Bước tới nội dung

Tự làm một tạp chí/Phiên bản in

Tủ sách mở Wikibooks
Lưu ý: phiên bản mới nhất của quyển sách này có thể tìm thấy ở http://vi.wikibooks.org/wiki/Tự_làm_một_tạp_chí


Viết các trang

[sửa]

Cách bạn viết và trình bày các trang tùy thuộc vào việc zine của bạn có chủ đề gì. Nếu là zine truyện tranh bạn tự vẽ thì tất nhiên bạn phải vẽ chúng vào. Nếu là zine đăng tin tức thì bạn phải sắp xếp các đề mục cho hợp lý. Vân vân và vân vân. Như đã nói ở phần giới thiệu, quyển sách này không đi sâu vào từng chủ đề của zine mà chỉ hướng dẫn một số điểm then chốt.

Một số cân nhắc chung

[sửa]
  • Mực màu sẽ tốn kém hơn mực trắng đen rất nhiều trong việc in ấn, sao ra nhiều bản. Đó là lý do tại sao phần lớn báo bạn đọc hằng ngày in trắng đen. Có rất nhiều cách để làm cho zine của bạn 'màu sắc' hơn. Bạn có thể sử dụng giấy đề can màu làm bìa hoặc in màu một hai trang (hoặc một góc nhỏ của trang, ví dụ như tiêu đề) hay bạn có thể dùng bút màu tô lên chúng sau khi đã sao ra nhiều bản.
  • Nếu bạn dùng máy in hoặc máy photocopy để in các trang của mình, có thể bạn sẽ thấy chúng không in hết trang, bỏ sót một phần rìa cạnh giấy. Bạn nên in một bản thử nghiệm trước.
  • Khi photocopy, độ đậm nhạt của trang có thể sẽ không hiển thị tốt. Trang zine chỉ có màu đen và trắng, không có các sắc thái đậm nhạt khác sẽ cho kết quả photocopy tốt nhất.

Vật liệu

[sửa]

Bút bi/bút chì...

[sửa]

Bạn có thể viết tay các bài viết của mình hoặc tự vẽ một số ảnh minh họa. Trong nhiều trường hợp, kết quả rất tuyệt!

  • Nên nhớ, bạn viết các trang làm sao để có thể photocopy tốt - nếu bạn photocopy chữ và hình ảnh tạo bởi bút chì thì thường kết quả in ra rất nhạt. Bút bi cũng có thể cho kết quả in nhạt Do đó, bạn nên chỉnh lại tùy chọn độ sáng (brightness) trên máy photocopy hoặc scan vào máy tính. Ảnh đã scan vào máy có thể điều chỉnh không chỉ độ sáng mà còn nhiều thuộc tính khác. Bạn cũng có thể dùng bút chì tô đè lên các chữ. Dù lúc đầu có dấu 2 hàng bút đè lên nhau nhưng khi photocopy, đường này mất nên kết quả thường khá đẹp.

Máy tính

[sửa]

Máy tính có thể thực hiện hầu như tất cả mọi thứ: viết, vẽ, thêm bảng, thêm hình từ camera, điện thoại, scan các ảnh bên ngoài,... Quyển sách này không đi sâu vào hướng dẫn từng tính năng một.

