Chuyến bay 653 của Malaysian Airline System
Không tặc | |
---|---|
Ngày | 4 tháng 12, 1977 |
Mô tả tai nạn | Không tặc |
Địa điểm | Tanjung Kupang, Johor, Malaysia 1°23′19″B 103°31′53″Đ / 1,3887°B 103,5314°Đ |
Máy bay | |
Dạng máy bay | Boeing 737-2H6 |
Hãng hàng không | Malaysian Airline System |
Số đăng ký | 9M-MBD |
Xuất phát | Sân bay quốc tế Penang |
Chặng dừng cuối | Sân bay Sultan Abdul Aziz Shah |
Điểm đến | Sân bay quốc tế Singapore (Paya Lebar) |
Hành khách | 93 |
Phi hành đoàn | 7 |
Tử vong | 100 |
Sống sót | 0 |
Chuyến bay 653 của Malaysian Airline System (MH653) là một chuyến bay nội địa theo lịch trình từ Penang đến Kuala Lumpur ở Malaysia, do Malaysian Airline System (MAS) khai thác. Vào tối ngày 4 tháng 12 năm 1977, chiếc máy bay Boeing 737-200 bay dịch vụ đã rơi tại Tanjung Kupang, Johor, Malaysia, trong lúc đang bị không tặc chuyển hướng đến Singapore.[1] Đây là vụ tai nạn hàng không gây tử vong đầu tiên đối với Malaysia Airlines[2][3] (tên tuổi của hãng hàng không này), với tất cả 93 hành khách và 7 phi hành đoàn thiệt mạng.[4][5] Đây cũng là thảm họa hàng không chết chóc nhất xảy ra tại Malaysia.[6] Chuyến bay rõ ràng đã bị cướp ngay khi nó đạt đến độ cao bay hành trình. Hoàn cảnh xảy ra cả vụ cướp lẫn vụ tai nạn tiếp theo vẫn chưa được giải quyết cho đến nay.
Máy bay
[sửa | sửa mã nguồn]Loại máy bay liên quan là một chiếc Boeing 737-2H6[a] được đăng bạ 9M-MBD. Chiếc phi cơ được chuyển giao mới cho MAS vào tháng 9 năm 1972 với đăng bạ 9M-AQO.[6]
Chuỗi sự kiện
[sửa | sửa mã nguồn]Chuyến bay 653 khởi hành từ Đường băng 22 tại Sân bay Quốc tế Penang lúc 19:21, đến Sân bay Subang, Kuala Lumpur (nay là Sân bay Sultan Abdul Aziz Shah).[7]
Cơ trưởng GK Ganjoor và Sĩ quan nhất Karamuzaman Jali đang chuẩn bị hạ cánh lúc 19:54 khi đang ở độ cao 4.000 foot (1.200 m) trên bầu trời Batu Arang, hạ cánh về phía Đường băng 33, Sân bay Subang, đoạn phi hành đoàn báo cáo với Tháp Subang rằng một không tặc chưa xác định "đã ở trên máy bay" sau khi buồng lái bị ai đó đập cửa.[8] Sau đó, các phi công buộc phải cắt đứt mọi liên lạc do nhóm không tặc bất ngờ xông vào buồng lái. Tháp không lưu ngay lập tức thông báo cho các nhà chức trách, những người mà đã chuẩn bị khẩn cấp tại sân bay.[9]
Vài phút sau, phi hành đoàn phát thanh: "Chúng tôi đang bay đến Singapore. Chúc ngủ ngon."[10] Từ vài phút cuối của đoạn băng bộ ghi âm buồng lái, các nhà điều tra đã nghe thấy cuộc trò chuyện giữa phi công với bọn không tặc, về việc máy bay sẽ hết nhiên liệu trước khi có thể đến Singapore, sau đó là một loạt tiếng súng. Họ kết luận rằng cả phi công và phi công phụ đều đã bị không tặc bắn chết, khiến máy bay "mất kiểm soát một cách chuyên nghiệp".[11] Đến 20h15, mọi thông tin liên lạc với máy bay bị mất. Vào lúc 20:36, người dân Kampong Ladang, Tanjung Kupang ở Johor cho biết họ đã nghe thấy tiếng nổ và nhìn thấy đống đổ nát đang bốc cháy trong một đầm lầy. Các mảnh vỡ được tìm thấy sau đó được xác định là của chuyến bay này; chiếc máy bay đã chạm đất ở một góc gần thẳng đứng với tốc độ cực cao. Không một ai sống sót.[4]
Điều tra và hậu quả
[sửa | sửa mã nguồn]Toàn bộ tình huống của vụ không tặc và tai nạn không bao giờ được giải quyết. Tuy nhiên, các quan chức sân bay tại Kuala Lumpur cho biết: các phi công xấu số đã phát thanh rằng, chính thành viên của Hồng quân Nhật Bản đã cướp máy bay.[4][12] Vào năm 1996, khi đưa tin về vụ không tặc và tai nạn Chuyến bay 961 của Hãng hàng không Ethiopian, các phóng viên CNN đã viết rằng những kẻ không tặc trên thực tế cũng đã được xác định là thành viên Hồng quân,[13] tuy nhiên tin này lại chưa được xác nhận.[14] Tất cả các hài cốt được tìm thấy đều được chụp X-quang, trong nỗ lực để tìm ra bằng chứng về một loại đạn hoặc vũ khí, nhưng người ta không thấy bằng chứng nào. Hài cốt của các nạn nhân cuối cùng được chôn cất tập thể.[15]
