Jump to ratings and reviews
Rate this book

Trędowata #1

Con hủi

Rate this book
Con Hủi là tác phẩm tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Helena Mniszek, một câu chuyện tình thơ mộng và đắm say, trong sáng và mãnh liệt, tươi đẹp nhưng thảm thê của đôi thanh niên tài sắc, cưỡng chống lại những ràng buộc của đẳng cấp quí tộc để bảo vệ hạnh phúc mà họ đã chọn. Chàng - đại công tước Valđemar Mikhôrôvxki - là một thanh niên quí tộc thuộc dòng họ quyền quí nhất nước, nhiều thế hệ từng đảm nhiệm những cương vị cao sang. Chàng có học thức, giàu có, quảng giao, nhiệt thành, can trường, mới mẻ trong tư duy, cả quyết trong hành động, say sưa và nồng nhiệt trong tình yêu. Nàng - Xtefchia Ruđexka - chỉ là con gái một điền chủ nhỏ, thất vọng vì mối tình đã rời gia đình đến làm gia sư cho cô ruột của chàng. Cảm vì sắc, mến vì tài, lại mang trong tâm thức niềm khao khát của cuộc tình truyền kiếp bất hạnh từ đời trước (ông nội của chàng và bà ngoại của nàng từng yêu tha thiết nhưng không lấy được nhau), đôi trẻ đã vượt qua những hiểu lầm đầu tiên, cảm nhận được giá trị đích thực của nhau và đến với nhau. Trải qua bao đấu tranh gay go, với gia đình, xã hội và với chính mình để bảo vệ tình yêu, tình yêu của họ đã thắng: họ được làm lễ đính ước và chuẩn bị cho ngày cưới.

Nhưng giới quí tộc không cam chịu thất bại, chúng đã hèn hạ dùng những thủ đoạn thâm hiểm để phá vỡ hạnh phúc đôi trẻ. Xtefchia gục ngã trước ngón đòn đê hèn ấy vào đúng ngày hôn lễ được ấn định, trong tấm áo cưới trắng tinh như tâm hồn trinh bạch và cao quí của nàng. Nàng đã chết để cho tình yêu thắng, như nhân ái vĩnh viễn chiến thắng cái ác trên cõi đời này. Nhiều người coi Con Hủi là một thiên Romeo và Juliet mới, là bi kịch đối kháng giữa tình cảm chân chính với những định kiến xã hội hẹp hòi. Nhưng trên hết, Con Hủi là tác phẩm ca ngợi tình yêu - một tình yêu khó khăn và hoàn mỹ, một tình yêu đích thực và lý tưởng, có sức cuốn hút đến kỳ lạ, niềm khát vọng vĩnh viễn của con người.

Có phải vì thế mà mặc dù đã 90 năm trôi qua với bao biến đổi biển dâu về nhân tình thế thái, quan niệm xã hội và ngay chính bản thân tình yêu cũng đã đổi thay, nhưng Con Hủi vẫn có chỗ đứng trong trái tim người đọc, nhất là bạn đọc trẻ. Có phải vì thế mà mặc dù người đọc thời nay dễ dàng nhận ra những nét ngây thơ và lý tưởng hóa trong câu chuyện tình của đôi thanh niên thời đầu thế kỷ, Con Hủi vẫn đánh thức bao hoài vọng, bao khao khát cao quí, muốn được sống hết mình, được yêu hết mình, và khi cần - được hy sinh cho tình yêu ấy. Người đọc - đặc biệt là các thiếu nữ nói chung - hâm mộ tác phẩm đến mức cuồng nhiệt, nhiều thế hệ "phái đẹp" coi nó là một tác phẩm hay nhất, là sách gối đầu giường, là đỉnh cao của những niềm hy vọng và mơ ước...

650 pages, Hardcover

First published January 1, 1909

About the author

Helena Mniszkówna

32 books8 followers
Helena Mniszkówna, z domu Mniszek-Tchorznicka (właściwe nazwisko: primo voto Chyżyńska, secundo voto: Rawicz Radomyska), ps. literacki: Helena Mniszek (ur. 24 maja 1878 roku w majątku Kurczyce na Wołyniu, zm. 18 marca 1943 w Sabniach) – polska powieściopisarka. Była autorką romansów z życia wyższych sfer.

Ratings & Reviews

What do you think?
Rate this book

Friends & Following

Create a free account to discover what your friends think of this book!

Community Reviews

5 stars
287 (30%)
4 stars
322 (34%)
3 stars
221 (23%)
2 stars
73 (7%)
1 star
25 (2%)
Displaying 1 - 30 of 114 reviews
Profile Image for ksiazki.klaudii.
137 reviews
November 14, 2022
Serce mam złamane, ale nie zapomnę nigdy, ile emocji mi przy tej książce towarzyszyło. Zdecydowanie polecam, polecam i polecać będę zawsze. Trędowata jest historią, z którą warto się zapoznać.
Profile Image for Hải An.
19 reviews7 followers
Read
October 1, 2017
Lần đầu đọc Con hủi khi tôi hai mươi tuổi, tôi đọc ngầu nghiến trong vòng một tuần vì tôi chỉ mượn bạn được có 1 tuần, thường tranh thủ đọc sau giờ học nên có khi đọc tới 2-3 giờ sáng. Khi đọc đến những trang cuối của cuốn sách tôi bị cuốn hút vào câu chuyện như mình cũng đang sống trong cuộc tình đó vậy. Dù ngoài trời mưa bão, lá cây trút xuống tắc cống trên tầng 3 làm nước tràn vào nhà, chảy từ tầng 3 xuống tầng 1 , và ngồi lênh láng xung quanh là nước mà tôi không hề biết ( tôi ngồi trên ba cái chiều nhựa gấp lại nên nước không thấm qua). Cảm thấy đau đớn và xót xa cho một ty quá đỗi trong trẻo và sâu đậm, tưởng như không gì và không ai có thể tách rời họ, ấy vậy mà nó đã bị khuất phục bởi xã hội phong kiến, đã bị xã hội phong kiến bóp chết khi nó đang ở thời kỳ rực rỡ nhất của ty, của đời người con gái. Và tôi cứ thế khóc nức nở cho số phận của nhân vật nữ chính cùng tình yêu của họ.
Lần thứ 2 khi đọc Con hủi tâm trạng tôi không còn quá đau đớn cho số phận của ty của họ, chỉ nén một tiếng thở dài phẫn nộ... Suy cho cùng thì bởi Helena cũng như nhiều tác giả cùng thời đã không vượt qua được định kiến của xã hội phong kiến đó. Lúc đó xã hội PK nó còn bám rễ quá sâu, quá chặt trong lòng xã hội nên không thể tránh khỏi một kết cục đau thương mà tác giả không mong muốn.
422 reviews43 followers
September 22, 2024
#klubpolskiejksiążkiklasycznej - akcja Natalii z kanału kursywa
wrzesień 2024