  • Nếu zine của bạn chỉ toàn chữ thì một chương trình soạn thảo văn bản như Microsoft Word hoặc LibreOffice là đủ. Trong khi Microsoft Word có bản quyền tính phí và mã nguồn đóng thì LibreOffice hoàn toàn miễn phí và mã nguồn mở. Chắc chắn bạn nên thử dùng LibreOffice.
    • Nếu bạn muốn zine của mình rực rỡ, đầy họa tiết trang trí thì chỉ một chương trình soạn thảo có thể không đủ. Bạn có thể dùng thêm một chương trình đồ họa, hoặc đánh máy bài viết của mình, in nó ra rồi cắt/dán hay làm bất kỳ hình thức nào khác để trang trí/sắp xếp bài viết cho đẹp hơn.
    • Phần lớn chương trình soạn thảo cho phép bạn chia cột các trang. Ví dụ bạn định dạng trang nằm ngang rồi dùng 'chia cột' (column) để chia trang ra làm hai, mỗi phần là một cột. Tính năng này giúp bạn phân loại đề mục theo cột và dễ dàng gấp lại khi cần.
  • Nếu bạn thường xuyên cần chỉnh sửa hình ảnh, một chương trình đồ họa tốt là cần thiết. (chương trình "Paint" trong Windows thực sự không giúp được nhiều!) Các phần mềm thu phí như Photoshop và Paintshop Pro rất nổi tiếng và rất tốt. Nếu bạn không đủ khả năng để mua chúng, và nếu bạn không muốn sử dụng bản vi phạm bản quyền (và luật pháp) của chúng đang bán tràn lan ở các tiệm phần mềm vi tính, hoặc kể cả khi bạn có khả năng mua bản gốc, bạn nên thử sử dụng một chương trình đồ họa tên GIMP (http://www.gimp.org). Chương trình này rất tốt, có đầy đủ tính năng không kém gì các phần mềm thu phí. Inkscape (http://inkscape.org) cũng là một chương trình đồ họa tốt, nhất là cho đồ họa vector. Scribus (http://www.scribus.net) chuyên hỗ trợ soạn thảo tư liệu để xuất bản. Cả ba phần mềm trên đều miễn phí, mã nguồn mở.
  • LaTeX - chương trình soạn thảo văn bản chuyên nghiệp (và miễn phí), đặc biệt thích hợp cho những zine về Toán hoặc các ngành khoa học khác.

C���t và dán thủ công

[sửa]

Trong quá trình làm zine, có thể bạn sẽ phải dùng đến kéo và keo dán. Đó có thể là một tư liệu bên ngoài không có sẵn trên máy tính, hoặc một vài họa tiết bạn tự làm,...

Nên nhớ độ đậm nhạt ảnh hưởng chất lượng các bản sao. Và cũng nên nhớ rằng nếu bạn cắt và dán một tấm ảnh từ giấy bóng, loáng (ví dụ như trang bìa các tạp chí) thì chất lượng các bản sao sẽ rất tệ do bề mặt chúng phản chiếu ánh sáng khi máy photocopy lướt qua. Kết quả là bạn sẽ có cả một vùng trắng xóa hoặc trắng mờ trên các bản sao thay vì tấm ảnh mà bạn mong muốn.

Nếu bạn cắt và dán rất nhiều, bạn có thể scan chúng vào máy tính để có một bản sao gốc không có các đường viền và chỗ phồng lên do keo dán.

Hình ảnh

[sửa]

Hiếm khi hình ảnh cho kết quả photocopy đẹp. Bạn nên chọn ảnh nào có độ tương phản cao (tức các phần trên tấm ảnh có độ đậm nhạt khác biệt lớn: ví dụ màu trắng và đen có độ đậm nhạt khác biệt lớn nhất, trong khi màu vàng và màu xanh chuối có độ đậm nhạt khác nhau ít). Chọn tấm ảnh có ít chi tiết (ví dụ một khuôn mặt thay vì một đám đông) và không quá tối. Nếu có thể, bạn nên scan vào máy tính tấm ảnh bạn chọn và chỉnh lại độ sáng - brightness và tăng độ tương phản - contrast, rồi in nó ra, dán vào zine.

Khâu, may thủ công

[sửa]

Thay vì dán, bạn có thể đan, thêu, khâu, may một phần hoặc toàn bộ zine của mình. Các zine làm bằng cách này vẫn photocopy được (dù vậy nội dung vẫn phải có độ tương phản tốt). Zine của bạn sẽ rất đẹp nếu bạn biết cách khâu từng mũi viền lên các ảnh, hoăc đính thêm vài vật nhỏ xinh xinh bạn thêu, nhưng tất nhiên bạn phải có kiên nhẫn...

