Kawaii metal
Kawaii metal | |
---|---|
Từ nguyên | Kawaii |
Tên khác |
|
Nguồn gốc từ loại nhạc | |
Nguồn gốc văn hóa | Đầu thập niên 2010, Nhật Bản |
Chủ đề liên quan | |
Kawaii metal (còn được gọi là idol metal,[1] cute metal, J-pop metal hoặc kawaiicore[2]) là một thể loại nhạc pha trộn các yếu tố của heavy metal và J-pop ra đời tiên phong ở Nhật Bản vào đầu thập niên 2010. Thể loại này kết hợp cả ảnh hưởng của phương Đông và phương Tây, hấp dẫn cả hai nền văn hóa.[3] Một sáng tác kawaii metal điển hình kết hợp phần hòa tấu trong nhiều loại nhạc heavy metal khác nhau với giai điệu J-pop và tính thẩm mỹ thần tượng Nhật Bản. Các đề tài ca từ của kawaii metal thường chứa các chủ đề kawaii (dễ thương, đáng yêu, giống trẻ con), làm chúng thân thiện hơn nhiều so với các chủ đề của những dòng heavy metal khác.[4]
Nhóm nhạc nữ Nhật Bản Babymetal thường được xem là những người sáng tạo và thành công của dòng kawaii metal. Ngoài Babymetal, các nghệ sĩ kawaii metal như Ladybaby đã thu hút được sự chú ý của giới truyền thông cũng như chú ý nhỏ về mặt thương mại nhờ biểu diễn các bài hát thuộc thể loại này.
Lịch sử và đặc điểm
[sửa | sửa mã nguồn]Nhóm nhạc thần tượng heavy metal Nhật Bản Babymetal được xem là nhóm khai sinh ra thể loại kawaii metal.[5][6] Khái niệm kawaii metal bắt đầu bằng Kobayashi “Kobametal” Key, nhà sản xuất của Babymetal. Trong một cuộc phỏng vấn do Billboard thực hiện, Kobayashi giải thích rằng anh "chỉ đang cố làm điều gì đó mà chưa ai từng nghe thấy trước đây".[7] Kawaii metal trở nên nổi tiếng trên thị trường quốc tế vào năm 2014, khi nhóm Babymetal tải một MV bài hát lên Youtube có tên "Gimme Chocolate!!". Tính đến tháng 4 năm 2021, MV đã nhận được hơn 140 triệu lượt xem.[8] Angelica Wallingford của City Times cho rằng album đầu tay cùng tên của Babymetal là tác phẩm tiên phong trong thể loại nhạc kawaii metal. Wallingford còn định nghĩa thể loại và album là "sự kết hợp của nhiều dòng nhạc khác nhau gồm pop, rock, heavy metal, dance điện tử, industrial và symphonic death metal".[9] Một cây viết khách mời tại The Independent tin rằng thể loại này là một sản phẩm bắt nguồn từ J-pop và nhiều dòng extreme metal khác, cụ thể là "speed metal, power metal, black metal và industrial metal".[10] Trong khi thảo luận về Babymetal, Rob Nash của The Sydney Morning Herald cho rằng thể loại này bao gồm "giai điệu pop ngọt ngào trên nền thrash metal", Nash cũng tin rằng bài hát "Awadama Fever" của nhóm là ví dụ tiêu biểu cho thể loại này, cho rằng bài hát chứa "những tấm guitar giận dữ và các breakbeat nhanh không kịp nhảy, đồng thời các cô bé [Babymetal] rít lên về 'cơn sốt bong bóng' và kẹo cao su".[11] Ban nhạc còn hát về cảm giác ra sao khi đến buổi hòa nhạc đầu tiên của bạn, khái niệm về "phụ nữ lý tưởng" và sô-cô-la, những chủ đề mà các nhà phê bình phê phán là khác xa so với các phong cách đề tài điển hình mà hầu hết các ban nhạc metal sử dụng.[12] Babymetal vẫn cực kỳ thịnh hành. Trên thực tế, vào năm 2019, Babymetal trở thành nghệ sĩ châu Á đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng Top Rock Albums của Billboard, với album phòng thu thứ ba của họ là Metal Galaxy.[13] Murray Stassen trong Music Week nhận xét rằng "Không còn nghi ngờ gì nữa, Babymetal là một hiện tượng âm nhạc đa thể loại thực sự" và rằng bất chấp mâu thuẫn giữa metal và J-pop dường như chẳng có nghĩa lý gì trên giấy tờ, "[Babymetal] đã chứng minh rằng điều ấy có thể tồn tại và hiệu quả, còn việc kháng lại hiện tượng Babymetal là vô ích."[14]
Trong thảo luận về Ladybeard và Ladybaby, Jake Cleland của The Sydney Morning Herald định nghĩa thể loại này là "nhạc pop ngọt lịm pha với tiếng growl của heavy metal".[15] Alex Weiss của tạp chí Paper thì định nghĩa dòng nhạc này này là "hard rock với những đoạn hook của nhạc pop ngọt ngào có đường". Weiss còn sử dụng các bài hát của Babymetal là "Karate" và "Road of Resistance" làm ví dụ để giải thích quan điểm ca từ khác nhau giữa kawaii metal và các dòng metal khác, cho rằng những bài hát kawaii metal "mang lại một góc nhìn thường bị thiếu trong phần lời siêu nam tính, gây hấn thường xuất hiện trong hầu hết các bản hit của thể loại [metal]".[16] Felix Clay của Cracked.com cũng tin rằng thể loại này mang ít lời ca gây hấn hơn, với lý do dòng nhạc này có lời ca về "các đề tài nhạc pop như mèo con, sôcôla và niềm vui".[1]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Clay, Felix (27 tháng 5 năm 2016). “7 Strange Aspects Of Japan's Pop Idol Metal Music Scene”. Cracked.com. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2016.