Sau sự cố, Đơn vị An ninh Hàng không thuộc Bộ phận Tiêu chuẩn Sân bay trực thuộc Cục Hàng không Dân dụng Malaysia đã được thành lập.[16]
Hành khách và phi hành đoàn
[sửa | sửa mã nguồn]Các hành khách trên chuyến bay bao gồm: Bộ trưởng Nông nghiệp Malaysia, Dato 'Ali Haji Ahmad; Trưởng phòng Công chính, Dato 'Mahfuz Khalid; và Đại sứ Cuba tại Nhật, Mario García Incháustegui.[1][17][18]
Quốc tịch | Hành khách | Phi hành đoàn | Tổng |
---|---|---|---|
Malaysia | 67 | 6 | 73 |
Vương quốc Anh | 5 | 0 | 5 |
Tây Đức | 4 | 0 | 4 |
Úc | 3 | 0 | 3 |
Ấn Độ | 2 | 1 | 3 |
Indonesia | 3 | 0 | 3 |
Cuba | 2 | 0 | 2 |
Afghanistan | 1 | 0 | 1 |
Canada | 1 | 0 | 1 |
Nhật Bản | 1 | 0 | 1 |
Hy Lạp | 1 | 0 | 1 |
Singapore | 1 | 0 | 1 |
Thái Lan | 1 | 0 | 1 |
Hoa Kỳ | 1 | 0 | 1 |
Tổng | 93 | 7 | 100 |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “A hijacked Malaysian airlines jet with 100 persons aboard exploded and crashed Sunday night”. Associated Press. ngày 4 tháng 12 năm 1977.
- ^ “Malaysia Airlines flight crashes with 50 on board”. Agence France Presse. ngày 15 tháng 9 năm 1995.
- ^ “Worst MAS plane crash occurred in 1977”. New Straits Times. ngày 15 tháng 9 năm 1995. tr. 4.
- ^ a b c “All 100 Aboard Killed in Crash of Hijacked Malaysian Airliner”. Toledo Blade. Johore Baharu. Associated Press. ngày 4 tháng 12 năm 1977. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2014 – qua Google News.
- ^ “Hijacked Jet Crashes in Malaysia; All 100 Aboard Are Feared Dead”. The New York Times. Associated Press. ngày 5 tháng 12 năm 1977. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2021.
- ^ a b Ranter, Harro. “Hijacking description, Boeing 737-2H6 9M-MBD”. Aviation Safety Network. Flight Safety Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2014.
- ^ “328 killed in nine incidents”. New Straits Times. ngày 1 tháng 9 năm 1996. tr. 4.
- ^ Taylor, Phil (ngày 14 tháng 4 năm 2014). “Hijacked airman's family still suffering 37 years after crash”. NZ Herald. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2021.
- ^ “Revisited after 36 years: Malaysia Airlines MH653”. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2019.
- ^ Dennis, William (ngày 4 tháng 1 năm 2000). “Asian Rebound Boosts Startups, But Safely Remains A Concert [sic]”. Aviation Daily.
- ^ Boykoff, Pamela; Mohsin, Saima (ngày 28 tháng 3 năm 2014). “Mystery of Malaysia Airlines Flight 370 surfaces pain of 1977 tragedy”. CNN. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2014.
- ^ “Investigators Searching Crash Site For Clues About Hijackers”. Observer-Reporter. Associated Press. ngày 5 tháng 12 năm 1977. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2021 – qua Google News.
- ^ “Ethiopia mourns crash victims”. CNN. ngày 25 tháng 11 năm 1996. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2004. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2014.
The deadliest previous hijacking took place in 1977, when terrorists identified as the Japanese Red Army took over a Malaysian airlines jet traveling to Kuala Lumpur.
- ^ Dempsey, Kylan (ngày 21 tháng 10 năm 2020). “Who hijacked Malaysia Airlines 653? Revisiting the mystery 43 years on”. Southeast Asia Globe. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2021.
- ^ “Mass burial planned for unidentified victims”. New Straits Times. ngày 18 tháng 9 năm 1995. tr. 7.
- ^ “Aviation Security”. www.dca.gov.my. Civil Aviation Authority of Malaysia. Bản gốc lưu trữ 27 Tháng sáu năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2016.
- ^ “Memorial tells a sad tale of neglect”. Business Times. ngày 15 tháng 1 năm 2000.
- ^ Ramendran, Charles (ngày 12 tháng 3 năm 2021). “Who hijacked Flight MH653?”. The Sun. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2021.
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref>
với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/>
tương ứng