=Ghép các trang lại với nhau: đóng gáy, khâu gáy, gấp .v.v...

Một vài cách gấp trang zine

[sửa]

Dưới đây là một vài cách gấp trang phổ biến. Chúng ta bắt đầu bằng việc xem một tờ giấy được gấp như thế nào để tạo ra nhiều trang nhỏ, nhưng thường thì người ta cần nhiều trang hơn thế nữa nên phần sau sẽ hướng dẫn bạn cách ghép các trang rời lại với nhau.

Folio (gấp làm hai)

[sửa]

Như tên gọi, bạn chỉ việc gấp tờ giấy làm hai. Bạn có thể dùng tính năng chia cột (column) của chương trình soạn thảo để phân chia nội dung vào 2 phần của trang giấy, hoặc tự kẻ một đường ở chính giữa rồi viết nội dung lên từng nửa tờ.

Hình vẽ bên trái thể hiện thứ tự cho một zine 4 trang. Nếu muốn có nhiều trang hơn, bạn phải ghép nhiều tờ lại với nhau. (front nghĩa là mặt trước, back nghĩa là mặt sau)

Lưu ý rằng thứ tự các trang có thể không giống như những gì bạn nghĩ, nhất là nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc này. Các trang sẽ không ngoan ngoãn chịu đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4 và cứ tiếp tục như thế. Hình vẽ bên phải đánh số trang cho một quyển zine gồm 4 tờ ghép lại với nhau (để tạo ra một zine 16 trang)

Quarto (gấp làm bốn)

[sửa]

Cách gấp này làm cho một vài trang bị ngược so với các trang khác, hơi khó để trình bày trong phần mềm soạn thảo. Nhưng bạn cũng có thể cắt và dán...

Sau khi gấp lại, cắt 2 theo đường chấm chấm (nhớ chừa khoảng chính giữa, đừng cắt đứt).

Gấp làm sáu

[sửa]

Cách gấp này (với khổ giấy chuẩn như A4,...) cho bạn một zine hình vuông khá đẹp

Đầu tiên gấp tờ giấy làm ba theo hình chữ Z (tức gấp làm ba theo kiểu zigzag, mỗi cạnh của chữ Z ứng với một trang được gấp), sau đó gấp đôi lại. Lấy kéo cắt rời các trang ra theo đường chấm chấm (nhớ đừng cắt đứt).

Cắt các trang

[sửa]

Nếu bạn dự định làm rất nhiều bản zine, việc cắt, tỉa các trang sẽ rất mệt và làm chậm tiến độ. Bạn nên tìm một máy xén giấy, có thể mua tại nhiều tiệm văn phòng phẩm lớn hoặc các trang trên mạng.

Ghép nhiều tờ lại với nhau

[sửa]

Nếu zine của bạn chỉ gồm một tờ giấy (được gấp thành hai, ba hay sáu như trên), bạn không cần phải 'ghép' chúng lại. Nhưng nếu bạn cần nhiều trang hơn, những hướng dẫn sau sẽ giúp bạn làm điều đó.

Không làm gì cả

[sửa]

Tôi đã từng thấy rất nhiều zine không đính các tờ lại với nhau. Chắc chắn cách này dễ thực hiện, ít tốn công sức hơn nhưng cũng có nguy cơ làm cho zine của bạn lỏng lẻo, dễ rơi rớt.. Tùy vào bạn, bạn sẽ quyết định có nên đóng các tờ lại với nhau hay không.

Bấm kim

[sửa]

Bấm kim là một dụng cụ đơn giản, dễ sử dụng và rẻ tiền. Nó có thể đóng khá đẹp một quyển zine nhỏ. Nhưng nếu zine của bạn gồm rất nhiều tờ (do đó nó dày lên), một cái bấm kim bình thường sẽ không đi hết các trang!

