Bước tới nội dung

Biển súc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Biển súc
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiosperms
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Core eudicots
Bộ (ordo)Caryophyllales
Họ (familia)Polygonaceae
Chi (genus)Polygonum
Loài (species)P. aviculare
Danh pháp hai phần
Polygonum aviculare
Linné

Biển súc,[1][2] hay có người còn gọi là cây càng tôm,[1] cây xương cá[1] hoặc rau đắng (danh pháp khoa học: Polygonum aviculare) là một loài thực vật thuộc họ Rau răm. Biển súc (chi thực vật Polygonum) là một vị thuốc, nhưng cách gọi khác là "rau đắng" dễ gây nhầm lẫn với các loài dùng trong ẩm thực nhưng lại thuộc chi thực vật Glinus, chẳng hạn loài Glinus oppositifolius (rau đắng đất).

Miêu tả

[sửa | sửa mã nguồn]

Biển súc là loại cây thân thảo hàng năm. Thân cây mảnh, cao từ 60 đến 70 cm, phân nhánh nhiều; nhánh có khía dọc, màu đỏ tím. Lá cây mọc so le, phẳng, dài 1–4 cm, rộng 6–10 mm.[3] Hoa nhỏ, màu hồng tím, mọc thành cụm 1-4 hoa ở nách lá. Quả có 3 cạnh, mang một hạt màu nâu đen. Cây ra hoa trong thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 10.

Thành phần hóa học

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân loài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Polygonum aviculare subsp. aviculare
  • Polygonum aviculare subsp. depressum (Meisn.) Arcang.
  • Polygonum aviculare subsp. rurivagum (Jordan ex Boreau) Berher

Ứng dụng trong y học

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Đông y, biển súc có vị đắng tính bình, không độc vào hai kinh vịkinh bàng quang, công dụng lợi tiểu, sát trùng, dùng trong những trường hợp thấp nhiệt, viêm bàng quang, sỏi niệu đạo, bí đái, đái buốt, trĩ, kiết lỵ, đau bụng giun, mụn nhọt, lở ngứa ngoài da, vàng da tắc mật,...

Trong Tây y, nghiên cứu của Turova & đồng sự ở miền nam Liên Xô cũ cho thấy rau đắng có tác dụng hạ huyết áp, tăng cường hô hấp. Dịch chiết gây co bóp tử cung súc vật cái, tăng thời gian đông máu, tăng lượng nước tiểu.[1]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Đỗ, Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (ấn bản thứ 12). Hà Nội: Nhà xuất bản Y học. tr. 271.
  2. ^ Phạm Hoàng Hộ; Cây cỏ Việt Nam - tập 1; Nhà xuất bản Trẻ - 1999; Trang 746.
  3. ^ Rau đắng Lưu trữ 2013-12-02 tại Wayback Machine, Viện Thông tin - Thư viện Y học Trung ương