Moja ponowna lektura tej książki. Najpierw włączyłam w interpretacji Wojciecha Masiaka - i tu ze stratą dla odbioru powieści a później wersję Katarzyny Zawadzkiej - i tutaj muszę przyznać że to jak to czyta to jest wartość dodana i bardzo sprzyja wrażeniom z lektury
Trędowata to romans, melodramatyczny, egzaltowanym językiem napisany z fabułą niczym w telenoweli latynoamerykańskiej. Polubiłam jednak tę historię, zaangażowałam się i ogromnie doceniam mimo że nie nazwałabym siebie fanką romansów. Polubiłam główną bohaterkę. Szanuję za wątek patriotyzmu, kosmopolityzmu
Profile Image for denudatio_pulpae.
1,447 reviews30 followers
September 2, 2023
Romans może i klasyczny, ale ten napuszony styl – na to trzeba mieć silne nerwy*!

Młodziutka panna z dobrego domu, Stefania Rudecka, splotem życiowych okoliczności, zostaje zmuszona do podjęcia pracy jako nauczycielka. Trafia do bogatego domu baronowej Elzonowskiej, gdzie ma zająć się edukacją jedynej córki baronowej, Luci. W spokojnym, cichym otoczeniu, Stefania miała dochodzić do siebie po zerwanych zaręczynach, jednak nie wszystko układało się po jej myśli. Spokój dziewczyny zakłócał bratanek baronowej, młody ordynat Waldemar Michorowski, który nie stracił żadnej okazji, by poróżnić się z nauczycielką.

Jak miałam lat piętnaście, to ta książka nie wydawała mi się aż tak pretensjonalna. Czytając ją teraz, momentami miałam wrażenie, że nie wytrzymam ani minuty dłużej tego kwiecistego stylu :) Historia Stefci i Waldemara podobna jest do setek innych, ale po romansach nie spodziewam się raczej niczego wyjątkowego. Plus za zakończenie, które mogło być kilogramem lukru, a nie było.

* Oto próbka:
I dreszcz szedł po wielkich konarach drzew w obawie nadchodzącej zimy. Liście, kwiaty, i zioła przeróżne czuły, że kres idzie, żółkły im lica i więdły ciała. Uśmiechały się jeszcze do słońca, ale już przedśmiertnie, boleśnie, wspominając z żałosnym poszumem miniony, złoty maj. Tylko grzyby panoszyły się butnie, słyszeć nie chcąc o jakiejś tam zimie; zaledwo wyjrzały na świat Boży i były pełne pretensji”.

Akurat jest sezon na grzyby, idźcie zbierać koszyki pełne pretensji :D
6/10
Profile Image for Quang Nguyen Dinh.
156 reviews39 followers
July 17, 2017
Vừa thương, vừa giận cô gái. Cô quá yêu đuối, không dám đấu tranh cho hạnh phúc của mình. Nhưng dù sao cô cũng chỉ là một cô gái bình thường, và có lẽ là hình mẫu chuẩn cho những người con gái thời đại đó. Sự phân biệt giai tầng xã hội quả là khốc liệt. Dù không có địa vị quí tộc nhưng cô cũng là con gái gia đình giàu có, có uy tín trong xã hội, vậy mà đã bị cho là con hủi. Vậy những người ở giai tầng thấp hơn sẽ là gì? Phẩm giá con người lại được đánh giá qua phẩm này hàm nọ chứ không phải nhân cách, tài năng. Thật đau xót.
Profile Image for Đinh Mỹ hạnh.
33 reviews1 follower
January 2, 2015
I read it when I was in secondary school, grade 8 or 9 idk. But this was such a great book that I could not put it down. I re-read it 3 times or more although the ending was so sad :( I'm kind of people who move away from sad ending novel. But this novel I cant stand reading it. Recommended!
Profile Image for Zosia.
78 reviews
October 22, 2023
Nie mój gatunek, ALE KOCHAM TO😭😭😭😭
(może nawet 4.5)
Profile Image for NGUYEN Mai Chi.
Author 7 books313 followers
April 27, 2018
Mình vẫn còn nhớ mình đã mua Con hủi trong hoàn cảnh nào. Mình đi hiệu sách với bố và chú, cả hai người đều là giáo viên Toán. Dù vậy nhưng bố và chú đều là những người rất tình cảm. Mình khi đó mới học cấp 2, nhưng chú đã lấy cuốn Con hủi từ trên kệ sách trong tiệm xuống cho mình xem, và nói phải đọc cuốn này. Mình nghĩ nếu một người theo nghiệp Toán mà đã nói rằng bạn phải đọc một cuốn sách văn học nào đó, thì bạn nhất định phải đọc, cuốn sách không thể nào có thể dở được. Và Con Hủi không những không dở một chút nào, nó còn là một câu chuyện thực sự xúc động về tình yêu, sự trong sáng và khổ đau trong tình yêu. Bạn phải đọc nó nhé.
Profile Image for magdalena.
207 reviews43 followers
February 22, 2022
O tym jak zawiść i nienawiść ludzka potrafią zniszczyć człowieka. Przejmująca. Ma swoje wady, ale dajcie spokój - dla mnie piękna.
Profile Image for An Du.
75 reviews7 followers
September 20, 2018
Bình thường ghét mấy tác phẩm kinh điển vì vừa dài vừa chán, đọc xong trang này là quên xừ mất trang kia nói gì nhưng quyển này có cái gì đó khác hẳn và khá là lôi cuốn từ đầu đến cuối. Cách kể chuyện của bà này không sáo như mấy bác cùng thời mà hài hước và châm biếm, sau mấy nhát bất công và ức chế lắm lúc cũng thấy hả dạ chứ không tức điên đảo muốn xé sách quên đời. Định kiến giai cấp và cái rào cản nó đưa ra với đôi trẻ “chàng trên lưng ngựa nàng theo sau đuôi” đã nhan nhản khắp cái văn đàn thời ấy rồi nhưng đọc “Con hủi” thì thấy nó thấm hơn và cũng có cái nhìn mới mẻ hơn. Thì bởi vì cái thằng nhân vật chính Valdemar nó không nhu nhược, không bị đe dọa bởi mấy người cùng đẳng cấp lúc nào cũng ra rả những cái như gia huy, công tước, danh gia vọng tộc, môn đăng hậu đối… để đến với con bé Stephanee xinh đẹp, thông tuệ, lịch duyệt nhưng chỉ mỗi cái mũ công tước bá tước thì không có, mang tiếng là trèo cao. Hay nhất là đoạn nó đấu tranh với bà ngoại, ông nội, cô ruột, dì ruột để người yêu của nó có thể đường hoàng bước vào lâu đài của dòng họ Mikhorovsky trở thành đại công nương cao quý nhất nhì cả nước.
Kết thúc thì không có hậu lắm, đương nhiên, như mọi tác phẩm cùng thời. Nhưng cái mà nó để lại cho độc giả là tinh thần của những người trẻ tuổi dám đấu tranh cho tình yêu, cho hạnh phúc riêng tư chứ không phải khư khư bám lấy cái hào quang hư ảo của danh vọng để rồi chết đi vẫn không biết do đâu mình đau khổ.