Bạn có thể tới các tiệm văn phòng phẩm lớn để mua một cái bấm 'tay dài', loại to hơn một chút. Nhiều trang trên mạng cũng bán sản phẩm này. Bạn cũng có thể hỏi mượn một cái ở thư viện hay trường đại học gần nhà (nhớ đem theo hộp kim bấm của bạn). Hoặc nếu bạn không có tiền, bạn có thể dùng cái bấm kim bình thường, mở nó ra, đặt nó nằm lên sàn, đặt quyển zine bạn lên, lấy một cái khăn (hoặc tấm vải dày) phủ lên rồi dập mạnh cái bấm kim xuống. Sau đó bạn lấy cái khăn ra, dùng thước hoặc một con dao cùn ép cái kim bấm xuống. Cách này chỉ có hiệu quả với zine không có nhiều trang lắm. Xin lưu ý rằng bạn đừng dùng dao quá bén. Dao bén sẽ có thể in dấu lên trang zine hoặc lên tay của bạn!

Nếu bạn dự định làm một quyển zine rất dày (khoảng 20 tờ trở lên), bạn nên mua một cái bấm kim cỡ lớn, có thể bấm được nhiều tờ, giá khoảng 150.000 đồng. Cố bấm quá nhiều trang bằng cái bấm kim bình thường có thể làm hư nó.

Một điểm thú vị về các tiệm photocopy là họ có thể bấm kim giúp bạn. Dĩ nhiên bạn phải trả nhiều tiền hơn...

Khâu, thêu, buộc gáy

[sửa]

Bạn cũng có thể đục lỗ (thường thì 3 hoặc 5 lỗ là đẹp) vào rìa trang giấy bằng một cây kim rồi dùng chỉ để buộc các trang lại. Ví dụ nếu bạn đục 3 lỗ, bạn có thể buộc các trang theo đường số 8. Cách buộc này rất đẹp.

Bạn nên thử tập buộc zine theo cách ở trên nếu bạn muốn tự mình xuất bản những gì nặng hơn một chút, ví dụ như quyển tiểu thuyết của bạn chẳng hạn! do nó là bước căn bản đầu tiên của việc đóng một quyển sách. Có ít nhất một nguồn tham khảo thêm về cách đóng một quyển sách tự làm ở phần Tham khảo thêm.

Dây

[sửa]

Bạn có thể dùng một cái bấm lỗ để tạo một hay hai lỗ xuyên qua các tờ giấy, rồi buộc lại bằng một sợi dây. Đừng buộc chặt quá nếu không sẽ không thể lật tốt các trang.

Các zine một tờ

[sửa]

Phần trên đã giới thiệu một số cách gấp zine chỉ gồm tờ giấy. Bạn có thể không cắt theo hướng dẫn mà để nguyên như vậy, dù lúc đó zine của bạn không giống một quyển sách lắm do bạn phải lật qua lật lại khi xem các trang. Nhưng tùy vào bạn. Biết đâu nó thích hợp với bạn.

Quyển zine huyền bí!

[sửa]

Đây là kiểu gấp zine tôi thích nhất, rất gọn gàng và rất đẹp! Tất cả 8 trang đều nằm trên một mặt giấy, thuận tiện cho việc photocopy. Bạn cũng có thể viết nội dung sang mặt bên kia để người đọc có thể xem khi họ lật trái quyển zine. Đây là các bước:

Thiết kế zine của bạn trên một mặt giấy, thứ tự các trang như hình bên, nội dung của trang nào cùng chiều với chiều số thứ tự trang đó:
Gấp đôi tạo nếp:
Gấp tiếp hai bên tờ giấy làm đôi, điều này sẽ chia chiều dài tờ giấy làm bốn:
Mở ra, gấp đôi theo chiều dài, cắt một đoạn như hình bên - bạn cần cắt cả hai lớp giấy, nhưng chỉ cắt đến điểm giao hai nếp giấy bạn mới gấp:
Mở ra. Zine của bạn bây giờ có một đường cắt ở chính giữa giống như hình bên:
Gấp theo chiều dọc:
Đẩy nhẹ hai đầu tờ giấy vào phía trong để đường cắt bị đẩy ra phía trước và phía sau (tạo thành dấu chữ thập). Gấp các trang lại sao cho trang nhất ở vị trí đầu tiên:
Hoàn tất! Bạn đã có một quyển zine nhỏ gọn với 8 trang (hoặc 16 trang nếu bạn cũng làm tương tự cho mặt bên kia) mà không cần phải dán keo hoặc đóng gáy:

In ra nhiều bản

[sửa]

Sao bằng tay

[sửa]

Tự mình sao bằng tay nhiều quyển zine có thể là một lựa chọn nếu bạn dự định chỉ làm rất ít bản. Măt khác, luôn nhớ rằng bạn luôn có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, như photocopy toàn bộ nội dung rồi tự thêu vài chi tiết trang trí bằng tay lên trang bìa .v.v...

Photocopy

[sửa]

Photocopy là lựa chọn phổ biến để sao ra nhiều bản. Một vài máy photocopy còn làm cả việc bấm kim (đóng gáy) cho bạn nữa!

Rất nhiều máy photocopy không photo hết phần rìa tờ giấy, và vài máy còn có một số 'quy tắc' khó chịu khi sao văn bản nhiều màu khác nhau. Do đó, bạn nên thử photo một số bản trước khi nhập '500' rồi nhấn 'Start' :) Bạn cũng nên làm quen sử dụng một máy photocopy nào đó. Biết các 'quy tắc' của nó có thể tiết kiệm cho bạn rất nhiều cơn đau đầu về sau.

In

[sửa]

Nếu có một máy tính và một máy in ở nhà thì bạn có thể tự in zine của mình ra, nhất là khi bạn chỉ dự định sao một vài bản. Nhưng nếu bạn muốn làm nhiều bản hơn, nó sẽ::

  1. Đắt. Mực in khá là mắc, và (nhất là khi trang của bạn có nhiều màu đen trên đó) bạn sẽ dùng hết bình mực nhanh hơn bạn tưởng tượng. Dù vậy, máy in th�� rẻ... Tôi đã từng đọc đâu đó nói rằng các hãng bán máy in chỉ có mục đích duy nhất là đi bán mực!
  1. Bực bội. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn dự định in hai mặt trong khi cái máy in không có tính năng này. Bạn sẽ phải ngồi bên cạnh cái máy của mình rất lâu, cố gắng bỏ các tờ giấy vào khay theo đúng chiều, thứ tự (mà thực sự bạn có thể sai trong chuyện này rất nhiều lần). Kết quả in cũng có thể bị ảnh hưởng khi bạn bỏ tờ giấy còn ẩm ướt (mực chưa khô) hoặc hơi nhăn một chút vào. Và còn cả chuyện in làm sao để cho nội dung luôn thẳng hàng với các lề trang giấy...

Dù vậy, nếu bạn dự định sử dụng máy in của mình, đây là một số lời khuyên:

  • Hãy chắc chắn rằng nội dung trang zine của bạn vừa khít tờ giấy. Phần lớn máy in không in hết rìa trang, điều đó có nghĩa là những gì bạn trang trí ở phần rìa sẽ bị mất, hoặc sẽ in ra nhỏ hơn bình thường. Bạn nên thử nghiệm in một số trang trước, chừa một đường viền trắng quanh tờ giấy để chắc chắn không có gì bị mất.
  • Làm một bản mẫu {{Phiên bản in}} ! Thử thiết kế nhiều trang với các đường viền khác nhau, in ra, chỉnh sửa rồi in ra lại cho đến khi nào bạn thấy được. Lưu bản mẫu này trong máy. Mỗi khi viết một trang zine, bạn bật bản mẫu này lên rồi trình bày trong giới hạn của đường viền đó. Cũng giống như các bản mẫu trong Wikbooks, bản mẫu trình bày của bạn sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức viết bài. Trang web này có hai bản mẫu ví dụ
  • Quy tắc: nếu trang zine của bạn không vừa với tờ giấy, thu nhỏ nó lại (trong Tùy chỉnh in - print preference hoặc trong trình soạn thảo v.v...) xuống khoảng 97%

