Cơ răng trước
Cơ răng trước | |
---|---|
Chi tiết | |
Phát âm | /ˌsɪˈreɪtəs |
Nguyên ủy | mặt ngoài của 8 đến 9 xương sườn trên |
Bám tận | mặt sườn bờ trong, giữa góc trên và góc dưới xương vai |
Động mạch | động mạch trên vai |
Dây thần kinh | thần kinh ngực dài (tách ra từ rễ của đám rối thần kinh cánh tay C5, C6, C7) |
Hoạt động | kéo xương vai ra trước, xoay và giữa nó áp vào thành ngực. |
Cơ đối vận | cơ trám lớn, cơ trám bé, cơ thang |
Định danh | |
Latinh | musculus serratus anterior, serratus lateralis |
TA | A04.4.01.008 |
FMA | 13397 |
Thuật ngữ giải phẫu của cơ |
Cơ răng trước (hay cơ bánh răng trước, tiếng Anh: Serratus anterior muscle, tiếng Pháp: Le muscle dentelé antérieur) là cơ có nguyên ủy từ mặt ngoài của 8 đến 9 xương sườn trên, nằm giữa mặt trong xương vai và các xương sườn. Động tác của cơ là kéo xương vai ra trước, xoay và giữa nó áp vào thành ngực. Về từ nguyên, serrare có nghĩa là răng cưa (hình dạng cơ), anterior có nghĩa là phía trước của cơ thể.
Cấu trúc
[sửa | sửa mã nguồn]Cơ răng trước có nguyên ủy từ mặt ngoài của 8 đến 9 xương sườn trên, tạo thành 9 đến 10 nhánh cơ. Sở dĩ số nhánh cơ lớn hơn số xương sườn mà chúng bám vào là do có hai nhánh cơ bám vào xương sườn 2.[1]
Chỗ bám tận của cơ tại mặt sườn bờ trong, giữa góc trên và góc dưới xương vai. Cơ được chi làm ba phần ứng với ba chỗ bám tận trên xương vai:[1]
- Cơ răng trước trên, bám tận tại góc trên.
- Cơ răng trước giữa, bám tận tại bờ trong.
- Cơ răng trước dưới, bám tận tại góc dưới.
Liên quan
[sửa | sửa mã nguồn]Cơ răng trước nằm sâu đến tận chỗ cơ dưới vai, từ đó nó được phân tách bởi túi dưới vai (túi trên răng).[2] Cơ răng trước cũng tách bởi túi răng - ngực (túi dưới răng) ở chỗ xương sườn.[3]
Thần kinh chi phối
[sửa | sửa mã nguồn]Cơ răng trước được chi phối bởi thần kinh ngực dài (thần kinh Bell), một nhánh của đám rối thần kinh cánh tay. Thần kinh này đi ở mặt dưới các nhánh cơ. Nó dễ tổn thương trong quá trình phẫu thuật (ví dụ: trong quá trình cắt bỏ hạch bạch huyết vùng nách trong điều trị ung thư vú). Tổn thương thần kinh dẫn đến bệnh xương vai có cánh (winged scapula).
Chức năng
[sửa | sửa mã nguồn]Cả ba phần của cơ đều có động tác kéo xương vai ra trước, xoay và giữa nó áp vào thành ngực, giúp tay gập vào trong[Chú thích thuật ngữ 1]. Do đó cơ đối vận[Chú thích thuật ngữ 2] là các cơ trám. Tuy nhiên, khi phần cơ trên và phần cơ dưới cùng nhau thực hiện động tác, chúng giữ xương vai tì vào ngực, giống động tác của các cơ trám. Lúc này, phần trên và dưới cơ răng trước lại là cơ hiệp đồng[Chú thích thuật ngữ 3] của cơ trám. Cơ cũng nâng xương sườn khi đai vai đã cố định, hỗ trợ hô hấp.[1]
Cơ răng trước đóng vai trò quan trọng khi xoay xương vai lên trên, khi đẩy tạ hoặc nâng vật nặng lên trên đầu. Cơ thực hiện động tác đồng thời với các sợi trên và dưới của cơ thang.[4]
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
Vị trí cơ răng trước.
