Bước tới nội dung

Canadair CF-5

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
CF-5/CF-116 Freedom Fighter
Chiếc CF 116 loại CF-5A Freedom Fighter của Không quân Canada (RCAF)
KiểuMáy bay tiêm kích-ném bom
Hãng sản xuấtNorthrop-Canadair
Được giới thiệu1968
Khách hàng chínhCanada Không quân Canada
Na Uy Không quân Na Uy
Hà Lan Không quân Hà Lan
Venezuela Không quân Venezuela
Số lượng sản xuất260+
Được phát triển từNorthrop F-5

CF-5 (tên gọi chính thức là CF-116 Freedom Fighter) là một phiên bản máy bay Northrop F-5 Freedom Fighter của Hoa Kỳ được chế tạo theo giấy phép cho Không quân Hoàng gia Canada. CF-5 được nâng cấp định kỳ trong suốt thời gian phục vụ ở Canada. Các đơn vị Canada đã ngừng sử dụng loại máy bay này vào năm 1995, dù những chiếc CF-5 khác vẫn tiếp tục được sử dụng ở một số quốc gia khác cho đến đầu thế kỷ 21.

Không quân Hoàng gia Canada là đơn vị đầu tiên sử dụng CF-5 (nó gần như được gọi tên rộng rãi là CF-5 ngoại trừ trong các tài liệu chính thức thì có tên là CF-116) đến cuối năm 1968. Tổng cộng Canadair đã bán cho các đơn vị vũ trang Canada 89 chiếc một chỗ và 46 chiếc hai chỗ, nhưng nhiều chiếc khác đã được chế tạo cho Hà LanNa Uy, một số máy bay dư thừa được bán cho Venezuela.

Thiết kế và phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế ban đầu của Northrop là một máy bay tiêm kích có chi phí thấp, nhu cầu bảo dưỡng ít, F-5 được dự kiến sẽ sử dụng trong không quân các quốc gia có cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn kỹ thuật hạn chế trong việc bảo dưỡng máy bay. Đối với Canada là quốc gia có nền công nghiệp hàng không phát triển, việc chọn lựa đối với F-5 đã bị xem như một bước tiến lùi và nhanh chóng bị gọi với cái tên giễu cợt ở RCAF (không quân hoàng gia Canada) là "Tinkertoy" hay "Supersonic Tinkertoy."[1] Chọn lựa ban đầu nhằm mục đích quy định nền tảng về vai trò hỗ trợ chiến thuật ở RCAF, CF-5 cũng được chọn lựa vào lực lượng triển khai nhanh ở vùng phía bắc của khối NATO. Tuy nhiên, vai trò của CF-5 trong hoạt động của RCAF thường xuyên thay đổi và cuối cùng ý nghĩa tiêm kích của nó đã bị giảm nhẹ và nó chủ yếu hoạt động với vai trò tiêm kích tấn công hạng nhẹ, trinh sát vị trí và huấn luyện (nó còn giữ vai trò trong các cuộc triển lãm hàng không).

Phiên bản Canada có vài sự thay đổi để thích hợp hơn với hoạt động trong lực lượng vũ trang của Canada: một hộp số ở hai bên mũi được sử dụng, điều này giúp cho quãng đường cất cánh giảm xuống 20%, một bộ phận tiếp nhiên liệu trên không được lắp vào, hãng Orenda Aerospace đã chế tạo động cơ General Electric J85-15 với lực đẩy 4.300 lbf (19 kN), và một hệ thống dã đường phức tạp hơn được lắp đặt. Phần mũi của CF-5 cũng được thay thế với một thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ trinh sát với 4 camera ở trong. Trong suốt thời gian hoạt động, nó còn được nâng cấp nhiều lần với hệ thống điện tử hàng không và những thiết bị khác nhằm nâng cao các khả năng tác chiến của CF-5.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Lúc đầu chỉ có hai phi đội 433 và 434 sử dụng CF-5. Dự định ban đầu là ba phi đội, nhưng do ngân sách hạn chế, những máy bay dư thừa đã được cất vào các kho ở căn cứ CFB North BayCFB Trenton, sau này những chiếc máy bay này đã được bán cho các quốc gia khác. Phi đội 434 đã được chỉ định cho nhiệm vụ huấn luyện tiêm kích chiến thuật ban đầu để sử dụng CF-104, nhưng vai trò huấn luyện chuyển đổi sử dụng máy bay đã chuyển thành vai trò phản ứng nhanh, sẵn sàng để triển khai tới Châu Âu vào bất kỳ thời điểm nào nếu xảy ra xung đột. Phi đội 434 đã được di chuyển tới căn cứ CFB Bagotville với phi đội 433, và một thời gian ngắn sau đã chuyển tới căn cứ CFB Chatham.

