Bước tới nội dung

Audiophile

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Audiophile  thuật ngữ chỉ một nhóm người đam mê, yêu thích quá trình tái tạo âm thanh "trung thực nhất có thể".[1]

Khả năng của một audiophile có thể áp dụng vào một trong các quá trình tái tạo âm nhạc bao gồm: quá trình thu âm - quá trình sản xuất sản phẩm âm thanh, và quá trình phát lại, thường được thực hiện tại gia.

Mục tiêu chính của những "audiophile" này là nắm bắt được sự "chân thực" của âm thanh ở những buổi biểu diễn trực tiếp tại những phòng nghe có "âm tính" tốt nhất -  và tái hiện điều đó bằng các thiết bị nghe nhìn ở nhà. Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng: rất khó để thực hiện được điều này, ngay cả sự tái hiện đó được thực hiện với bản thu âm với chất lượng tốt nhất và thiết bị phát lại âm thanh (nếu chúng thực sự có tồn tại) hoàn hảo nhất.[2][3]

Cụm từ dàn âm thanh high-end thường được dùng để nhắc tới hệ thống âm thanh được sử dụng bởi những audiophiles, thường được mua tại những của hàng và website đặc biệt.[4] Các thành phần trong hệ thống "high-end" này bao gồm thiết bị đầu vào (một máy chơi CD, bàn xoay đĩa than, hoặc nguồn phát kỹ thuật số như PC), bộ chuyển đổi tín hiệu số sang tín hiệu tương tự, thiết bị chỉnh tần (hay còn gọi là equalizer), mạch tiền khuếch đại and và mạch khuếch đại (bao gồm cả thiết bị sử dụng linh kiện bán dẫn lẫn thiết bị sử dụng đèn chân không), loa kèn lẫn loa điện động (electrostatic speaker), bộ lọc nguồn,loa siêu trầm, tai nghe (over-ear, in-ear hoặc on-ear), và một phòng nghe được xử lý sao cho tốt nhất có thể.[5][6]

Thành phần của hệ thống phát lại âm thanh

[sửa | sửa mã nguồn]

Một hệ thống âm thanh thường bao gồm một (hoặc một vài) thiết bị tạo thành một nguồn phát âm thanh, một hoặc vài thiết bị khuếch đại, và 1 hoặc 2 loa (với hệ thống âm thanh stereo sử dụng hoa) hoặc 1 chiếc tai nghe (với một hệ thống sử dụng tai nghe).[7]

Cáp tín hiệu (bao gồm cả cáp dẫn tín hiệu tương tự hoặc tín hiệu số, dây cáp tai nghe, dây loa, dây nguồn.....) thường được dùng. Bên cạnh đó, một số lượng đa dạng các thiết bị phụ trợ cũng được sử dụng, có thể kể đến như giá đỡ hệ thống, bộ lọc nguồn, bộ chùi đầu đọc, thiết bị khử tĩnh điện; bộ làm sạch kim đọc (với bàn xoay đĩa than); eartips và móc vòng qua tai (với tai nghe in-ear); miếng đệm tai và giá treo tai nghe (với tai nghe cỡ lớn); thiết bị giảm rung - giảm vọng âm, các tấm tiêu âm và tán âm (với hệ thống dùng loa).

Sự tương tác giữa loa và căn phòng (phòng nghe) là một phần rất quan trọng trong chất lượng âm thanh. Sóng âm có thể bị phản xạ bởi tường, sàn và trần nhà; và bị ảnh hưởng bởi các đồ đạc trong phòng. Khoảng cách trong phòng có thể ảnh hưởng tới việc tạo ra sóng dừng, đặc biệt (và thường là) với âm trầm. Đồ đạc, thiết bị và vật liệu xử lý âm trong phòng cũng ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh. Các vật liệu mềm và có bề mặt thô ráp, như thảm hay rèm cửa, có thể hấp thụ các âm tần số cao; trong khi tường cứng và sàn thường gây ra sự phản xạ âm thanh quá mức.

Nguồn âm

[sửa | sửa mã nguồn]

Audiophile có thể chơi nhạc từ rất nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các bản thu analog như đĩa than, băng từ.... hoặc bản thu digital như đĩa CD, SACD, DVD-A..... Một nguồn nhạc đang rất phổ biến có thể kể đến là các định dạng file nhạc số hóa chứa dữ liệu âm thanh không nén (như Windows Audio File Format hoặc Audio Interchange File Format) hoặc nén-không-mất-dữ-liệu, thường gọi là nén lossless (như Free Lossless Audio Codec - FLAC, Windows Media Audio 9 Lossless và Apple Lossless - ALAC). Tuy nhiên, đôi khi các dạng nén-có-mất-dữ-liệu mua từ các cửa hàng trực tuyến như Google Play Music hay iTunes Music Store cũng được sử dụng, do chúng "sạch" hơn - chứa ít tín hiệu nhiễu hơn - so với các file lossless của những người không chuyên nghiệp tạo ra từ các CD hoặc đĩa than. 


Kể từ những năm 90 của thế kỉ XX, đĩa CD đã trở thành nguồn nhạc chất lượng cao phổ biến nhất trên thị trường. Windows Media Audio 9 Lossless and Apple Lossless (ALAC). Tuy nhiên, các định dạng cũ hơn như băng từ (băng cối, mini-cassette......), đĩa than... vẫn được sử dụng; một phần những người chơi cho rằng chúng cho ra âm thanh "nguyên bản" hơn so với nguồn nhạc digital như CD hay DVD-A. Và cùng với sự phát triển của internet, các định dạng file lossless cũng trở nên phổ biến thông qua các trang chia sẻ (thường là dùng kết nối p2p để tải về hoặc tải lên), nhưng thường thì đó là các trang chia sẻ bất hợp pháp.

Định dạng CD với tần số lấy mẫu 44,1 kHz, về lý thuyết, hạn chế sự mất mát những âm thanh mà con người nghe được có giới hạn trên nằm ở mức 20 kHz, xem Nyquist limit 

Tín hiệu âm thanh CD được mã hóa theo giá trị 16 bit. Một số định dạng dành cho người tiêu dùng có độ phân giải cao hơn, chẳng hạn như CD được mã hóa HDCD, chứa luồng âm thanh 20 bit hay thậm chí là 24 bit. Số bit càng nhiều thì dải động càng lớn; về mặt lý thuyết, dải động 20 bit là 120 dB - giới hạn của hầu hết các thiết bị phát lại điện tử tiêu dùng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Audiophile".
  2. ^ Lichte, Erick (ngày 2 tháng 7 năm 2012).
  3. ^ Doris, Frank (1993).
  4. ^ Perlman, M. (2004).
  5. ^ van der Veen, M. (2005).
  6. ^ O'Connell, Joseph (January 1992).
  7. ^ "Sound Systems".