Minus point: Lắm chỗ tả cảnh nhiều quá gây nhiễu độc giả, đọc nhừ cả mắt mà chưa thấy đứa nào lòi ra. Đoạn gần cuối thì chả thấy viết về Stephanee mấy, xong tự nhiên được mấy trang thì đã thấy viêm não xong lăn đùng ra chết rồi. Hơi hụt hụt.

Anw, cái tiểu thuyết này nó cũng đáng đọc và cũng đáng đồng tiền lắm các thím ợ.
Profile Image for Natalia Lekki.
574 reviews4 followers
April 5, 2022
Wow. Jakie to było dobre.
Język absolutnie fantastyczny. Bogaty, przepiękny ale też trudny. Opisy przyrody czasem mnie pokonywały i miałam poczucie że wyłączam się w połowie. Trochę trudności nastręczało mi też odróżnienie na początku postaci. Wszystkie arystokratki były tytułowane słowami "księżna" lub "hrabina", często bez użycia nazwisk i miałam problem połapać się o którą w tym momencie chodzi zwłaszcza że dużo ich było. Jeśli chodzi o Stefcię polubiłam ją od początku. A Waldemar... Momentami byłam nim zachwycona ale czasami szczególnie sam na sam ze Stefcią zachowywał się dość niestosownie i nie wiem czy ja to źle odbierałam czy on był zbyt władczy w tym zdecydowanie negatywnym znaczeniu tego słowa. Wszystko inne natomiast głęboko wryło się we mnie i będę bardzo długo tą historię pamiętać.
Czyta��am wydanie z Hachette które miało 572 strony. Ładna okładka nie ratuje wydania które ma mnóstwo literówek, przekręceń wyrazów (np zamiast "nie" to "nic") i czasem błędów ortograficznych (nie znany).
Profile Image for Mai Huong Nguyen.
4 reviews2 followers
April 7, 2016
Truyện này một lần nữa khẳng định sự khác biệt lớn lao giữa phạm trù được yêu thương và được hạnh phúc. Nàng xinh đẹp, tốt bụng, thánh thiện, tự trọng ... nên nàng được nhiều người yêu quý và chiếm được trái tim chàng. Nhưng nàng lại không biết đấu tranh, đúng ra là không quyết tâm đấu tranh để có được hạnh phúc, vậy nên nàng không được hưởng hạnh phúc. Nói cho đến cùng, quan trọng không phải là tình cảm lớn cỡ nào, mà là cái tình cảm ấy thôi thúc ta làm những gì và làm như thế nào. Nàng không thể lựa chọn việc xã hội đối xử như thế nào với nàng, nhưng nàng được quyền lựa chọn việc nàng sẽ đương đầu với định kiến xã hội ra sao. Và nàng đã lựa chọn việc "bị khuất phục".
Profile Image for Mẫn.
Author 12 books4 followers
April 6, 2015
Just another super-bad story. It's a waste-of-time.
Nữ chính xinh gái, nam chính đẹp trai, 2 người hoàn hảo với 1 tình yêu hoàn hảo, chỉ "khiếm khuyết" mỗi xuất thân cảu nữ chính!
Làm ơn đi, tôi thật tình không chịu nổi những nhân vật hoàn mỹ đến mức không-còn-là-người như vậy mà!
Nữ chính bị nói xấu, chửi bới thì khóc lóc; bị gửi thư nặc danh xúc phạm thì ngã lăn ra ngất xỉu, rồi chết vì viêm não. Hư cấu thì cũng vừa phải thôi chứ? Thế mà chết được chắc tôi chết 32857832745049 lần rồi quá.
Tóm lại là phí thời gian.
Profile Image for Hoa Vu Thanh.
19 reviews30 followers
August 28, 2018
[THĐP Review] Con hủi, Helena Mniszek – Tiếng răn ám ảnh dành cho những kẻ lên đường truy cầu hạnh phúc

“Những nẻo đường nào sẽ dệt thành mạng đường đời cho mình lần bước, những dây đàn nào sẽ rung ngân thanh âm về sự tồn tại của chính mình; điều gì sẽ dành cho mình đây – những ban mai trong lành e ấp hạnh phúc và hương thơm tháng năm hay những hoàng hôn u ám với vầng trăng ủ ê nhợt nhạt? Những ngày hạ nóng nung tranh đấu hay những cơn bão tuyết băng giá nghiệt ngã của số phận?”


Có lẽ những dòng văn chất chứa đầy nỗi suy tư kia cũng đủ để diễn đạt tinh thần lớn nhất của tác phẩm kinh điển Con hủi của nữ văn sĩ Ba Lan Helena Mniszek, đó là sự hoang mang của kiếp con người khi không thể biết trước được tương lai và cuộc chiến khốc liệt của họ trong việc giành lấy hạnh phúc của cuộc đời mình giữa muôn vàn những trái ngang khổ cực.

