324 Bamberga
Khám phá | |
---|---|
Khám phá bởi | Johann Palisa |
Ngày phát hiện | 25 tháng 2 năm 1892 |
Tên định danh | |
Phiên âm | /bæmˈbɜːrɡə/ bam-BUR-gə |
Đặt tên theo | Bamberg |
không | |
Vành đai chính | |
Đặc trưng quỹ đạo[1] | |
Kỷ nguyên 31 tháng 7 năm 2016 (JD 2457600.5) | |
Tham số bất định 0 | |
Cung quan sát | 124.08 yr (45321 d) |
Điểm viễn nhật | 3,59442 AU (537,718 Gm) |
Điểm cận nhật | 1,77023 AU (264,823 Gm) |
2,68232 AU (401,269 Gm) | |
Độ lệch tâm | 0,34004 |
4,39 yr (1604.6 d) | |
Tốc độ vũ trụ cấp 1 trung bình | 18,18 km/s |
225,419° | |
0° 13m 27.682s / day | |
Độ nghiêng quỹ đạo | 11,1011° |
327,883° | |
44,2409° | |
Trái Đất MOID | 0,786407 AU (117,6448 Gm) |
Sao Mộc MOID | 1,96933 AU (294,608 Gm) |
TJupiter | 3.265 |
Đặc trưng vật lý | |
Kích thước | 22944±74 km[1] 234,67 ± 7,80 km[2] 229,4 ± 7,4 km (IRAS)[3] |
Khối lượng | 1.1×1019 kg[4] (1.03 ± 0.10) × 1019 kg[2] |
Mật độ trung bình | 1.52 ± 0.20[2] g/cm³ |
0.055 m/s² | |
Tốc độ vũ trụ cấp 2 xích đạo | 0.11 km/s |
1.226 d[5] 29,43 h (1,226 d)[1] | |
00628±0004[1] 0.0628[3] | |
Nhiệt độ | ~172 K |
Tiểu hành tinh loại C[6] | |
6.82[1][3] | |
324 Bamberga là một tiểu hành tinh tại vành đai tiểu hành tinh, được phát hiện bởi Johann Palisa vào ngày 25 tháng 2 năm 1892 tại Viên. 324 Bamberga đứng thứ 14 trong số các tiểu hành tinh lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh. Ngoài tiểu hành tinh gần Trái Đất Eros, đây là hành tinh cuối cùng có thể dễ dàng nhìn thấy bằng ống nhòm được phát hiện.
Độ lệch tâm quỹ đạo rất cao nghĩa là độ xung đối của nó thay đổi rất nhiều, tại một xung đối hiếm gần điểm cận nhật, độ sáng biểu kiến có thể đạt +8.0,[7] mà là sáng như vệ tinh Titan của Sao Thổ. Xung đối gần điểm cận nhật thường diễn ra với chu kỳ hai mươi hai năm một lần, với lần gần đây nhất vào năm 2013 và lần tiếp theo sẽ diễn ra vào năm 2035, khi đạt được độ sáng 8.1 vào ngày 13 tháng 9, độ sáng của nó ở những xung đối gần điểm cận nhật làm Bamberga thuộc nhóm tiểu hành tinh sáng loại C, với độ sáng hơn tiểu hành tinh 10 Hygiea với độ sáng tối đa +9.1. Vì kiểu xung đối như vậy, Bamberga trên thực tế có thể gần Trái Đất hơn các tiểu hành tinh nào khác trong vành đai chính với biểu kiến trên +9.5, cách Trái Đất chỉ khoảng 0.78 AU. Để so sánh, 7 Iris không bao giờ đến gần hơn 0.85 AU và 4 Vesta không bao giờ gần hơn 1.13 AU (có thể thấy bằng mắt thường khi bầu trời không bị ô nhiễm ánh sáng).
Nhìn chung Bamberga là tiểu hành tinh sáng thứ mười, theo thừ tự, Vesta, Pallas, Ceres, Iris, Hebe, Juno, Melpomene, Eunomia và Flora. Độ lệch tâm cao của nó (cao hơn 36% so với Sao Diêm Vương), tuy nhiên, phần lớn các tiểu hành tinh khác đối lập với nó có độ lệch tâm còn cao hơn.
Chu kỳ tự quay dài 29 giờ là điều bất thường với tiểu hành tinh có đường kính hơn 150 km.[8] Kiểu phổ của nó giữa loại C và tiểu hành tinh loại P.[6]
10 µ dữ liệu phóng xạ được quan sát bởi Kitt Peak vào năm 1975 đưa ra một ước tính đường kính khoảng 255 km.[9] Sự che khuất của Bamberga được quan sát vào ngày 8 tháng 12 năm 1987, đã cho biết về đường kính của nó, khoảng 228 km, phù hợp với kết quả của IRAS. Năm 1988, một nỗ lực tìm kiếm các tiểu hành tinh và bụi không gian bằng kính viễn vọng UH88 của đài quan sát Kea Mauna, nhưng những nỗ lực này không thành công.[10]
Trong tiểu thuyết
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e “JPL Small-Body Database Browser: 324 Bamberga”. 2008-07-26 last obs. Truy cập 11 tháng 5 năm 2016.
- ^ a b c Carry, B. (tháng 12 năm 2012), “Density of asteroids”, Planetary and Space Science, 73, tr. 98–118, arXiv:1203.4336, Bibcode:2012P&SS...73...98C, doi:10.1016/j.pss.2012.03.009. See Table 1.
- ^ a b c Tedesco, E.F.; Noah, P.V.; Noah, M.; Price, S.D. (2004). “IRAS Minor Planet Survey. IRAS-A-FPA-3-RDR-IMPS-V6.0”. NASA Planetary Data System. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2007.
- ^ Pitjeva, E. V. (2005). “High-Precision Ephemerides of Planets—EPM and Determination of Some Astronomical Constants” (PDF). Solar System Research. 39 (3): 176. Bibcode:2005SoSyR..39..176P. doi:10.1007/s11208-005-0033-2. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2008.
- ^ Harris, A. W.; Warner, B.D.; Pravec, P. biên tập (2006). “Asteroid Lightcurve Derived Data. EAR-A-5-DDR-DERIVED-LIGHTCURVE-V8.0”. NASA Planetary Data System. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2007.
- ^ a b Neese, C. biên tập (2005). “Asteroid Taxonomy.EAR-A-5-DDR-TAXONOMY-V5.0”. NASA Planetary Data System. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2007.
- ^ Donald H. Menzel & Jay M. Pasachoff (1983). A Field Guide to the Stars and Planets (ấn bản thứ 2). Boston, MA: Houghton Mifflin. tr. 391. ISBN 0-395-34835-8.
- ^ “JPL Small-Body Database Search Engine: diameter > 150 (km) and rot_per > 24 (h)”. JPL Solar System Dynamics. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2015.
- ^ Morrison, D.; Chapman, C. R. (tháng 3 năm 1976), “Radiometric diameters for an additional 22 asteroids”, Astrophysical Journal, 204, tr. 934–939, Bibcode:2008mgm..conf.2594S, doi:10.1142/9789812834300_0469.
- ^ Gradie, J.; Flynn, L. (tháng 3 năm 1988), “A Search for Satellites and Dust Belts Around Asteroids: Negative Results”, Abstracts of the Lunar and Planetary Science Conference, 19, tr. 405–406, Bibcode:1988LPI....19..405G.