-
Xương vai trái, mặt trước. Cơ răng trước bám tận vào bờ trong xương vai
-
Cơ răng trước
-
Động mạch nách và nhánh của nó. Cơ răng trước đi kèm với cơ ngực bé.
-
Nhìn từ phía trước
* Serratus anterior muscle: Cơ răng trước
* Anterior thoracic wall: Thành ngực trước
* External abdominal oblique muscle: Cơ chéo bụng ngoài. -
Có thể thấy cơ răng trước khá sắc nét trên vận động viên thể dục dụng cụ Calvin Currie khi chuẩn bị cho bộ môn đu xà kép tại Giải Austrian Future Cup tổ chức tại Linz.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c Platzer 2004, tr. 144
- ^ Giuseppe Milano; Andrea Grasso (ngày 16 tháng 12 năm 2013). Shoulder Arthroscopy: Principles and Practice. Springer Science & Business Media. tr. 549–. ISBN 978-1-4471-5427-3.
- ^ Giuseppe Milano; Andrea Grasso (ngày 16 tháng 12 năm 2013). Shoulder Arthroscopy: Principles and Practice. Springer Science & Business Media. tr. 551–. ISBN 978-1-4471-5427-3.
- ^ For Strong Healthy Shoulders, Functional Anatomy Surrounding the Scapulae Lưu trữ 2014-10-26 tại Wayback Machine by Bill Hartman và Mike Robertson.
Chú thích thuật ngữ
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Tiếng Anh: anteversion
- ^ tiếng Anh: antagonist
- ^ Cơ hiệp đồng (synergist): Cơ ngăn cản những cử động không mong muốn ở một khớp trung gian. Khi cơ co sẽ cố định khớp trung gian.
Tài liệu
[sửa | sửa mã nguồn]- Frank H.Netter, MD (2017). Atlas Giải phẫu người, Vietnamese Edition (ấn bản thứ 6). Nhà xuất bản Y học, ELSEVIER. ISBN 978-604-66-1320-6.
- Frank H.Netter, MD (2017). Atlas of Human Anatomy (ấn bản thứ 7). ELSEVIER MASSON. ISBN 978-604-66-1320-6.
- Frank H.Netter, MD (2017). Atlas d'anatomie humaine (ấn bản thứ 5). ELSEVIER MASSON. ISBN 978-229-47-1297-5.
- Bài giảng Giải phẫu học, PGS Nguyễn Quang Quyền, tái bản lần thứ mười lăm
- PGS.TS Nguyễn Quang Huy (2017). Giải phẫu người (ấn bản thứ 2). Nhà xuất bản Y học. ISBN 978-604-66-2933-7.
- Phiên bản trực tuyến sách Gray's Anatomy — Giải phẫu cơ thể người, Gray, tái bản lần thứ hai mươi (năm 1918).
- Gray's Anatomy, tái bản lần thứ nhất, năm 1858 (liên kết đến file PDF)
- Brand, R. A. (2008). “Origin and Comparative Anatomy of the Pectoral Limb”. Clinical Orthopaedics and Related Research. 466 (3): 531–42. doi:10.1007/s11999-007-0102-6. PMC 2505211. PMID 18264841.
- Platzer, Werner (2004). Color Atlas of Human Anatomy, Vol. 1: Locomotor System (ấn bản thứ 5). Thieme. ISBN 3-13-533305-1.
- Preuschoft, H. (2004). “Mechanisms for the acquisition of habitual bipedality: are there biomechanical reasons for the acquisition of upright bipedal posture?”. Journal of Anatomy. 204 (5): 363–84. doi:10.1111/j.0021-8782.2004.00303.x. PMC 1571303. PMID 15198701.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Hình giải phẫu: 04:03-06 tại Giải phẫu người trực tuyến, Trung tâm y tế ngoại ô SUNY – "Superficial muscles of the anterior chest wall."
- Hình giải phẫu: 05:02-07 tại Giải phẫu người trực tuyến, Trung tâm y tế ngoại ô SUNY – "Schematic illustration of a transverse section through the axilla."
- “Anatomy diagram: 25466.098-1”. Roche Lexicon – illustrated navigator. Elsevier. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2014.