Tàn nhẫn – đó là tất cả những gì cuộc đời đã dành cho cặp trai tài gái sắc là đại công tử Waldermart Michorowski thuộc dòng dõi quyền quý nhất cả nước và con gái một điền chủ quý tộc nhỏ – nàng Stefcia Rudecka. Tàn nhẫn cũng chính là những gì tác giả dành cho người đọc trong việc dẫn họ vào những cơn bão lòng rung cảm dữ dội cùng với hai số phận trớ trêu trong sự chênh lệch đẳng cấp xã hội.

Nghe tên Con hủi ta có thể hình dung ra một kẻ nào đó xấu xí, bệnh hoạn với hình thù gớm ghiếc sẽ xuất hiện trong cuốn sách. Nhưng không, biệt hiệu này lại dành cho cô gái tài sắc vẹn toàn Stefcia Rudecka ấy. Chính sự khác biệt đẳng cấp của nàng đã khiến nàng trở thành một sinh vật bị ruồng rẫy, đay nghiến, dày xéo và khinh miệt đến tận cùng. Sự dung hòa, chấp nhận là thứ không thể xảy ra khi những độc tố kia đã ken dày thành trùng trùng lớp lớp bởi biết bao nhiêu thế hệ con người. Chỉ những cá nhân thực sự dũng cảm và can trường mới có thể vượt lên được những rào cản đau đớn ấy.

Những khó khăn trong tình yêu bởi sự thiếu môn đăng hộ đối trong truyện Con hủi được khắc họa một cách rất khắc nghiệt và dữ dội, đến mức dường như không thể tưởng tượng nổi rằng trên đời này lại tồn tại những sự hà khắc đến bạo tàn như vậy. Có thể, đây là một cách thể hiện nội dung của tác giả, tương tự như một vở bi kịch mang màu sắc thậm xưng và cường điệu.

“Nhưng cô ta là một phần tử không thích hợp trong giới chúng ta, cô ấy không phải dành cho chúng ta! Không nên gần gũi và thân mật với cô ta. Cô Rudecka, đối với chúng ta – là một con hủi!” – Barxki


Tiểu thuyết này đã làm dậy lên khát khao chinh phục những điều chân thiện mĩ bằng cách phá tung mọi xích xiềng định kiến, các quan niệm và phong tục cổ hủ của xã hội cũ. Sự đau đớn được thể hiện đậm đặc trong cuốn sách làm dấy lên trong tâm linh người đọc một thông điệp rằng nếu ta không dũng cảm vượt qua những điều trái ngang khắc nghiệt, ta cũng sẽ vĩnh viễn nằm lại trong nấm mồ bi thảm và hối tiếc cho tới hết cuộc đời. Con hủi đã đánh động sự thức tỉnh của người đọc bằng nỗi đau và cái chết. Tôi cho rằng đây là sự khôn ngoan và tinh tế của tác giả. Vì theo bản năng sinh tồn, con người luôn sợ hãi bản án tử thần và luôn tìm cách tránh xa những tác nhân dày xéo sự hiện diện của họ.

Tác giả kể câu chuyện về nghịch cảnh trong tình yêu lứa đôi nhưng khi nhìn rộng hơn ta có thể nhận ra nàng Stefcia Rudecka hoàn mĩ kia như một biểu tượng cho sự thật, chàng Waldermart oai hùng là hình ảnh cho khát khao của con người trong việc nhận ra và nắm giữ những sự thật ấy, còn toàn bộ giới quý tộc chống lại hạnh phúc của đôi thanh niên đại diện cho những sự yếu đuối, giả dối và u mê của con người trong cuộc hành trình hướng tới mặt trời chân lý. Câu chuyện này cũng tương tự như chuyện chàng hiệp sĩ mang thanh gươm trắng cưỡi ngựa lên đường băng qua những gai rào đen tối của mụ phù thủy để giải cứu nàng công chúa xinh đẹp đang ngủ mê trong tòa tháp lạnh lùng.

Nội dung cuốn sách được thể hiện giống một vở kịch hơn là một câu chuyện thực tế thường ngày bởi sự dày đặc những chi tiết miêu tả hoa mĩ đậm chất văn chương vừa mơ màng vừa rực lửa, không chỉ cảnh vật mà cả tâm lý con người – lúc hoang mang nghi ngờ, lúc đắm say hoan lạc, lúc đớn đau vật vã và lúc tuyệt vọng thê lương. Có thể nói, Con hủi là một sản phẩm nghệ thuật kiều diễm, được thể hiện rõ ràng trong việc miêu tả ngoại hình, tâm tư, xúc cảm con người và những đường nét của tự nhiên hết sức công phu và tỉ mỉ. Sự tận tâm ấy của tác giả khiến người đọc có được sự đồng cảm lớn lao với nhân vật và có khả năng hình dung bối cảnh câu chuyện đến từng đường nét như thể họ đang được sống ở trong chính thế giới ấy.

Tác phẩm này mang tới một sự kích động vì tò mò khi rất nhiều những dự cảm về nội dung được hé lộ tinh tế trong việc miêu tả thế giới xung quanh, giống như câu thơ của cụ Nguyễn Du: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.” Càng đọc kỹ cuốn sách, ta càng thấy được tài nghệ và sự uyên thâm của tác giả trong việc cân đối giữa thế giới bên ngoài và bên trong của con người. Điều này làm sống dậy khả năng linh cảm tương lai của bạn đọc, như thể có một tiếng nói khẽ khàng len lỏi vào trong tâm khảm nhắc ta rằng điều gì đó sẽ xảy ra ở những trang tiếp theo. Và thế là, ta liên tục ở trong trạng thái nôn nao bồn chồn vì không biết rằng những gì ta đang lắng nghe có thật sự đúng đắn. Phải chăng tác phẩm Con hủi là một sự trêu ngươi dành cho con mắt hữu hạn của loài người.