Vai trò huấn luyện được chuyển sang cho phi đội 419 tại căn cứ CFB Cold Lake; phi đội này tiếp tục huấn luyện phi công không giống như huấn luyện không chiến (với giả định Liên Xô sẽ "xâm lược" - các kế hoạch này tương tự như kế hoạch huấn luyện trên F-5E của Không quân Hoa Kỳ, Hải quân Hoa KỳThủy quân lục chiến Hoa Kỳ), và hoạt động như một máy bay huấn luyện tiêm kích ban đầu cho CF-18 đến khi CF-5 nghỉ hưu vào năm 1995. Mọi chiếc còn lại đều được chuyển vào trong khi tại căn cứ CFB Mountainview. Trong các phi vụ của mình, dù CF-5 có tỷ lệ tai nạn không quá lớn, nhưng nó vẫn bị đặt một biệt danh hài hước khác là "lawndart." Chỉ có vài chiếc được trưng bày trong các bảo tàng máy bay, bao gồm Công viên di sản không quân tại căn cứ CFB WinnipegBảo tàng Worthington tại căn cứ CFB Borden.

Các phiên bản

[sửa | sửa mã nguồn]
  • CF-5A: Phiên bản tiêm kích một chỗ cho Không quân Canada, có tên gọi là CF-116A. 89 chiếc.
  • CF-5A(R): Phiên bản trinh sát một chỗ cho Không quân Canada. Chế tạo với số lượng nhỏ. Tên gọi khác là CF-116A(R).
  • CF-5D: Phiên bản huấn luyện hai chỗ cho Không quân Canada, CF-116D. 46 chiếc.
  • NF-5A: Phiên bản tiêm kích một chỗ cho Không quân Hoàng gia Hà Lan. 75 chiếc.
  • NF-5B: Phiên bản huấn luyện hai chỗ cho Không quân Hoàng gia Hà. 30 chiếc.
  • VF-5A: Phiên bản tiêm kích một chỗ cho Không quân Venezuela.
  • VF-5D: Phiên bản huấn luyện hai chỗ cho Không quân Venez.

Các quốc gia sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
CF-116 Freedom Fighter Không quân Canada, trưng bay tại CFB Borden
 Botswana
 Canada
 Hy Lạp
 Hà Lan
 Na Uy
 Thổ Nhĩ Kỳ
 Venezuela

Thông số kỹ thuật (CF-116)

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc điểm riêng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phi đoàn: 1-2
  • Chiều dài: 47 ft 2 in (14.38 m)
  • Sải cánh: 25 ft 10 in (7.87 m)
  • Chiều cao: 13 ft 2 in (4.01 m)
  • Diện tích cánh: 186 ft² (17.28 m²)
  • Trọng lượng rỗng: 8.681 lb (3.938 kg)
  • Trọng lượng cất cánh: n/a
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 20.390 lb (9.249 kg)
  • Động cơ: 2× động cơ phản lực Orenda-built GE J85-15, 2.925 lbf (13.0 kN) và khi đốt nhiên liệu lần hai 4.300 lbf (19.1 kN) đối với mỗi chiếc

Hiệu suất bay

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 2× pháo 20 mm (0.787 in) Pontiac M39A2, 280 viên đạn mỗi khẩu
  • Bom: 7.000 lb (3.200 kg)
    • M129 Leaflet
    • 500 lb (225 kg) Mk-82
    • 2.000 lb (900 kg) Mk-84
    • CBU-24/49/52/58 Cluster
  • Tên lửa: AIM-9 Sidewinder

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Freedom Fighet on RCAF.com
  2. ^ “Atlantic Canada Aviation Museum”. Truy cập 2 tháng 10 năm 2015.
  • McIntyre, Bob. Canadair CF-5 (Canadian Profile: Aircraft No. 4). Ottawa, Ontario: Sabre Model Supplies Ltd., 1985. ISBN 0-920375-02-2.
  • Pickler, Ron and Milberry, Larry. Canadair: the First 50 Years. Toronto: CANAV Books, 1995. ISBN 0-921022-07-7.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay có cùng sự phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay có tính năng tương đương

[sửa | sửa mã nguồn]

Trình tự thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách

[sửa | sửa mã nguồn]