việc

[sửa | sửa mã nguồn]

Schnirelmann có cố gắng trong chứng minh giả thuyết Goldbach. Trong 1930, sử dụng sàng Brun, ông chứng minh rằng bất cứ số tự nhiên lớn hơn 1 có thể viết thành tổng của không quá C số nguyên tố, trong đó C là hằng số có thể tính hiệu quả.[1][2]

Công việc khác của ông bao gồm làm việc chung với Lazar Lyusternik. Họ cùng nhau phát triển phạm trù Lusternik–Schnirelmann, dựa trên công trình trước đó của Henri Poincaré, George David Birkhoff, và Marston Morse. Lý thuyết đưa ra bất biến cục bộ của các không gian, dẫn tới các tiến bộ trong hình học vi phântôpô. Họ cũng chứng minh thành công định lý ba đường trắc địa rằng đa tạp Riemann tương đương tôpô với mặt cầu có ít nhất ba đường trắc địa đóng.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Schnirelmann tốt nghiệp từ đại học quốc gia Moskva trong 1925 rồi làm việc tại học viện toán học Steklov từ 1934 đến 1938. Cố vấn của ông là Nikolai Luzin.

Schnirelmann tự tử tại Moscow vào ngày 24 tháng 9 năm 1938 với lý do chưa rõ. Theo hồi ký của Lev Pontryagin năm 1998 thì, Schnirelmann chết vì ngộ độc khí do bị trầm cảm bởi không còn có thể làm việc với mức độ như xưa.[3][4] Mặt khác, theo phỏng vấn Eugene Dynkin đưa trong 1988, Schnirelman tự tử sau khi NKVD cố gắng tuyển ông làm người cung cấp thông tin.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Schnirelmann, L.G. (1930). "On the additive properties of numbers", first published in Proceedings of the Don Polytechnic Institute in Novocherkassk (tiếng Nga), vol XIV (1930), pp. 3–27, and reprinted in Uspekhi Matematicheskikh Nauk (tiếng Nga), 1939, no. 6, 9–25.
  2. ^ Schnirelmann, L.G. (1933). First published as "Über additive Eigenschaften von Zahlen" in Mathematische Annalen (in German), vol 107 (1933), 649-690, and reprinted as "On the additive properties of numbers" in Uspekhi Matematicheskikh Nauk (tiếng Nga), 1940, no. 7, 7–46.
  3. ^ “Л.С.Понтрягин. Жизнеописание”.
  4. ^ O'Connor, John J.; Robertson, Edmund F., “Lev Schnirelmann”, Bộ lưu trữ lịch sử toán học MacTutor, Đại học St. Andrews
  5. ^ “The Eugene B. Dynkin Collection of Mathematics Interviews: Akiva M. Yaglom” (PDF). dynkincollection.library.cornell.edu. Cornell University Library. 2 tháng 12 năm 1988. Truy cập 11 Tháng tư năm 2020.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]