“Con người muốn sống cuộc đời vĩnh hằng trường sinh bất tử, nhưng thế giới lại dựa trên sự sinh và diệt. Đóa hoa nào cũng phải héo tàn biết phải làm sao! Miễn là khi sống hoa khiến cho một giây phút của cuộc đời ta được thêm phần tươi đẹp – song con người bây giờ lại không chịu thỏa mãn với điều đó, họ muốn phân tích, muốn lý giải ngay chính niềm hạnh phúc kia. Nhưng cũng như đóa hoa kia, nếu bị phân nhỏ ra thành muôn mảnh, sẽ chỉ là một búi rác mà thôi. Khi hiểu ra điều đó, thất vọng, họ muốn ghép lại hoa như cũ như cũ, nhưng kết quả thảm thương thay, và thường họ đành vứt hoa đi… Với mọi chuyện trên đời cũng thế.” – Cụ Maciej


Cảm giác của tôi khi đọc cuốn sách biến đổi từ sự lơ đễnh, mơ màng chuyển sang sự bồn chồn, náo nức, tiếp đến là sự căng thẳng, kích động đến nghẹt thở, để rồi cuối cùng, tất cả vỡ òa trong nước mắt thổn thức. Chưa từng có tác phẩm văn học nào khiến tôi khóc nhiều như vậy cho tới thời điểm hiện tại. Cho đến tận cùng, tôi mới hiểu ra, tất cả những gì tác giả đặt bút trước đó là để chuẩn bị cho khoảnh khắc bùng nổ sau cùng chấn động hơn tất thảy.

Quả thực, nếu nhìn cuốn sách này chỉ đơn thuần là tác phẩm tình yêu lãng mạn, thậm chí mang chất ngôn tình phảng phất thì quả là một điều đáng tiếc cho người đọc. Bên cạnh nội dung to lớn nhất về sự phá vỡ xích xiềng định kiến trong tư duy để vươn tới hạnh phúc chân thực, tác phẩm Con hủi còn đề cập đến những đề tài quan trọng khác về sức mạnh ngôn từ, sự bình đẳng giữa người nam và người nữ trong tình yêu, sự tiến hóa của con người qua các vòng lặp định mệnh và xu hướng tìm kiếm tâm linh khi họ ở trong sự bất lực trước cái chết.

Con hủi có thể trở thành một nỗi ám ảnh khôn nguôi về hậu quả có thể xảy ra cho một người khi họ rơi vào đoạn đường thử thách tương tự, đặc biệt trong tình yêu. Nó như một tiếng răn, một lời cảnh báo và cũng là lời động viên thuyết phục người đó vượt lên trên những yếu hèn và run rẩy của chính mình để chạm tay tới niềm hạnh phúc vẫn hằng khao khát. 9/10 là điểm tôi dành cho tác phẩm kinh điển này.

“Người ta không xét ngọc qua cái khung mà qua giá trị bản thân của viên ngọc. Trong một cái khung bằng vàng vẫn có thể đặt những viên ngọc giả.” – Waldermar


Tác giả: Vũ Thanh Hòa
Triết Học Đường Phố Official Review
Profile Image for Clarence.
124 reviews3 followers
September 13, 2024
Do książki zabierałem się z niejaką rezerwą, spowodowaną znajomością ekranizacji z 1976 (w której podobało mi się wszystko oprócz fabuły), a także wieloma opiniami dotyczącymi "kiczowatości" tego dzieła. Niestety dostałem dokładnie to, czego się obawiałem.
Książka jest w dużym stopniu nużąca. Fabuła zbudowana jest na bardzo prostym wątku, który został rozciągnięty do absolutnie niebotycznych rozmiarów. Niektóre postacie i wątki drugoplanowe są zupełnie (w mojej opinii) niepotrzebne i z korzyścią dla książki można było je usunąć. Pierwsza połowa powieści była dla mnie prawie nie do przejścia, potem było nieco lepiej ze względu na ukazanie fanatyzmu klasowego wśród arystokracji, które jest według mnie najciekawszym wątkiem.
Największą jednak bolączką pisarstwa Mniszówny jest jej patetyczny, melodramatyczny styl. Nie chcę być tutaj źle zrozumiany; nie jestem wrogiem poetyckiego i kwiecistego języka, wręcz przeciwnie, bardzo go lubię. Mam również słabość do opisów przyrody (Fakt, że moją ulubioną książką jest "Ania z Zielonego Wzgórza" mówi samo za siebie). Autorce jednak przydałaby się lekcja minimalizmu; niektóre jej porównania odfrunęły już zdecydowanie za daleko: "Delikatna łzawa powłoka rozbłysła jej w źrenicach. Zalśniły jak piórka jaskółek, gdy w locie dotknąwszy wody, wzlatują do słońca".
Na sam koniec chciałbym zaznaczyć, że mimo wszystko rozumiem fenomen "Trędowatej". Pomimo wszechobecnej przesady i kiczu ma ta pozycja pewien swój naiwny urok i za to daję dwie gwiazdki.
Profile Image for Pham Tung.
294 reviews58 followers
October 24, 2021
Một câu truyện tình khá đẹp vượt lên trên định kiến. Nhưng nội dung khá đơn giản và nhân vật chính mờ nhạt, không tạo được nhiều ấn tượng và thiện cảm.
July 22, 2024
wydanie empikowe ma masę rażących literówek
ksiazka jest miejscami stylistycznie i fabularnie niedbała, niektore rozdzialy mają dwie strony a niektore 20
but its cute
October 23, 2024
Trochę się dłużyło ale była to piękna historia, jest trochę różna od filmu z lat 70 ale to sprawia że jest ciekawsza. Pojawiają się też piękne opisy przyrody.
Profile Image for My Huyền.
101 reviews3 followers
December 16, 2017
Con hủi - tôi chưa hề thực sự hiểu ý nghĩa của tiêu đề cho đến khi đọc đến cuối. Mối tình của Xtefchia và Valđemar có lẽ là mối tình sầu thảm hơn cả mối tình của ông nội và bà ngoại nàng. Mối tình đẹp đẽ, đắm say giữa một vị Đại công tử với chức tước cao quý, gia tài bạc triệu và một cô gái quý tộc nhỏ bé. Hai người tưởng chừng như đã có kết quả, hạnh phúc tưởng chừng như đã đến tay thế nhưng những lề thói của xã hội, những con người mang nặng trong lòng tâm tưởng độc ác, xấu xa, họ đã nhẫn tâm chặt đứt đôi cánh của tình yêu, đẩy hai người đến vực thẳm mà tình yêu của họ chỉ làm người kia thêm tổn thương. Có người cho rằng Xtefchia đã quá yếu đuối nhưng tôi nghĩ không phải. Nàng chỉ quá yêu Valđemar mà thôi, nàng yêu đến mức mà trước cái viễn cảnh mà bọn người kia vẽ ra cho chàng và nàng nàng thấy bản thân vô dụng, để người mình yêu phải chịu dày vò. Không phải yêu chưa đủ sâu, không phải chưa đủ cố gắng, chỉ là không đúng bối phận mà thôi. Những lời mê sảng của nàng trong cơn đau đã khiến tôi gần như bật khóc, sự tàn nhẫn của xã hội, sự phân biệt của đẳng cấp đã khiến nàng, một cô gái trong trắng, ngây thơ như vậy lại trở thành một CON HỦI trong giới quý tộc. Thật đáng thương!
This entire review has been hidden because of spoilers.
Profile Image for Mi Nguyen.
150 reviews139 followers
August 5, 2021
2.5 sao. Một phiên bản dài dòng của Romeo và Juliet. Nói chung là thích nam chính nên cho 3 sao
Profile Image for Dominika.
535 reviews3 followers
September 30, 2021
3.5

