Bàn thắng (bóng đá)
Trong bóng đá, bàn thắng là phương thức ghi điểm khi một đội tấn công phải đưa bóng vào lưới để ghi bàn. Bàn thắng được công nhận khi trái bóng vượt qua hết vạch vôi khung thành và không có phần nào của trái bóng còn ở trên vạch vôi, giữa hai cột dọc và bên dưới xà ngang, mà trước đó không có lỗi vi phạm luật nào từ phía đội ghi bàn, thủ môn không thể bắt được bóng.[1]
Đội thắng trận
[sửa | sửa mã nguồn]Đội bóng ghi được nhiều bàn thắng hơn là đội thắng trận. Trường hợp hai đội ghi được số bàn thắng bằng nhau hay không có bàn thắng nào được ghi: Nếu ở trong vòng đấu bảng, thì trận đấu sẽ được xử hòa. Trong những trận đấu loại trực tiếp, bắt buộc phải có đội thắng, đội thua, nên sẽ có thêm hai hiệp phụ, nếu hai đội tiếp tục ghi được số bàn thắng bằng nhau hay không có bàn thắng nào được ghi, sẽ có một loạt luân lưu để xác định thắng thua.
Luật khi đá loại trực tiếp
[sửa | sửa mã nguồn]Trong các vòng đấu loại trực tiếp yêu cầu phân định thắng thua cho một trận đấu hay cho một cặp đấu có kết quả hòa sau hai trận lượt đi và lượt về, ch�� những cách sau được cho phép sử dụng để phân định thắng thua:
- Luật bàn thắng sân khách
- Các hiệp phụ.
- Bàn thắng vàng (đã hủy bỏ)
- Bàn thắng bạc (đã hủy bỏ)
- Các quả đá luân lưu từ chấm phạt đền.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Laws of the game (Law 10)”. Federation Internationale de Futbol Associacion (FIFA). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2008.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Toàn văn Luật bóng đá Việt Nam Lưu trữ 2007-03-13 tại Wayback Machine
- Luật bóng đá (FIFA) Lưu trữ 2006-10-17 tại Wayback Machine
- Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
- Văn bản pháp quy về bóng đá tại Việt Nam[liên kết hỏng]
- Văn bản sửa đổi, bổ sung luật thi đấu bóng đá năm 2005 Lưu trữ 2007-03-17 tại Wayback Machine
- Văn bản sửa đổi, bổ sung luật thi đấu bóng đá năm 2006 Lưu trữ 2007-03-17 tại Wayback Machine
- Quy định về kỷ luật của FIFA (FDC) Lưu trữ 2007-03-16 tại Wayback Machine
- Luật bóng đá quốc tế (FIFA) Lưu trữ 2019-11-13 tại Wayback Machine