- ^ Ohanesian, Liz (15 tháng 10 năm 2015). “Meet Ladybaby, Japan's Kawaiicore (and Pro-Wrestling) Answer to Andrew WK”. Noisey. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2016.
- ^ Kennedy, Lewis F. (2020). Multilingual Metal Music : Sociocultural, Linguistic and Literary Perspectives on Heavy Metal Lyrics. United Kingdom: Emerald Publishing Limited. ISBN 9781839099502. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2021.
- ^ Lebra, Takie Sugiyama (2004). The Japanese Self in Cultural Logic. Hawaii: University of Hawaii Press. tr. 86. ISBN 0-8248-2840-2. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2021.
- ^ Ewens, Hannah (15 tháng 7 năm 2014). “Nothing Personal: Babymetal Don't Like Answering Questions”. Noisey. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2016.
- ^ Cleek, Taylor (17 tháng 7 năm 2015). “The Unpredictable Rise of Kawaiicore”. Beyond the Stage. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2016.
- ^ Rosenthal, Jeff (2014). “Babymetal: Gaga's Kooky Find” (24). Billboard.
- ^ Kennedy, Lewis F (2020). Multilingual Metal Music : Sociocultural, Linguistic and Literary Perspectives on Heavy Metal Lyrics. United Kingdom: Emerald Publishing Limited. ISBN 9781839099502. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2021.
- ^ Wallingford, Angelica (27 tháng 3 năm 2014). “'Kawaii' metal goes viral”. City Times. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2016.
- ^ “Album Review: Babymetal's "Metal Resistance" is a Japanese metal mutant”. The Independent. 21 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2016.
- ^ Nash, Rob (11 tháng 6 năm 2016). “Babymetal: Japan's heavy metal girl-band sensation”. The Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2016.
- ^ Melody, Goh (18 tháng 4 năm 2014). “Kawaii! Babymetal, teenage girls with a love for metal music”. The Star. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2014.
Alex, Hudson (10 tháng 7 năm 2014). “Did Babymetal invent 'cute metal' and what is it?”. BBC News. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2014.
St. Michel, Patrick. “Babymetal: "Babymetal"”. The Japan Times. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2014. - ^ Rolli, Bryan. “Babymetal Becomes First Asian Act To Top Billboard's Top Rock Albums Chart”. Forbes. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2021.
- ^ Stassen, Murray. “Music Periodicals Database”. Music Week.
- ^ Cleland, Jake (11 tháng 7 năm 2015). “From Ladybeard to Ladybaby: the pro wrestling heavy metal singer taking Japan by storm”. The Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2016.
- ^ Weiss, Alex (13 tháng 7 năm 2016). “MEET THE JAPANESE GIRL GROUP GIVING METAL A KAWAII MAKEOVER”. Paper. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2016.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Tadano, John, and Yu, Yu. OSS! BABYMETAL on the way (English Edition) – liệt kê trên Amazon
- Babymetal: Metal Galaxy review – kawaii metal originators deliver clashy opus – bài báo
- Babymetal – website chính thức
- The Rise and Rise of Kawaii Metal – bài viết web
- The Unpredictable Rise of Kawaiicore – bài viết tạp chí
- Fruit Pochette – website chính thức