Bước tới nội dung

Hà Bắc (tỉnh cũ)

Hà Bắc
Tỉnh
Tỉnh Hà Bắc
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông HồngĐông Bắc Bộ
Tỉnh lỵThị xã Bắc Giang
Phân chia hành chính2 thị xã, 14 huyện
Thành lập27 tháng 10 năm 1962[1]
Giải thể31 tháng 12 năm 1996[2]
Địa lý
Tọa độ: 21°16′30″B 106°12′07″Đ / 21,275101°B 106,201876°Đ / 21.275101; 106.201876
Diện tích4.614,6 km²
Dân số (1996)
Tổng cộng2.363.254 người
Mật độ512 người/km²

Hà Bắc là một tỉnh cũ ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Hà Bắc (1962-1996) là vùng trung tâm và chiếm phần lớn diện tích của vùng Kinh Bắc xưa, có vị trí địa lý:

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Hà Bắc được thành lập ngày 27 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Bắc NinhBắc Giang[1]. Khi hợp nhất, tỉnh Hà Bắc ban đầu gồm 2 thị xã: thị xã Bắc Giang (tỉnh lỵ), thị xã Bắc Ninh và 16 huyện: Gia Lương, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Quế Dương, Sơn Động, Tân Yên, Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn, Việt Yên, Võ Giàng, Yên Dũng, Yên Phong, Yên Thế.

Năm 1962, hợp nhất 2 huyện Quế DươngVõ Giàng thành huyện Quế Võ.

Ngày 14 tháng 4 năm 1963, hợp nhất 2 huyện Tiên DuTừ Sơn thành huyện Tiên Sơn.

Diện tích 4.614,95 km². Dân số 2.260.893 người (1993).

Hà Bắc là một tỉnh có vị trí địa chiến lược vô cùng quan trọng trên tuyến quốc lộ 18A và 1A. Hai tỉnh Hà Bắc và Bắc Thái được mệnh danh là cửa ngõ của thủ đô trong 2 cuộc chiến tranh chống PhápMỹ. Sân bay Kép ở huyện Lạng Giang đóng vai trò quan trọng trên tuyến phòng thủ biên giới phía Bắc.

Hà Bắc là vùng trung tâm và chiếm phần lớn diện tích của vùng Kinh Bắc xưa, là cái nôi của những làn điệu dân ca quan họ mượt mà, đằm thắm.

Đến năm 1996, tỉnh Hà Bắc có diện tích 4.614,6 km², dân số 2.363.254 người, gồm 2 thị xã: thị xã Bắc Giang (là tỉnh lị), thị xã Bắc Ninh và 14 huyện: Gia Lương, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Quế Võ, Sơn Động, Tân Yên, Thuận Thành, Tiên Sơn, Việt Yên, Yên Dũng, Yên Phong, Yên Thế.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX ra Nghị quyết chia tỉnh Hà Bắc để tái lập tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh[2]:

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Nghị quyết về việc hợp nhất thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An, hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang do Quốc hội ban hành”.
  2. ^ a b “Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành”.