Bước tới nội dung

Trần Văn Chương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trần Văn Chương
Chức vụ
Nhiệm kỳ11 tháng 8 năm 1954 – 22 tháng 8 năm 1963
Tổng thốngNgô Đình Diệm
Tiền nhiệmTrần Văn Khá
Kế nhiệmTrần Thiện Khiêm
Vị trí Việt Nam Cộng hòa
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Việt Nam Cộng hòa
Nhiệm kỳ – 1955

Quốc vụ khanh Quốc gia Việt Nam
Nhiệm kỳ6 tháng 7 năm 1954 – 24 tháng 9 năm 1954
80 ngày
Thủ tướngNgô Đình Diệm
Tiền nhiệmNguyễn Đệ

Bộ trưởng Ngoại giao Đế quốc Việt Nam
Nhiệm kỳ17 tháng 4 năm 1945 – 23 tháng 8 năm 1945
128 ngày
Thủ tướngTrần Trọng Kim
Luật sư Tòa Thượng thẩm Hà Nội
Thông tin cá nhân
Quốc tịchViệt Nam
 Hoa Kỳ
Sinh1898
Mất26 tháng 7 năm 1986
Washington, D.C., Hoa Kỳ
Nơi ởWashington, D.C., Hoa Kỳ
Nghề nghiệpLuật sư, chính khách
Dân tộcKinh
VợThân Thị Nam Trân (1910-1986)
ChaTrần Văn Thông
Họ hàngThân Trọng Huề (cha vợ)
Bùi Quang Chiêu (cậu)
Trần Văn Đỗ (em)
Ngô Đình Nhu (con rể)
Con cáiTrần Lệ Chi
Trần Lệ Xuân (1924–2011)
Trần Văn Khiêm
Học vấnTiến sĩ Luật
Chữ ký
Quê quánMiền Nam Việt Nam

Trần Văn Chương (18981986) là một luật sư Việt Nam, người từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thời kỳ Đế quốc Việt Nam, rồi Bộ trưởng Bộ Kinh tế[1] của Việt Nam Cộng hòa thời Đệ Nhất Cộng hòa trước khi được bổ nhiệm là đại sứ tại Mỹ. Ông là anh của Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ và là cha của Đệ Nhất Phu nhân thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam, Trần Lệ Xuân.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông quê ở Nam Kỳ, con của tổng đốc Nam Định Trần Văn Thông và là cháu gọi Bùi Quang Chiêu là cậu.[2] Ông từng sang Pháp học đỗ bằng luật sư (1922) rồi về hành nghề tại Bạc Liêu. Ông là người Việt đầu tiên đậu bằng tiến sĩ Luật của Pháp năm 1922.[3] Có một thời ông còn làm luật sư Tòa Thượng thẩm Hà Nội.

Theo Trịnh Văn Phú, khi Đảng Cộng sản Đông Dương phát động Phong trào đấu tranh Dân chủ, Trần Văn Chương từng nhận lời bào chữa cho nhóm làm báo Le Travail (tờ báo hoạt động công khai của Đảng Cộng sản Đông Dương).[4]

Sự nghiệp chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Văn Chương xuất hiện trên chính trường khi ông được bổ làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Đế quốc Việt Nam trong chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945. Năm 1955 ông được phái làm đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa. Ngày 22 tháng 8 năm 1963 ông từ chức đại sứ để phản đối chính sách nhiều người cho là ưu đãi đạo Thiên Chúa giáo La Mã của Tổng thống Ngô Đình Diệm.[5]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà Trần Văn Chương, nhũ danh Thân Thị Nam Trân (1910-1986) là cháu ngoại của vua Đồng Khánh, từng là quan sát viên thường trực tại Liên Hợp Quốc. Bà là con gái thượng thư Bộ Binh Thân Trọng Huề.[6]

Ông bà Trần Văn Chương có ba người con: Trần Lệ Chi, Trần Lệ Xuân và Trần Văn Khiêm.

  1. Trần Lệ Chi lấy luật sư Nguyễn Hữu Châu, từng là Bộ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Bộ trưởng Phủ Tổng thống (1956). Sau bà ly dị Nguyễn Hữu Châu và lấy Etienne Oggeri sang sống ở Hoa Kỳ. Oggeri là tác giả cuốn sách săn bắn I Killed for a Living.[7]
  2. Trần Lệ Xuân lấy Ngô Đình Nhu, cố vấn của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
  3. Trần Văn Khiêm, trước có vợ người Đức[8]

Bị sát hại

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai ông bà Trần Văn Chương bị giết chết trong căn nhà của họ tại Hoa Kỳ ngày 26 tháng 7 năm 1986.[5] Trần Văn Khiêm, bị cảnh sát Mỹ bắt giữ và buộc tội ông là thủ phạm. Nhưng sau đó toà án Mỹ tha ông Khiêm với lý do bị bệnh tâm thầntrục xuất Khiêm sang Pháp.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Duncanson, Dennis J., Government and Revolution in Vietnam, New York: Oxford University Press, 1968, tr. 204-271.
  2. ^ Trần Gia Phụng Giải oan lập một đàn tràng. "Trường hợp Phạm Quỳnh". Silver Spring, MD: Tâm Nguyện, 2001. Trang 340-1.
  3. ^ Demery, Monique Brinson. Finding the Dragon Lady. New York: Public Affairs, 2013. Tr 17-27
  4. ^ Những điều tôi biết về báo Le Travail
  5. ^ a b Cái chết của ông bà Trần Văn Chương trên New York Times
  6. ^ Trần Gia Phụng. Trang 340-1.
  7. ^ Thông báo phân ưu của E Oggeri
  8. ^ Demery. Tr 96