Kali hydride
Kali hydride | |
---|---|
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
ChemSpider | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | KH |
Khối lượng mol | 40,1062 g/mol |
Bề ngoài | Tinh thể không màu |
Khối lượng riêng | 1,43 g/cm³[1] |
Điểm nóng chảy | Phân hủy ở ≈ 400 ℃[2] == |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | phản ứng |
Độ hòa tan | Không hòa tan trong benzene, đietyl ete, CS2 |
Cấu trúc | |
Cấu trúc tinh thể | Lập phương, cF8 |
Nhóm không gian | Fm3m, No. 225 |
Nhiệt hóa học | |
Enthalpy hình thành ΔfH | -57,82 kJ/mol |
Nhiệt dung | 37,91 J/(mol.K) |
Các nguy hiểm | |
NFPA 704 |
|
Các hợp chất liên quan | |
Cation khác | Lithi hydride Natri hydride Rubidi hydride Caesi hydride |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Kali hydride, công thức hóa học KH, là một hợp chất vô cơ của kali và hydro. Nó là một hydride kim loại kiềm. Kali hydride là một chất rắn màu trắng, mặc dù các sản phẩm thương mại có màu xám. Một hợp chất có tính kiềm mạnh, nó rất hữu ích trong tổng hợp hữu cơ, và cũng là một hợp chất phản ứng nguy hiểm. Vì lý do này, nó được bán thương mại dưới dạng bùn (~ 35%) hòa tan trong dầu khoáng hoặc ở dạng sáp parafin để thuận tiện khi vận chuyển.[3]
Sản xuất
[sửa | sửa mã nguồn]Kali hydride được sản xuất bằng phản ứng hóa hợp trực tiếp giữa kali và hydro:
- 2K + H2 → 2KH
Phản ứng này do Humphry Davy khám phá ra ngay sau khi ông khám phá ra kali năm 1807, với việc ông nhận ra kim loại mới này sẽ bốc hơi trong một luồng khí hydro khi nung nóng ở nhiệt độ dưới nhiệt độ sôi của nó.[4]:p.25
Kali hydride hòa tan trong các hydroxide khan (chẳng hạn như natri hydroxide nóng chảy) và hỗn hợp muối hóa học, nhưng không tan trong các dung môi hữu cơ.[5]
Phản ứng
[sửa | sửa mã nguồn]KH phản ứng với nước theo phản ứng sau:
- KH + H2O → KOH + H2
Kali hydride là một siêu base còn mạnh hơn cả natri hydride. Nó được sử dụng để deproton hóa các hợp chất carbonyl nhất định để tạo ra các enolates. Nó cũng deproton hóa các amin để tạo ra các amit tương ứng của loại KNHR và KNR2.[6]
An toàn
[sửa | sửa mã nguồn]KH là chất gây cháy trong không khí, phản ứng dữ dội với các axit và nổ khi tiếp xúc với chất oxy hóa và một số loại khí khác. Khi được giữ trong dầu khoáng, KH ít gây cháy hơn.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Robert E. Gawley, Xiaojie Zhang, Qunzhao Wang, "Potassium Hydride" Encyclopedia of Reagents for Organic Synthesis 2007 John Wiley & Sons. doi:10.1002/047084289X.rp223.pub2.
- ^ David Arthur Johnson; Open University (ngày 12 tháng 8 năm 2002). Metals and chemical change. Royal Society of Chemistry. tr. 167–. ISBN 978-0-85404-665-2. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2011.
- ^ Potassium Hydride in Paraffin: A Useful Base for Organic Synthesis Douglass F. Taber and Christopher G. Nelson J. Org. Chem.; 2006; 71(23) pp. 8973–8974 doi:10.1021/jo061420v
- ^ Humphry Davy (1808), The Bakerian Lecture on some new phenomena of chemical changes produced by electricity, particularly the decomposition of fixed alkalies, and the exhibition of the new substances which constitute their bases; and on the general nature of alkaline bodies. Philosophical Transactions of the Royal Society, volume 88, pages 1–44. In The Development of Chemistry, 1789–1914: Selected essays, edited by D. Knight, pp. 17–47.
- ^ Pradyot Patnaik (ngày 1 tháng 7 năm 2007). A Comprehensive Guide to the Hazardous Properties of Chemical Substances. John Wiley and Sons. tr. 631–. ISBN 978-0-470-13494-8. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2011.
- ^ Charles A. Brown, Prabhakav K. Jadhav (1925). “(−)-α-Pinene by Isomerization of (−)-β-Pinene”. Organic Syntheses. 65: 224.; Collective Volume, 8, tr. 553