Bước tới nội dung

Dascyllus reticulatus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dascyllus reticulatus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Ovalentaria
Họ (familia)Pomacentridae
Chi (genus)Dascyllus
Loài (species)D. reticulatus
Danh pháp hai phần
Dascyllus reticulatus
(Richardson, 1846)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Heliases reticulatus Richardson, 1846
  • Dascyllus xanthosoma Bleeker, 1851
  • Pomacentrus unifasciatus Kner, 1868

Dascyllus reticulatus, một số tài liệu tiếng Việt gọi là cá thia đồng tiền viền bên,[1] là một loài cá biển thuộc chi Dascyllus trong họ Cá thia. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1846.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh reticulatus trong tiếng Latinh mang nghĩa là "có dạng lưới", hàm ý đề cập đến các đường viền của vảy cá tạo thành kiểu hình mắt lưới trên thân của chúng.[2]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]
D. reticulatus

D. reticulatus được phân bố tập trung ở Đông Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Từ quần đảo Cocos (Keeling), phạm vi của loài cá này trải dài về phía đông, băng qua vùng biển các nước Đông Nam Á đến quần đảo Samoaquần đảo Line (không được tìm thấy ở quần đảo Hawaiiquần đảo Société), ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản, giới hạn phía nam đến Úc (bao gồm bãi cạn Rowley, rạn san hô Great Barrierđảo Lord Howe).[3]

Tại Việt Nam, D. reticulatus được ghi nhận tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi);[4] cù lao Chàm (Quảng Nam);[5] vịnh Nha Trangvịnh Vân Phong (Khánh Hòa);[6] bờ biển Ninh Thuận;[7] cù lao Câu và một số đảo đá ngoài khơi Bình Thuận;[8] đảo Phú Quốcquần đảo An Thới (Kiên Giang);[9] Côn Đảo;[10] cũng như tại quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa.[11]

D. reticulatus sống trên các rạn san hô viền bờ và trong đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 50 m, được tìm thấy gần các cụm san hô nhánh (đặc biệt là san hô Pocillopora eydouxi).[3]

Một đàn D. reticulatus

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở D. reticulatus là 9 cm.[3] D. reticulatus có màu vàng nâu nhạt hoặc gần như trắng với một dải sọc đen ở sau đầu và băng qua gốc vây ngực. Dải sọc thứ hai mờ hơn từ vây lưng sau băng xuống thân sau. Môi trên có sọc viền màu xanh lam.[12] Dải đen dọc theo nửa trên của phần gai vây lưng (nửa dưới cùng màu với thân), vây lưng mềm gần như trong suốt hoặc phớt xanh (phía trước có vạch đen). Vây hậu môn tương tự vây lưng mềm. Vây bụng có màu đen. Vây ngực và vây đuôi trong suốt.[13][14]

Số gai ở vây lưng: 12; Số tia vây ở vây lưng: 14–16; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 12–14; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số tia vây ở vây ngực: 19–21; Số vảy đường bên: 20; Số lược mang: 24–29.[12]

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]
Một nhóm D. reticulatus trên cụm san hô nhánh

Thức ăn của D. reticulatus có thể là các loài động vật phù du. Chúng thường sống tập trung thành đàn. Cá đực có tập tính bảo vệ và chăm sóc trứng; trứng có độ dính và bám vào nền tổ. Cá đực chuẩn bị tổ bằng cách dùng miệng làm sạch một bề mặt đá hoặc san hô, nơi cá cái sẽ đẻ trứng lên.[3] Một cá thể lai tạp giao giữa D. reticulatusDascyllus aruanus đã được phát hiện tại rạn san hô Great Barrier.[15][16]

Sự ấm lên của đại dương có thể tác động tích cực đến sự phát triển của cá bột, nhưng lại mang ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng kiếm ăn, tăng trưởng và sinh sản của cá trưởng thành.[17][18] Ở những loài cá thia, nếu nhiệt độ đại dương tăng lên, hoạt động trao đổi chất và khả năng bơi của chúng sẽ giảm đi đáng kể, bao gồm cả D. reticulatus.[19] Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy rằng, tốc độ bơi tự nhiên của D. reticulatus lại tăng nhanh nếu nhiệt độ nước tăng trong phạm vi dưới ngưỡng tối ưu (24–29 °C) mà D. reticulatus thích nghi được (khoảng 22–31 °C).[20]

Phân loại học

[sửa | sửa mã nguồn]

D. reticulatus tạo thành một nhóm phức hợp loài cùng với Dascyllus flavicaudus, Dascyllus carneusDascyllus marginatus. Phức hợp Dascyllus trimaculatus được tách ra từ phức hợp reticulatus vào khoảng 3,9 triệu năm trước (Thế Pleistocen).[21]