Bardzo ładna i smutna historia, choć nie do końca w moim stylu. Może nieco zbyt melodramatyczna, ale ma w sobie kilka naprawdę mądrych myśli, zmuszających do zastanowienia.
162 reviews1 follower
July 7, 2024
Trędowata to piękna historia, napisana przepięknym językiem i oddająca tamtejsze realia. Dla mnie była trochę walką z zamkniętymi umysłami. Michorowski był postacią nieszablonową, wyróżniajacą się sposród tamtejszych.Oboje byli wręcz aż nazbyt dobrzy, wszystko szło tak idealnie. Ostatecznie bardzo wciągająca.
Profile Image for Nguyên Trang.
573 reviews644 followers
April 16, 2018
hồi cấp 3 có bạn khoe cuốn này siêu hay. Mình đọc rồi thấy chả hay, bảo chấm 4 điểm. bị bạn chửi mãi. Nói chung thấy nhạt nhẽo chả có gì. Đọc giải trí cũng k xong. Nói chung rảnh, cỡ cấp 2 thì đọc cũng đc
3 reviews2 followers
June 26, 2017
You know it kills you on the inside because of sadness but you can't stop reading. One of the books that are so beautifully tragic that you have to read before you die!
May 3, 2022
RECENZJA 1, 2 i 3 TOMU:

1 TOM:

Dzień dobry! W ten pochmurny, kwietniowy dzień przychodzę do Was z klasyką literatury pięknej.
Nazwisko Mniszkówna, raczej wszystkim nam się kojarzy. Któż, kiedy był dzieckiem nie oglądał filmu "Trędowata" z rodzicami, bądź dziadkami? Ja miałam tę przyjemność, niestety nie miałam nigdy przyjemności przeczytać książki. Ta sposobność pojawiła się dzięki wydawnictwu WasPos.

Stefania Rudecka po zerwaniu ze swoim ukochanym postanawia wyjechać do Słodkowic, aby zająć się nauczaniem młodej Luci Elzonowskiej. Poznaje ordynata Michorowskiego, z którym od początku toczą wojny między sobą, ale coś się zmienia... Czy panna Rudnicka poczuje do ordynata to samo uczucie, co on do niej?

Książka jest romansem przejmującym. Mimo, iż pamiętam, jakie ma ona zakończenie, to z zapartym tchem czytałam powieść. Recenzja odnosi się do pierwszego tomu, z trzech, które stworzyło wydawnictwo. Od jakiegoś czasu mocno lubuję się w książkach, które swoje wydarzenia osadzone mają w XVIII wieku oraz XIX.

Jak już wspomniałam wyżej, książka jest romansem bardzo przejmującym, ale również i dosyć trudnym do przebrnięcia. Od zobaczenia okładek na stronie wydawnictwa byłam jej ogromnie ciekawa i nie zawiodłam się (oczywiście, widomo... jest to dopiero pierwszy tom). Język, którym jest napisana powieść dodaje bardzo ciepłego i ciekawego klimatu. W tych czasach, już nikt takim słownictwem się nie posługuje, a styczność z nim uważam za bardzo pouczający czas. Co prawda, wiele nieznanych mi do tej pory słów musiałam sprawdzać na internecie, aby się z nimi zapoznać, kiedy to zrobiłam było już łatwiej.

Opisy wydarzeń, czy też budynków, wystrojów i strojów bohaterów opisane w sposób wykwintny, urzekający. Bohaterowie trochę lakoniczni, niemniej każdy przyciągnął moją uwagę. Styl pisarski, jak na ten czas byłby do poprawy, jednak jak na czas między XVIII, a XIX wiekiem jest bardzo charakterystyczny.

Historia jak piękna, tak niestety przewidywalna w większym bądź mniejszym stopniu, zależy jak dokładnie czytamy. :)

Czy polecam? Oczywiście, jest to klasyka literatury. Każdy, czy młody, czy starszy powinien sięgnąć po powieść i zapoznać się z bohaterami. Do herbatki i pysznych ciastek będzie idealna, szczególnie iż pogoda aktualnie nas nie rozpieszcza, a ja... uciekam czytać następny tom!

Wasza,
Wspaniałe Czytanie.

2 i 3 TOM:

Drugi tom "Trędowatej", to oczywiście kontynuacja pierwszego tomu, którego recenzja jest już na moim profilu. Zachęcam do zaglądnięcia. :)

Oj tak, nie ma co mówić. Drugi tom to prawdziwa mieszanka wybuchowa. Mam pełno emocji, które aż kipią z bohaterów. Nie dziwię się, że po tylu latach powieść została ponownie wydana, wciąga bez końca i mimo swojego starodawnego języka i czasami zawiłych dialogów, nie mogłam oderwać się od lektury. Akcja gna cały czas, bohaterowie są cudowniejsi niż w pierwszym tomie.

Autorka stworzyła coś niesamowitego, na tamte czasy coś bardzo oryginalnego. Nie mamy tu dobrego zakończenia, ale mamy powieść pełną pasji i emocji. Autorka ukazała nam, jak wiele okrutnych rzeczy potrafią zrobić ludzie chętni na pieniądze, jak bardzo potrafią wyniszczyć człowieka, tylko po to, aby dostać to czego chcą. W tym przypadku, zakończyło się to śmiercią młodej kobiety, której serce było wielkie, ale głowa nie była przygotowana na takie emocje.

Niestety smutne zakończenie i późniejsza rozpacz ordynata bardzo mnie zasmuciła. Liczyłam na piękne zakończenie, z pięknym weselem i późniejszym życiem zakochanych, jednak otrzymałam przykry koniec historii.

