Bước tới nội dung

Cửa khẩu Nam Giang

15°32′30″B 107°22′21″Đ / 15,541592°B 107,3726°Đ / 15.541592; 107.372600
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cửa khẩu Nam Giang trên bản đồ Việt Nam
Cửa khẩu Nam Giang
Cửa khẩu Nam Giang
Cửa khẩu Nam Giang (Việt Nam)
Huyện và cửa khẩu Nam Giang

Cửa khẩu quốc tế Nam Giang hay cửa khẩu quốc tế Đăk Ôccửa khẩu quốc tế tại vùng đất xã La Dêê huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam, Việt Nam [1][2].

Cửa khẩu Nam Giang thông thương với cửa khẩu Dak Ta Ook (Đăk Tà Oọc) 15°32′29″B 107°22′03″Đ / 15,54127°B 107,367623°Đ / 15.541270; 107.367623 (Dak Ta Ook)Ban Dak Ta Ook muang Dak Cheung tỉnh Sekong, CHDCND Lào [2].

Cửa khẩu Nam Giang là điểm cuối của quốc lộ 14D. Tại trung tâm xã La Dêêbản Đăk Ôc (tên gọi đầy đủ là Đăk Ôôk). Tên bản được giới chức biên phòng dùng cho đặt tên đồn biên phòng và tên cửa khẩu Đăk Ôc [3]. Sau khi huyện Nam Giang xác lập và cửa khẩu nâng cấp thì gọi là Cửa khẩu Nam Giang.

Đến đầu năm 2019, con đường nhựa dài gần 20 km từ cửa khẩu đi thị trấn Dakcheung, tỉnh Sekong, Lào và cầu Sekaman đã làm xong nối thông cửa khẩu với các tỉnh Nam Lào: Attapeu, Pakxe,... rút ngắn thời gian đến các địa điểm nay chỉ còn từ 4 đến 5 giờ.

Hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Cửa khẩu Nam Giang là thành tố chính để lập ra khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang theo Quyết định số 387/QĐ-TTg ngày 24/03/2009 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về việc phê duyệt quy hoạch chung phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang tỉnh Quảng Nam đến năm 2025 [4].

Năm 2016 tỉnh Quảng Nam có kiến nghị nâng cấp cửa khẩu Nam Giang thành cửa khẩu quốc tế [5]

Tháng 12 năm 2020 cặp cửa khẩu Nam Giang - Dak Ta Ook được nâng cấp lên cửa khẩu quốc tế theo Nghị quyết 183/NQ-CP của Chính phủ Việt Nam và Công văn số 2204 của Văn phòng phủ Thủ tướng Lào ngày 17/12/2019.[6][7]

Vụ phá rừng ở vùng cửa khẩu Nam Giang năm 2016

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 7 năm 2016 các cơ quan chức năng phát hiện và khởi tố vụ phá rừng pơmu cổ thụ ở tiểu khu 351, gần cột mốc biên giới 717, thuộc xã La Dêê huyện Nam Giang. Đây là vụ phá rừng rất nghiêm trọng, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Nam Giang. Quá trình điều tra đã đình chỉ chức vụ một số cán bộ chủ chốt của hải quan và biên phòng. Tuy nhiên đến hết năm 2016 chưa có thông tin về xử án [8][9][10].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ a b Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ D-48-11-D. Cục Đo đạc và Bản đồ, 2004.
  3. ^ Bán điện qua Cửa khẩu Đắc Ốc (Quảng Nam) - thắm tình hữu nghị hai nước Việt-Lào Lưu trữ 2017-01-10 tại Wayback Machine. Tổng Công ty Điện lực miền Trung, 07/12/2009. Truy cập 09/01/2017.
  4. ^ Quyết định số 387/QĐ-TTg ngày 24/03/2009 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về việc phê duyệt quy hoạch chung phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang tỉnh Quảng Nam đến năm 2025. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, 2009. Truy cập 09/01/2017.
  5. ^ Kiến nghị nâng cấp cửa khẩu Nam Giang thành cửa khẩu quốc tế Lưu trữ 2017-01-09 tại Wayback Machine. Quảng Nam Online, 09/11/2016. Truy cập 09/01/2017.
  6. ^ Nâng cấp cửa khẩu chính Nam Giang (tỉnh Quảng Nam) thành cửa khẩu quốc tế[liên kết hỏng]. Trang web Văn phòng Chính phủ, 23/12/2020.
  7. ^ Chính thức nâng cấp cửa khẩu Nam Giang – Đắc Tà Ọoc lên cửa khẩu quốc tế. Tạp chí Lào - Việt, 12/01/2020.
  8. ^ Đình chỉ Trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Nam Giang vì liên quan vụ tàng trữ gỗ pơmu trái phép. Nhân Dân Online, 21/07/2016. Truy cập 09/01/2017.
  9. ^ Đình chỉ công tác 3 cán bộ Biên phòng tỉnh Quảng Nam. VTV, 30/08/2016. Truy cập 09/01/2017.
  10. ^ Lào sẽ xác minh số gỗ pơ mu "cho" hải quan Cửa khẩu Nam Giang. Người Lao động, 26/07/2016. Truy cập 09/01/2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]