Tình trạng phân loại học của D. reticulatus khá là phức tạp. McCafferty và cộng sự (2002) nhận thấy rằng, quần thể D. reticulatus được chia thành hai dòng khác nhau và tách biệt về mặt địa lý, dòng phía bắc phạm vi có quan hệ cận ngành với D. flavicaudus, còn dòng thứ hai hợp thành nhóm chị em với D. carneus. McCafferty và cộng sự không tìm thấy bất kỳ sự khác biệt nào trong trình tự DNA ty thể (mtDNA) để phân biệt giữa D. flavicaudus và dòng D. reticulatus phía bắc. Nếu chúng được xếp vào nhóm loài đồng nghĩa với nhau, cái tên Dascyllus reticulatus sẽ được ưu tiên hơn Dascyllus flavicaudus. Ngược lại, dòng D. reticulatus phía nam, chị em với D. carneus, sẽ cần một danh pháp mới nếu dòng này được xem là một loài hợp lệ, và Dascyllus xanthosoma là danh pháp sẵn có cho dòng D. reticulatus này.[22][23]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Capuli, Estelita Emily; Jansalin, Jeremiah Glenn (biên tập). Dascyllus reticulatus (Richardson, 1846)”. FishBase. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  2. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Series Ovalentaria (Incertae sedis): Family Pomacentridae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2022.[liên kết hỏng]
  3. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Dascyllus reticulatus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  4. ^ Nguyễn Văn Long (2016). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tuyển tập Nghiên Cứu Biển. 22: 111–125.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Nguyễn Văn Long; Mai Xuân Đạt (2020). “Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” (PDF). Vietnam Journal of Marine Science and Technology. 20 (1): 105–120. doi:10.15625/1859-3097/13553. ISSN 1859-3097.
  6. ^ Nguyễn Văn Long (2009). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T9. 3: 38–66.
  7. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
  8. ^ Mai Xuân Đạt (2019). “Cá rạn san hô trong các bãi ngầm và đảo đá ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Bình Thuận”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 19 (4A): 259–271. doi:10.15625/1859-3097/19/4A/14590. ISSN 1859-3097.[liên kết hỏng]
  9. ^ Nguyễn Hữu Phụng; Nguyễn Văn Long (1996). “Một số kết quả nghiên cứu cá rạn san hô ở An Thới (Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang)” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu biển. 7: 84–93.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  10. ^ Trần Ngọc Cường biên tập (2013). “Thông Tin Về Đất Ngập Nước Ramsar (RIS) – Côn Đảo” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2022. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  11. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2002). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  12. ^ a b John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1998). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 268. ISBN 978-0824818951.
  13. ^ Randall, Helen A.; Allen, Gerald R. (1977). “A revision of the damselfish genus Dascyllus (Pomacentridae) with the description of a new species” (PDF). Records of the Australian Museum. 31 (9): 349–385. doi:10.3853/j.0067-1975.31.1977.217. ISSN 0067-1975.[liên kết hỏng]
  14. ^ Dascyllus reticulatus Pomacentridae”. Reef Life Survey. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2022.
  15. ^ Johansen, J. L.; He, S.; Frank, G.; Pappas, M. K.; Berumen, M. L.; Hoey, A. S. (2017). “Hybridization between damselfishes Dascyllus aruanus and D. reticulatus on the Great Barrier Reef”. Coral Reefs. 36 (3): 717–717. doi:10.1007/s00338-017-1563-z. ISSN 1432-0975.
  16. ^ He, Song; Johansen, Jacob L.; Hoey, Andrew S.; Pappas, Melissa K.; Berumen, Michael L. (2019). “Molecular confirmation of hybridization between Dascyllus reticulatus × Dascyllus aruanus from the Great Barrier Reef”. Marine Biodiversity. 49 (1): 395–404. doi:10.1007/s12526-017-0819-8. ISSN 1867-1624.
  17. ^ Munday, Philip L.; Jones, Geoffrey P.; Pratchett, Morgan S.; Williams, Ashley J. (2008). “Climate change and the future for coral reef fishes”. Fish and Fisheries. 9 (3): 261–285. doi:10.1111/j.1467-2979.2008.00281.x. ISSN 1467-2979.
  18. ^ Nilsson, Göran E.; Östlund-Nilsson, Sara; Munday, Philip L. (2010). “Effects of elevated temperature on coral reef fishes: Loss of hypoxia tolerance and inability to acclimate”. Comparative Biochemistry and Physiology Part A: Molecular & Integrative Physiology. 156 (4): 389–393. doi:10.1016/j.cbpa.2010.03.009. ISSN 1095-6433. PMID 20233610.
  19. ^ Johansen, J. L.; Jones, G. P. (2011). “Increasing ocean temperature reduces the metabolic performance and swimming ability of coral reef damselfishes” (PDF). Global Change Biology. 17 (9): 2971–2979. doi:10.1111/j.1365-2486.2011.02436.x. ISSN 1365-2486.
  20. ^ Beyan, Cigdem; Boom, Bastian J.; Liefhebber, Jolanda M. P.; Shao, Kwang-Tsao; Fisher, Robert B. (2015). “Natural swimming speed of Dascyllus reticulatus increases with water temperature”. ICES Journal of Marine Science. 72 (8): 2506–2511. doi:10.1093/icesjms/fsv104. ISSN 1054-3139.
  21. ^ Leray, Matthieu; Beldade, Ricardo; Holbrook, Sally J.; Schmitt, Russell J.; Planes, Serge; Bernardi, Giacomo (2010). “Allopatric Divergence and Speciation in Coral Reef Fish: The Three-Spot Dascyllus, Dascyllus trimaculatus, Species Complex”. Evolution. 64 (5): 1218–1230. doi:10.1111/j.1558-5646.2009.00917.x. ISSN 1558-5646. PMID 20002167.
  22. ^ McCafferty, S.; Bermingham, E.; Quenouille, B.; Planes, S.; Hoelzer, G.; Asoh, K. (2002). “Historical biogeography and molecular systematics of the Indo-Pacific genus Dascyllus (Teleostei: Pomacentridae)” (PDF). Molecular Ecology. 11 (8): 1377–1392. doi:10.1046/j.1365-294X.2002.01533.x. ISSN 1365-294X.
  23. ^ Tang, Kevin L.; Stiassny, Melanie L. J.; Mayden, Richard L.; DeSalle, Robert (2021). “Systematics of Damselfishes”. Ichthyology & Herpetology. 109 (1): 258–318. doi:10.1643/i2020105. ISSN 2766-1512.