Obie książki, "Trędowata", jak i "Ordynat Michorowski", są napisane nie prostym, aczkolwiek zrozumiałym słownictwem. Akcją godną dzisiejszych, najlepszych książek. Tu stykamy się z historią, literaturą na najwyższym poziomie, lecz nie wszystkim się ona podoba, mi jednak przypadła do gustu.

Cała trylogia, to książki godne polecenia, z bohaterami charakternymi, którzy dążą do upragnionego celu (nie wszyscy do tego prawidłowego z dobrymi zamiarami).

Historia młodych ludzi chwyta za serce i bardzo dokładnie ukazuje, jak ludzie z wyższych sfer traktują osoby z niższym statusem społecznym. W tych czasach nie jest to tak namacalne, niemniej w XVIII/XIX w., takie zachowanie było normą wśród społeczeństwa szlacheckiego.

Czy polecam, te magiczną powieść? Oczywiście, wszystkie trzy tomy są warte uwagi. Emocje, historia i warsztat literacki zadowolą każdego pasjonata tamtych lat.

Wasza,
Wspaniałe Czytanie.
Profile Image for Hải Ly.
203 reviews10 followers
October 25, 2020
2020/10/25 12:47

Cách viết của Helena hạp với mình kinh khủng! Những khung cảnh đặc tả thiên nhiên xuyên suốt tác phẩm khiến người đọc dễ bị ngợp. Mình không ngần ngại đọc hết những đoạn miêu tả của bà vì cách bà viết thực sự mượt, gợi tả gợi cảm. Ví dụ, ngay đoạn tả bình minh mở đầu "Vùng sáng phương đông mỗi lúc thêm trải rộng mãi ra. Từ sắc hồng, nó ngả sang màu nhạt, mỗi lúc một sáng hơn, gần như trong suốt, thêu trên nền vải óng vàng." Chao, sao đẹp nhường thế!

Đoạn tả cô gái Schefcia "Cô thiếu nữ nghiêng những đài hoa trắng ngần vào môi và uống những giọt lệ ấy, miệng nở một nụ cười tinh nghịch […] Cô nhảy lên rung những chùm tử đinh hương lớn nhất để những giọt nước trong thơm ngát từ hoa rơi xuống mái tóc óng mượt của cô. Trong ánh lê minh, mái tóc màu sáng của cô loáng ướt như phủ trong sương bạc."

Rồi cả những đoạn Helena tả cảm xúc của những con người say đắm khi yêu: “Đôi mắt chàng ngả màu lam thẫm, những làn sóng xúc cảm như nối nhau tràn qua khuôn mặt chàng. […] Chàng đứng đó nghiêm trang trong cơn run rẩy khoái lạc đàn ông, với một tình cảm trước nay chàng chưa hề cảm nhận, nay đã nở bừng như một đóa hoa”, “Đắm đuối, bay bổng trong niềm hạnh phúc đến một xứ sở chưa từng biết, nàng nhắm nghiền mắt. Vây bọc quanh nàng là một không gian tràn ngập ánh sáng, điểm xuyết những vì sao vàng rực, đầy hương thơm và réo rắt những tiếng nhạc khẽ khàng, nhưng bay bổng.” Hay những đoạn tả sự bàng hoàng đau đớn “Những tiếng nức nở trầm đục chực trào ra khỏi lồng ngực, nhưng lại bị cổ họng thít chặt ngăn lại. Mãi sau, nàng mới khóc òa lên, tiếng khóc chất chứa nỗi đau không thể thốt lên lời làm rung chuyển thân hình nàng.”, đoạn kết lại bi kịch tại điền trang Xuodkovxe “Lâu đài chìm trong sự tĩnh mịch, câm lặng, bi thương, dường như niềm hạnh phúc cuối cùng đã chết.” (Nếu trích những đoạn yêu thích trong tác phẩm chắc có lẽ mình sẽ phải viết cả quyển ra mất!)

Giọng văn của Helena lúc say mê đắm đuối, lúc mỉa mai hóm hỉnh, lúc dữ dội rừng rực, lúc đau đớn tuyệt vọng, và dường như lúc nào cũng gắn liền với thiên nhiên. Phải chăng bởi vì thiên nhiên chính là tấm gương soi của nỗi lòng con người?

Như bao chuyện tình khác về thời ấy, nàng Schefcia xinh đẹp, duyên dáng, thông minh, dí dỏm và chàng đại công tử Waldermar hào hoa, phong nhã, can trường, đầy nhiệt huyết đã không có một cái kết đẹp. Vẫn là những thứ như giai tầng đẳng cấp đã chia cắt tình yêu của hai người. Có lẽ mọi người sẽ thấy phẫn nộ vì Schefcia quá yếu đuối, không chống cự được những lời đàm tiếu dơ bẩn, nhưng cô gái ấy cũng như bao người con người khác thôi. Schefcia đã vượt qua sự mặc cảm giai cấp, vượt qua nỗi ám ảnh từ bi kịch của bà ngoại, cố gắng hòa nhập với một thế giới xa hoa cao quý mà các vị trong thế giới ấy luôn đánh giá con người qua tên họ, để đứng cạnh chàng Waldermar, đại công tước, đại điền chủ. Đó đã là một sự dũng cảm của cô gái chỉ mang thân phận con nhà điền chủ. Nhưng cũng quả là đáng tiếc cô đã không vững lòng đến giây phút cuối cùng.

Và cách kết thúc không có hậu khiến mình ưng hơn là hai người sẽ sống hạnh phúc mãi mãi. Bởi như thế mới đúng với thực tế. Cái chết của nàng ngay trong ngày đáng lẽ là hôn lễ của hai người có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh đánh thức mọi người khỏi màn sương cổ tích.

