Bước tới nội dung

Điện Kính Thiên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Điện Kính Thiên
敬天殿
Di sản thế giới
Sa bàn điện Kính Thiên thời Lê sơ, đặt tại Bảo tàng Hà Nội
Thông tin điện
Địa chỉViệt Nam Việt Nam
Quá trình xây dựng
1428: Lê Thái Tổ khởi công
1816: Gia Long xây dựng lại
1841: Thiệu Trị đổi tên thành Điện Long Thiên
1886: thực dân Pháp phá hủy
Tình trạngBị phá hủy, chỉ còn bậc đá
Map
Di sản thế giới
Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội
Phân loạiDi sản văn hóa
Tiêu chuẩnVăn hóa: (ii), (iii), (iv)
Ngày công nhận2010 (kỳ họp 34)
Một phần củaTrung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội
Hồ sơ tham khảo1328
Điện Long Thiên năm 1873
Điện Kính Thiên năm 1886
Bộ thành bậc điện Kính Thiên, bảo vật quốc gia số 18, đợt 9

Điện Kính Thiên (chữ Hán: 敬天殿[1], Kính Thiên điện) là công trình trung tâm của hoàng cung nhà Hậu Lê ở đô thành Đông Kinh (Hà Nội). Đến năm 1841 (đời Thiệu Trị) thì được đổi tên thành điện Long Thiên.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, điện Kính Thiên được xây dựng năm 1428 đời vua Lê Thái Tổ và hoàn thiện vào đời vua Lê Thánh Tông.[2] Điện Kính Thiên là nơi vua Lê Thái Tổ tuyên bố lên ngôi (1428)[2], và về sau này trở thành nơi cử hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài, nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự và thờ cúng.[3]

Năm 1816, tòa điện này được vua Gia Long cho xây dựng lại. Điện Kính Thiên trở thành hành cung cho các vị vua triều Nguyễn mỗi khi tuần du ra Bắc.[4] Vua Thiệu Trị đã cho đổi tên điện Kính Thiên thành Long Thiên vào năm 1841. Đôi rồng chầu và bậc thềm đá phía trước điện được giữ nguyên từ thời Lê Sơ (thế kỷ 15) cho đến nay.

Năm 1886, điện bị thực dân Pháp phá huỷ để xây nhà ban chỉ huy pháo binh[5], hiện chỉ còn di tích thềm bậc và nền điện (trong khu Thành cổ Hà Nội ngày nay).[6]

Kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Điện Kính Thiên được xây dựng ở chính giữa Hoàng thành, ngay trên nền cũ của cung Càn Nguyên - Thiên An thời Lý, trên đỉnh núi Nùng[7]. Nằm bên phải là điện Chí Kinh, bên trái là điện Vạn Thọ, trước mặt là điện Thị Triều, nơi thiết triều hàng tháng. Trước điện Thị Triều là Đoan Môn[8].Hiện nay đang có nhiều ý kiến về việc phục dựng Điện Kính Thiên

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức năm thứ 27 (1496) Lưu trữ 2023-07-28 tại Wayback Machine, Viện Nghiên cứu Hán Nôm
  2. ^ a b “Hà Nội Phục dựng toàn bộ Điện Kính Thiên tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long”.
  3. ^ “Điện Kính Thiên - trung tâm nội thành Thăng Long”.
  4. ^ “Kể chuyện thành Hà Nội xưa”.
  5. ^ “Phục dựng điện Kính Thiên”.
  6. ^ “Phát hiện nhiều di vật cổ dưới điện Kính Thiên Thăng Long”. Truy cập Thứ ba, 17/4/2018, 15:03 (GMT+7). Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  7. ^ Theo Cố Lê Dã Lục)
  8. ^ Đại Việt Thông Sử, 80 - Cương Mục, I X, 8-13 -Địa Chí Thăng Long, 44,233 -Nguyễn Thừa Hỷ, 33.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]