Các công ty in ấn

[sửa]

Nếu mục đích bạn làm zine chỉ là để giải trí thì có lẽ bạn không cần đến một công ty in. Nhưng nếu không thì:

Nếu bạn dự định in rất nhiều bản (hơn vài tá) thì nhờ một công ty in có thể sẽ rẻ và dễ hơn bạn tự làm, và kết quả cũng thường đẹp hơn. Dĩ nhiên có vài điểm hạn chế, ví dụ một công ty in nhiều khả năng sẽ không muốn tô từng nét bút chì lên đường viền của 1/4 trang giấy... Nhưng bạn có thể dễ dàng nhờ họ in dùm phần nội dung còn mình thì làm một số công việc "hậu chế tác" như thêm vào vài cái lỗ, vài nút trang trí v.v...

Các công ty in ấn thường khác nhau rất nhiều, cho nên bạn nên hỏi nhiều nơi để biết các mức giá khác nhau. Các công ty này cũng khác nhau ở độ hữu dụng. Độ hữu dụng này khá quan trọng. Công ty đó nhìn có nhỏ và thân thiện? Một công ty nhỏ, thân thiện sẽ có nhiều khả năng dành thời gian nói chuyện với bạn để in zine của bạn sao cho đúng. Điểm cộng nếu trang web công ty có tên, hình ảnh và số điện thoại trực tiếp của nhân viên chăm sóc khách hàng.

Kiểm tra: họ có vui lòng in số lượng nhỏ không? "Số lượng nhỏ" nghĩa là 50, thay vì 50.000...

Bạn không nhất thiết phải chọn một công ty in gần nhà vì thường thì dịch vụ in bao gồm cả việc chuyên chở miễn phí qua đường bưu điện, hoặc với một khoản phí nhỏ.

Các thông tin cần nói với công ty in

[sửa]
  • Quyển zine hoàn tất sẽ trông như thế nào (ví dụ như giống một cuốn sách nhỏ 8 trang...)
  • Bao nhiêu bản bạn muốn in
  • Khối lượng giấy bạn muốn dùng (80 gam là loại giấy in thường, 120 gam là giấy in dày... hỏi họ nếu bạn không rõ)
  • Màu và độ sáng của tờ giấy (giấy màu trắng hay ngả vàng, có bóng không v.v...)
  • Mực in màu gì (trắng, trắng và đỏ hoặc đủ màu...)
  • Bạn muốn công ty chuyên chở sản phẩm in xong về nhà bạn hay bạn ra lấy và, bạn muốn in xong trong bao lâu
  • Cách bạn đưa ra bản gốc - điện tử (PDF, Word, jpg, trong CD, USB, email v.v...) hoặc trên giấy

Bán hoặc tặng cho người khác

[sửa]

Những người làm zine hầu hết không vì mục đích lợi nhuận, và nếu bạn nghĩ có thể kiếm sống bằng zine của mình thì nhiều khả năng bạn đã sai rồi. Nếu có chăng ai đó bán zine thì phần lớn những người này bán với một mức giá vừa đủ trang trải chi phí in ấn / phân phối để họ có thể tiếp tục ra những số sau. Rất nhiều zine nhỏ hơn (ví dụ như loại chỉ gồm 1 tờ giấy) được cho hoặc tặng. Rất nhiều zine được đổi để lấy những zine khác. Nghĩ việc làm zine chi là một thú vui hoặc một công tác cộng đồng thì đỡ phức tạp hơn nhiều. Nhưng tùy váo bạn, bạn sẽ quyết định làm gì. Thường thì sẽ không có một lợi nhuận lớn nào từ các zine.

