Bước tới nội dung

Laomedon

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Laomedon
Vua của Troia
Thành viên của Hoàng gia thành Troia
Heracles chuẩn bị giết Laomedon, bình terra sigillata từ Nam Gaul, khoảng cuối thế kỷ I–đầu thế kỷ II sau Công nguyên
Tiền nhiệmIlus II
Kế nhiệmPriam
Nơi ngự trịTroia
Thông tin cá nhân
Cha mẹIlus II và Eurydice (hoặc Leucippe hoặc Batea)
Anh chị emThemiste (hoặc Themis), Telecleia, TithonusGanymede
Phối ngẫu(1) Placia or Strymo (hoặc Rhoeo) hoặc Zeuxippe hoặc Leucippe
(2) Calybe
Con cái(1) Tithonus, Priam, Lampus, Hicetaon, Clytius, Hesione, Cilla, Astyoche, Proclia, Aethilla, MedesicasteClytodora
(2) Bucolion

Trong thần thoại Hy Lạp, Laomedon (/lˈɒmɪdɒn/; tiếng Hy Lạp cổ: Λαομέδων có nghĩa là "người cai trị nhân dân") là vua của thành Troia, con trai của Ilus và do đó là cháu trai của GanymedeAssaracus.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Mẹ của Laomedon được xác định là Eurydice[1], Leucippe hoặc Batea. Do đó, có thể Themisthe[1], Telecleia[2] và thậm chí cả Tithonus là anh chị em ruột của ông.

Laomedon cũng là cha của Priam, Lampus, Hicetaon, Clytius, Hesione, Cilla, Astyoche,[3] Proclia,[4] Aethilla,[5] Medesicaste[6]Clytodora.[7] Tithonus cũng được hầu hết các nguồn cho là con trai cả của Laomedon, và hầu hết các nguồn đều loại bỏ Ganymede khỏi danh sách những người con của Laomedon, nhưng thay vào đó cho rằng Ganymede là chú của Laomedon. Những người vợ có thể có của Laomedon là Placia, Strymo (hoặc Rhoeo), Zeuxippe [8] hoặc Leucippe;[9] Ông cũng có một người con trai với tiên nữ CalybeBucolion, như được Homer kể lại trong Iliad.[10]

Bảng so sánh về gia đình của Laomedon
Mối quan hệ Tên Nguồn
Alcman Homer Sch. on Hellanicus Sch. on Diodorus Dionysius Conon Apollodorus Sch. on Dictys Hyginus Tzeztes
Hom. Ili. Eur. Hec. Ap. Bib.
Cha mẹ Ilus
Ilus và Eurydice
Ilus và Leucippe
Ilus và Batia
Anh chị em Telecleia
Themiste
Tithonus
Vợ Zeuxippe
Strymo
Placia
Leucippe
Rhoeo
Calybe
Con cái Tithonus
Priam hay là Podarces
Clytius
Hicetaon
Lampus
Thymoetes
Aethilla
Clytodora
Hesione
Cilla
Astyoche
Proclia
Medesicaste
Bucolion

Thần thoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự phẫn nộ của các vị thần

[sửa | sửa mã nguồn]

Vua Laomedon yêu cầu thần PoseidonApollo xây dựng cho mình bức tường thành khổng lồ xung quanh thành, ông hứa sẽ trả ơn cho họ. Nhưng khi họ làm xong, Laomedon đã không thực hiện theo lời hứa của mình. Để trừng phạt, trước khi chiến tranh thành Troia diễn ra, Apollo đã giáng một dịch bệnh xuống thành Troia, còn Poseidon thì thả một con thuỷ quái xuống thành Troia, bắt cóc đi những người dân vùng đồng bằng.

Các nhà tiên tri nói rằng để thoát khỏi sự trừng phạt này, Laomedon phải hiến tế con gái Hesione của mình cho thuỷ quái ăn thịt. Nhưng tình cờ, người anh hùng Heracles sau khi chiến đấu với quân Amazon đã tới thành Troia và nhìn thấy công chúa bị hiến tế. Người anh hùng hứa sẽ cứu công chúa nếu như Laomedon đồng ý tặng cho anh những con ngựa cái mà thần Zeus đã trao cho Laomedon để bù việc bắt Ganymede lên đỉnh Olympus phục vụ các vị thần. Sau khi Laomedon chấp thuận, Heracles cùng với OiclesTelamon đã giết con thuỷ quái, cứu được Hesione. Nhưng Laomedon một lần nữa lại không thực hiện lời hứa. Heracles tức giận đe doạ sẽ gây chiến với thành Troia rồi ra khơi trở về.

Đám cưới của TelamonHesione hoặc cuộc chia tay của Hesione với người em trai Priam trước sự chú ý của Heracles và Telamon ở bên phải, chi tiết bức bích họa từ bức tranh tường ba lớp của Nhà Octavius Quartio tại Pompeii.

Cuộc giao chiến với Heracles

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đó, Heracles đã tập hợp một đội quân lên đường đến thành Ilium với mười tám chiếc thuyền, mỗi chiếc có năm mươi mái chèo. Tới thành Ilium, anh giao lại việc canh giữ thuyền cho Oicles rồi cùng những người còn lại lên đường tấn công thành Ilium. Laomedon hành quân chống lại các thuyền chiến và tiêu diệt được Oicles. Nhưng rồi quân của ông bị Heracles đẩy lùi và bao vây. Sau khi bị bao vây, Telamon là người đầu tiên chọc thủng bức tường và tiến vào thành, sau đó là Heracles. Khi con trai của thần Zeus chiếm được thành, anh đã bắn hạ Laomedon cùng những người con trai của ông, chỉ trừ Podarces. Heracles đã gả công chúa Hesione cho Telamon như để thưởng công (sau này Telamon có với Hesione một người con trai tên là Teucer[11]), đồng thời còn cho phép Hesione thả ra một người đã bị bắt. Khi Hesione chọn Podarces, Heracles nói rằng em trai cô trước tiên phải làm nô lệ và sau đó được cô chuộc lại. Vì vậy, khi hoàng tử bị bán, Hesione đã lấy chiếc khăn che mặt bằng vàng trên đầu cô và đưa nó làm tiền chuộc; do đó Podarces sau này được gọi là Priam (t��� "priamai" có nghĩa là "chuộc lại").

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Apollodorus, 3.12.2
  2. ^ Scholia on Euripides, Hecuba 3
  3. ^ Apollodorus, 3.12.3
  4. ^ Apollodorus, Epitome 3.23 & 24
  5. ^ Conon, Narrations 13
  6. ^ Tzetzes on Lycophron, 921
  7. ^ Apollodorus and Hyginus p. 63; Dionysius of Halicarnassus, Antiquitates Romanae 1.62.2
  8. ^ Scholiast on Homer, Iliad 3.250 as cited in Alcman, fr. 105: "[Son of Laomedon] : Priam’s mother as we are told by Porphyrius in his book On the Names omitted by Homer, was according to the lyric poet Alcman Zeuxippè, but according to Hellanicus Strymo."
  9. ^ Apollodorus and Hyginus p. 63
  10. ^ Homer, Iliad 6.22
  11. ^ Apollodorus và Hyginus trang 38–39

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Tước hiệu
Tiền nhiệm
Ilus
Vua của thành Troia Kế nhiệm
Priam