Cục Tác chiến, Quân đội nhân dân Việt Nam

Cục Tác chiến[1][2][3] trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là cơ quan đầu ngành tham mưu giúp Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam về công tác huấn luyện, tác chiến, chiến dịch, chiến thuật trong toàn quân.

Cục Tác chiến
Hoạt động7/9/1945 (79 năm, 131 ngày)
Quốc gia Việt Nam
Phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam
Phân loạiCục chuyên ngành (Nhóm 3)
Chức năngLà cơ quan quản lý tác chiến đầu ngành
Quy mô500 người [cần dẫn nguồn]
Bộ phận củaBộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam
Bộ chỉ huyHà Nội
Các tư lệnh
Cục trưởng

Lịch sử hình thành

sửa

Ngày 7 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Bộ Tham mưu (tiền thân của Bộ Tổng Tham mưu), giao nhiệm vụ thành lập cơ quan tham mưu quân đội cho Hoàng Văn Thái tại dinh Chủ tịch (Bắc Bộ Phủ, số 10 phố Ngô Quyền), có Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cùng tham dự. Hồ Chí Minh chỉ định Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng và chỉ thị lập "Bộ Tham mưu để giúp Trung ương Đảng và Chính phủ lãnh đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang. Bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám". Hồ Chí Minh còn căn dặn: "Chưa hiểu biết về công tác tham mưu... phải cố gắng vừa làm vừa học, có quyết tâm thì khó mấy cũng làm được...".[3]

"Việc thành lập Bộ Tham mưu là việc lớn thứ ba mà Bác Hồ tiến hành ngay trong những ngày đầu cách mạng tháng Tám năm 19451"(Lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu trong lễ kỷ niệm 59 năm thành lập Bộ Tổng Tham mưu, 4.9.2004 [cần dẫn nguồn]). Ngày 7 tháng 9 sau khi nhận nhiệm vụ, Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái vừa lo việc tổ chức vừa làm công tác tham mưu tác chiến. Ngay chiều 7 tháng 9, đồng chí triệu tập họp gồm bảy cán bộ (Hoàng Đạo Thúy, Hoàng Minh Đạo, Mai Hữu Thao, Nguyễn Văn Trang, Vũ Văn Thềm, Nghiêm Xuân Hoà, Đỗ Văn Sáng) được Đoàn thể giới thiệu đến, tại một phòng nhỏ ở Phủ Thống sứ (trụ sở Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, phố Ngô Quyền hiện nay) để bàn những việc trước mắt cần làm ngay. Sau đó, Bộ Tham mưu chuyển về nhà số 16 đường Ri Quier (tức 18 phố Nguyễn Du). Như vậy: Phòng Tác chiến là một bộ phận của Bộ Tổng Tham mưu được thành lập đầu tiên cùng với ngày thành lập Bộ Tổng Tham mưu.[3]

Đầu tháng 3-1946 sau một cuộc họp bàn kiện toàn tổ chức, Bộ Tham mưu được đổi tên thành Bộ Tổng Tham mưu. Quân số Bộ Tổng Tham mưu lúc này đã có khoảng một trăm người (không kể đơn vị vệ binh do đồng chí Thái Dũng chỉ huy). Các phòng được gọi bằng số. Phòng 1 (Nhân sự), Phòng 2 (Tình báo), Phòng 3 (Tác chiến), Phòng 4 (Quân nhu), Phòng 5 (Thông tin)...;

Tháng 3 năm 1946, Bộ Tham mưu đổi tên thành Bộ Tổng Tham mưu.[3]

Ngày 11 tháng 7 năm 1950, Phòng Tác chiến nâng cấp thành Cục Tác chiến trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu[3]

Lãnh đạo hiện nay

sửa

Cục trưởng

sửa

Phó Cục trưởng

sửa

Tổ chức

sửa
  • Phòng Kế hoạch
  • Phòng Chiến trường tổng hợp
  • Phòng Quân chủng
  • Phòng Quy hoạch
  • Phòng Khoa học quân sự
  • Phòng Tự động hóa chỉ huy
  • Phòng Huấn luyện chiến dịch - Nghiên cứu khoa học quân sự
  • Phòng Chính trị
  • Ban Tài chính
  • Ban Hành chính
  • Trung tâm Nghiên cứu huấn luyện chiến dịch T83

Hệ thống cơ quan tác chiến trong Quân đội nhân dân Việt Nam

sửa
  • Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng Tham mưu
  • Phòng Tác chiến thuộc các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục và tương đương.
  • Ban Tác chiến thuộc các Sư đoàn, Lữ đoàn, Vùng Cảnh sát biển, Bộ CHQS tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Bộ CHBP tỉnh, thành phố trực thuộc TW và tương đương.
  • Trợ lý, Nhân viên Tác chiến thuộc các Trung đoàn, Ban chỉ huy quân sự quận, huyện, thị xã và tương đương.

Khen thưởng

sửa
  • Năm 1992, được Chính phủ tặng cờ thưởng luân lưu.
  • Năm 1994, được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba
  • Năm 1999, được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba
  • Năm 1999, được Nhà nước Lào tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất
  • Năm 2000, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Cục trưởng qua các thời kỳ

sửa

Phó Cục trưởng qua các thời kỳ

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam: Kiểm tra kết quả thực hiện Chỉ thị số 13 tại Bộ chỉ huy BĐBP và Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh năm 2014”.
  2. ^ “Cục Tác chiến làm việc với Bộ Đội biên Phòng năm 2014”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2014.
  3. ^ a b c d e Lịch sử Cục Tác chiến (1945-2005) - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 2004 [cần số trang]
  4. ^ Sắc lệnh 123/SL bổ nhiệm cán bộ Bộ, Vụ, Cục Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Quốc gia Việt Nam
  5. ^ “Nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện thiết quân luật”.
  6. ^ “Vị tướng tham mưu nhà nghề bên cạnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Giadinh.net. ngày 30 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2017.
  7. ^ “Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu thăm và chúc mừng một số đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng nhân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 25 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2015.
  8. ^ “Ở cơ quan tác chiến chiến lược”.
  9. ^ “Thành lập Ban Giám khảo kỳ thi tuyển Thành viên HĐTV kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2015.
  10. ^ “Bộ Xây dựng: Gặp mặt các cựu quân nhân và thanh niên xung phong nhân dịp 22/12”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015.
  11. ^ “Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu: Kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Sư đoàn 9”.
  12. ^ “Bộ Tổng Tham mưu: Kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Bộ CHQS tỉnh Thái Bình”.