Các tiệm băng đĩa / tiệm sách

[sửa]

Rất nhiều tiệm băng đĩa, tiệm sách độc lập (tức chỉ cò một trụ sở, không có chi nhánh nào) sẵn sàng trưng bày zine của bạn. Vài tiệm có các giá sách nhỏ cho chúng, và có hợp đồng bán-hoặc-trả-lại. Nhưng ngay cả khi họ không có, bạn luôn có thể hỏi ông chủ tiệm sách / băng đĩa dễ tính bạn quen nếu họ không phiền đặt chúng lên quầy hàng hoặc bất cứ chỗ nào trong tiệm.

Hợp đồng bán-hoặc-trả-lại là văn bản thỏa thuận: cửa hàng sẽ thu tiền bán zine giúp bạn, bạn có thể quay lại sau một tháng (hoặc một khoảng thời gian nào đó được ấn định trước) để lấy lại tiền (hi vọng có) và những quyển zine chưa bán. Một vài tiệm còn có khoảng thời gian giới hạn, ví dụ nếu bạn không quay lại lấy tiền và zine chưa bán của mình trong vòng 6 tháng thì họ có thể xem như bạn đã quên họ. Một vài tiệm thu một khoản nhỏ trên tiền bán zine, vài tiệm khác thì không.

Các distro

[sửa]

Những người thích zine và rất thích những thứ như photocopy thường đi tới điểm phân phối giúp zine người khác làm - những người này được gọi là các 'distro'. Ở nước ngoài có một vài distro lớn, lâu năm và hàng triệu distro tí hon gồm một người. Nếu họ thích zine của bạn, họ sẽ nhận phân phối giúp. Nếu bạn thấy distro nào bán những zine bạn thích, hoặc zine của bạn hợp với tiêu chí của họ, bạn chỉ cần hỏi...

Nhớ rằng các distro hoạt động vì đam mê và niềm vui với zine, cho nên việc nhờ họ phân phối giúp không giống như việc nhờ một nhà xuất bản in tiểu thuyết của mình. Bạn không cần phải đặc biệt trang trọng, hình thức. Tất cả những gì bạn cần là gởi zine của bạn hoặc/và có một buổi nói chuyện với họ.

Các hội chợ zine

[sửa]

Những người thích zine thường tụ họp lại thành một nhóm, và thường tổ chức những hội chợ hoặc hội thảo chuyên đề về zine. Bạn nên tìm xem trong thành phố có nhóm nào như vậy chưa. Nếu chưa, bạn có thể tự mình thành lập!

Vận chuyển zine

[sửa]

Nếu bạn muốn đem nhiều zine tới hội chợ hoặc tiệm băng đĩa, tiệm sách, bạn sẽ muốn giữ chúng được đẹp, không bị nhăn, rơi rớt. Do đó bạn nên có một cái cặp hoặc vali cứng. Một vật như thế với một cái quai hoặc tay cầm sẽ rất hữu dụng!

Một vài nguồn tham khảo thêm về cách làm zine

[sửa]


Thông tin trực tuyến

[sửa]

Sách, zine .v.v...

[sửa]
  • How to make books, một chương bởi "robnoxious" trong Making Stuff and Doing Things: A collection of DIY guides to doing just about everything, hiệu chỉnh Kyle Bravo và xuất bản Microcosm Publishing, 2006.
    • Cuốn sách trên có rất nhiều thông tin hữu ích hướng dẫn tự đóng gáy sách, nhiều hình minh họa cách gấp zine, đan các trang lại với nhau .v.v...
  • Đóng sách (Bookbinding), mô tả cách tự đóng sách.

Các tác giả

[sửa]

Tác giả bản gốc tiếng Anh (tựa đề Zine Making)

[sửa]

Dịch (có chỉnh sửa) bản tiếng Việt (tựa đề Tự làm một tạp chí)

[sửa]