Thực sự cuốn sách khiến mình mê mải đọc hơn hẳn cách viết cứng nhắc của JA. Cũng nên cảm ơn người dịch Đào Hữu Dũng vì đã dụng công trong từng câu chữ.
Profile Image for Han Le.
58 reviews19 followers
July 29, 2021
Có thể nhận xét của mình xuất phát từ những quan điểm quá hiện đại, xuất phát từ bối cảnh quá khác so với giai đoạn được miêu tả trong tác phẩm. Mình cũng không phải người luôn cầu kiếm kết thúc có hậu, nhưng sự thực là tác phẩm này đã quá thành công trong việc khiến người đọc (là cá nhân mình) tức điên lên vì nữ chính =)))) (thay vì căm giận xã hội/chế độ phân biệt đẳng cấp lỗi thời lúc bấy giờ!).
Kể cả Scarlett O'hara được mô tả xấu tính, ích kỷ như thế nào trong "Cuốn theo chiều gió" cũng không khiến người ta ghét cay ghét đắng bằng Xtefchia mỹ miều, duyên dáng trong câu chuyện này. Có lẽ cũng bởi 1 lí do thôi: cô này quá thiếu can đảm: không dám sống, không dám yêu, cũng chẳng dám đấu tranh.
Cứ bảo cô ấy là con gái và không quen với xã hội thượng lưu. Nhưng ngay cả ông nội, bà ngoại của Đại công tử cũng có thể vượt qua thách thức của đẳng cấp, vượt qua sự tự cao của chính mình để lựa chọn tình yêu dành cho người cháu cơ mà? Họ đã chấp nhận & chúc phúc cho đám cưới. Vậy mà 1 người trẻ, khoẻ, được mô tả là "hoàn hảo" như nữ chính thì lại quá yếu đuối, không có 1 hành động nhỏ nhoi nào chiến đấu vì tình yêu & vì người mình yêu. Không hiểu "tình yêu" đã chiến thắng như thế nào & cái cô Xtefchia xứng đáng ra sao với lời nhận xét của dịch giả về tác phẩm: "một câu chuyện tình thơ mộng và đắm say, trong sáng và mãnh liệt, tươi đẹp nhưng thảm thê của đôi thanh niên tài sắc, cưỡng chống lại những ràng buộc của đẳng cấp quý tộc để bảo vệ hạnh phúc mà họ đã chọn". Cô ấy rõ ràng đã không chủ động chọn và cũng chẳng 1 lần tìm cách bảo vệ hạnh phúc của mình!

Thôi nói về sự bức xúc với nữ chính, điểm sáng nhẹ nhàng của tác phẩm đối với mình có lẽ là những miêu tả của tác giả về thiên nhiên & tính cách con người: đẹp & tinh tế. Việc chọn mô tuýp tình cảm kiểu hoàng tử - lọ lem, rồi nam chính nữ chính ban đầu ghét nhau, sau đó đâm ra yêu nhau cũng đã làm mình háo hức lúc đầu. Tuy nhiên cách phát triển chuyện với mình thì càng về sau càng tạo cảm giác nghèo nàn, chán nản...
---
P/S: Cái bực mình khi đọc truyện cũng khiến mình có 1 quan sát thú vị về tâm lý. 2 chuyện gần đây mình thích thì chưa kịp viết review, còn đọc xong tác phẩm này ghét quá nên đã phải lao đi viết cảm nhận cho kịp xả nỗi lòng. Đúng là sự ghét bỏ & tiêu cực đôi lúc cũng tạo động lực nhất định và cao hơn cả niềm yêu thích. Hoho =)))
Profile Image for Ngoc.
207 reviews16 followers
July 6, 2024
Tác giả non tay quá…

Cốt truyện dễ đoán, hoàn toàn không có gì đặc sắc hay bất ngờ
Xây dựng các nhân vật cũng nhạt nhoà, k rõ ràng được tính cách từng người lắm, chỉ thấy chung chung bên cổ hủ - tốt bụng và bên trung lập, các nhân vật phụ k có điểm nhấn, gần như chẳng đóng góp được gì cho mạch truyện. Nhân vật nổi bật duy nhất là nam chính, nhưng tiếc thay, nữ chính k xứng đáng với anh này =))
Bút pháp miêu tả thì … nói chung là nhạt và dài, từ ngữ lặp đi lặp lại rất nhiều (có thể do bản dịch?) “tuyệt vời, ngọt ngào ngào ngọt, thần tiên, tiên thần, xinh đẹp đẹp tuyệt, …” cứ 2 câu thì sẽ có 3 câu cố rướn vận dụng phép so sánh nhưng hiệu quả gợi hình, gợi cảm lại quá kém. Mỗi lần đọc phải mấy cảnh miêu tả người hoặc cảnh mà dài 2-3 trang là mình lại ngán ngẩm…
Cái làm mình khó chịu và ức chế nhất là cái kết truyện lãng xẹt =)) tưởng nữ chính cao quý, thông thái và mạnh mẽ thế nào, ai ngờ cuối cùng nghe được vài câu nta bỉ bôi thế là phát điên phát bệnh chết??? Thôi cũng may là cô chết sớm, chứ nếu cô quyết tâm và trung thành với tình yêu, tôi tưởng cô phải mạnh mẽ và thấu suốt hơn kia. Nếu giờ k chết thì sau khi cưới, phải nghe nhìn thái độ của tầng lớp đại quý tộc với mình, cô cũng vẫn chết thôi.
Cái phần khó khăn nhất nam chính đã làm hết, gánh hết rồi, còn phần cô chỉ có ngồi nhà mà ướm váy cưới, ướm vàng bạc kim cương lên đầu rồi tin tưởng vào tình yêu 2 người, nhưng rồi cô cũng chả làm được. Cái kết làm mình cảm thấy cô gái này ngu ngốc, vô dụng, yếu đuối và lãng xẹt hết sức, từ đó suy ra luôn đại công tử cũng không thông minh lắm khi chọn cô này.
Thêm nữa là gia đình, đặc biệt là cặp phụ huynh “vô tri” của cô này =)) con rể dặn thế rồi nhưng ông bố vẫn “ơ tôi tưởng…”, có lẽ ta đã biết sự yếu hèn, thiếu quyết đoán của cô nàng được thừa hưởng từ ai.
Và cuối cùng, 1 điểm vô lý: anh đại công tử hay gạ đấu gươm đấu súng vì mấy lý do cãi cọ vớ vẩn hoặc tranh giành gái, mà bây giờ có đứa giết “người anh yêu tha thiết” mà k thấy anh có động thái trả thù???

Ôi viết xong review mình thấy mình thêm đánh giá thấp câu chuyện này, đang để 2 sao thôi phải cho xuống 1 sao mới xứng đáng.

Chân thành khuyên những ai đã đọc và yêu thích các tiểu thuyết kinh điển như Cuốn theo chiều gió, Chiến tranh và hòa bình, Kiêu hãnh và định kiến, … thì nên bỏ qua quyển này liền, nó tức cười và kém quá đỗi
This entire review has been hidden because of spoilers.
Displaying 1 - 30 of 114 reviews

Can't find what you're looking for?

Get help and learn more about the design.